Quản lý để nợ công là đòn bẩy cho phát triển kinh tế - xã hội

VOV.VN - Chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ, triển khai hiệu quả để nợ công tiếp tục là đòn bẩy cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực tăng trưởng bền vững.

Đây là một trong những quan điểm chủ đạo được nhấn mạnh tại Hội nghị phổ biến và triển khai Chiến lược nợ công đến năm 2030. Hội nghị được tổ chức trong 2 ngày: 20-21/06, tại Thanh Hóa, do Bộ Tài chính phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ tổ chức. Tham dự Hội nghị có đại diện các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Quốc hội, UBND và Sở Tài chính các địa phương, đại diện tổ chức quốc tế WB, IMF, các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại.

Đại diện Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính đã công bố Quyết định số 460 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Nợ công đến năm 2030. Đây là một trong chín chiến lược nhánh trong tổng thể Hệ thống Chiến lược ngành Tài chính, là cơ sở quan trọng tiếp tục cải cách công tác quản lý nợ công bền vững, hiệu quả, đảm bảo an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết: "Chiến lược nợ bám sát Nghị quyết 07 (NQ/TW) của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; tăng cường quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước, nợ công theo kế hoạch trung hạn; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay; đảm bảo khả năng trả nợ, chủ động cơ cấu lại danh mục nợ và tăng cường chuyển đổi số trong quản lý nợ công. Về mục tiêu, phấn đấu tới năm 2030, nợ công không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 25% tổng thu ngân sách Nhà nước".

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều thách thức, tác động sâu rộng tới việc phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong nước. Do đó, các cơ quan, tổ chức và các địa phương cần sớm nghiên cứu, quán triệt đầy đủ và đề ra kế hoạch, lộ trình chi tiết đối với từng mục tiêu. Đồng thời, cần phân công nhiệm vụ cụ thể tại từng cơ quan, tổ chức, địa phương, tổ chức thực hiện các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng vốn vay nợ công để triển khai Chiến lược nợ công đến năm 2030 một cách hiệu quả, thiết thực.

Để thực hiện tốt mục tiêu cải cách công tác quản lý nợ công, Chiến lược nợ công đến năm 2030 đã đề ra 6 định hướng lớn trong việc huy động và sử dụng vốn vay, có 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để triển khai Chiến lược. Trong đó, tập trung hoàn thiện thể chế chính sách và công cụ quản lý nợ; tổ chức thực hiện các công cụ, biện pháp quản lý nợ hiện đại; thực hiện huy động, quản lý và sử dụng nợ hiệu quả; phát triển thị trường tài chính, thị trường vốn trong nước; quản lý nghĩa vụ nợ dự phòng; tổ chức bộ máy, ứng dụng công nghệ thông tin; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và minh bạch hóa thông tin.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Có nên nới trần nợ công, thâm hụt ngân sách để “cứu” nền kinh tế?
Có nên nới trần nợ công, thâm hụt ngân sách để “cứu” nền kinh tế?

VOV.VN - Để tăng cường hiệu quả của các chính sách tài khóa và các gói hỗ trợ góp phần sớm phục hồi kinh tế, tạo động lực tăng trưởng mới trong dài hạn, nhiều chuyên gia cho rằng, cần chấp nhận nợ công tăng, thâm hụt ngân sách tăng, tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp trong tầm kiểm soát.

Có nên nới trần nợ công, thâm hụt ngân sách để “cứu” nền kinh tế?

Có nên nới trần nợ công, thâm hụt ngân sách để “cứu” nền kinh tế?

VOV.VN - Để tăng cường hiệu quả của các chính sách tài khóa và các gói hỗ trợ góp phần sớm phục hồi kinh tế, tạo động lực tăng trưởng mới trong dài hạn, nhiều chuyên gia cho rằng, cần chấp nhận nợ công tăng, thâm hụt ngân sách tăng, tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp trong tầm kiểm soát.

Không nới trần nợ công, tăng bội chi sẽ lỡ cơ hội phát triển?
Không nới trần nợ công, tăng bội chi sẽ lỡ cơ hội phát triển?

VOV.VN - Tinh thần chung của kịch bản phục hồi kinh tế là vừa đảm bảo tăng trưởng, tăng quy mô của nền kinh tế, vừa tăng thu ngân sách nhà nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội nhưng vẫn bảo đảm an toàn về nợ công và bội chi ngân sách.

Không nới trần nợ công, tăng bội chi sẽ lỡ cơ hội phát triển?

Không nới trần nợ công, tăng bội chi sẽ lỡ cơ hội phát triển?

VOV.VN - Tinh thần chung của kịch bản phục hồi kinh tế là vừa đảm bảo tăng trưởng, tăng quy mô của nền kinh tế, vừa tăng thu ngân sách nhà nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội nhưng vẫn bảo đảm an toàn về nợ công và bội chi ngân sách.

Điều chỉnh Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2021-2023
Điều chỉnh Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2021-2023

VOV.VN - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1869/QĐ-TTg ngày 5/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 856/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2021-2023 và Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2021.  

Điều chỉnh Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2021-2023

Điều chỉnh Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2021-2023

VOV.VN - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1869/QĐ-TTg ngày 5/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 856/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2021-2023 và Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2021.