Quảng Ninh phát huy lợi thế thương mại điện tử trong tiêu thụ sản phẩm OCOP

VOV.VN - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tiêu thụ sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gặp nhiều khó khăn. Để hạn chế thiệt hại cho người sản xuất, góp phần thực hiện "mục tiêu kép", các doanh nghiệp, HTX và người dân đã sử dụng các kênh phân phối sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.

Chị Nguyễn Thị Trang, chủ HTX Việt Hoàng cho biết, từ đầu năm đến nay, hầu hết các hội chợ xúc tiến thương mại tại Quảng Ninh đều bị hoãn, hủy do dịch bệnh nên chị đã đưa các sản phẩm OCOP của mình lên trang web riêng của HTX và một số sàn thương mại điện tử như Sendo, Voso, Tiki... Việc đưa sản phẩm, hàng hóa giới thiệu và bán trên các trang thương mại điện tử đã giúp HTX của chị chủ động hơn trong tìm kiếm và thu hút khách hàng.

"Chúng tôi đầu tư, củng cố về cả hình ảnh lẫn chất lượng sản phẩm. Sau khi chúng tôi đăng bán sản phẩm của mình lên các trang thương mại điện tử thì sản phẩm của được nhiều người quan tâm, mức tiêu thụ sản phẩm cũng khá là tốt", chị Nguyễn Thị Trang nói.

Hàng hóa OCOP Quảng Ninh với nhiều sản phẩm đặc thù, mang tính đại diện của địa phương như: miến dong Bình Liêu, gà Tiên Yên hay trà hoa vàng Ba Chẽ… luôn được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Trước đây, những sản phẩm này có sức bán rất tốt tại các kỳ hội chợ. Vậy nhưng để cạnh tranh với các sản phẩm tương tự khi quảng bá, bán hàng trên các trang thương mại điện tử, doanh nghiệp, HTX phải đầu tư thêm trang thiết bị để sản xuất, in ấn bao bì, hoàn thiện sản phẩm.

"Từ đầu năm đến nay, miến Dong của chúng tôi được đăng bán trên các sàn thương mại điện tử. Chúng tôi đang chuẩn bị đầu tư thêm các trang thiết bị máy móc, kỹ thuật hiện đại hơn nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng phục vụ tới tay người tiêu dùng", anh Trần A Chiu, Giám đốc HTX Nông lâm nghiệp và dịch vụ Húc Động, huyện Bình Liêu với đặc sản miến dong cho biết.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân thuận lợi khi quảng bá, giao dịch sản phẩm trên môi trường internet, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã củng cố các website giới thiệu, bán hơn 250 sản phẩm OCOP của khoảng 70 doanh nghiệp, HTX trên địa bàn.

Theo ông Hoàng Đức Khá, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Phát triển công thương, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh, các trang thương mại điện tử này thu hút bình quân 1,000 lượt truy cập mỗi ngày với hơn 300 đơn hàng mỗi tháng: “Cho đến nay, người tiêu dùng tin tưởng sử dụng sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng của Quảng Ninh trên sàn thương mại điện tử. Qua đó, đã giúp cho doanh nghiệp và các nhà sản xuất sản phẩm OCOP tiêu thụ nhiều sản phẩm,  mang lại doanh thu ổn định cho doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại các địa phương”.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, HTX vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh cũng phối hợp với Cục Thương mại và kinh tế số (Bộ Công Thương) và các sàn thương mại điện tử lớn như Tiki, Lazada, Shopee, Voso, Sendo… tháo gỡ vướng mắc và chuẩn hóa việc quảng bá, giao dịch sản phẩm OCOP địa phương trên các sàn thương mại điện tử.

"Đồng hành cùng doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp phát triển công nghệ và thúc đẩy phân phối sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử; khai thác tốt các chính sách hỗ trợ của Bộ Công Thương, của các sàn thương mại điện tử, các đơn vị vận chuyển cũng như: trung gian thanh toán... Từ đó, tiếp tục mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại, bao gồm cả môi trường trực tuyến", bà Nguyễn Hoài Thương, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh khẳng định.

Với xu thế thương mại toàn cầu trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, việc tăng cường giao dịch trên nền tảng thương mại điện tử đang là hướng đi tất yếu. Chính vì vậy, việc mở rộng quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh sẽ giúp tăng hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, HTX, đơn vị sản xuất và kết nối cung ứng chuỗi tiêu thụ sản phẩm bền vững./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gỡ khó cho logistics thương mại điện tử - đảm bảo lưu thông hàng hoá
Gỡ khó cho logistics thương mại điện tử - đảm bảo lưu thông hàng hoá

VOV.VN - Trước tình trạng số lượng đơn hàng tăng đột biến do dịch bệnh kéo dài và nhiều khu vực bị phong tỏa, cách ly trên cả nước, các sàn đang gặp nhiều khó khăn trong khâu giao hàng.

Gỡ khó cho logistics thương mại điện tử - đảm bảo lưu thông hàng hoá

Gỡ khó cho logistics thương mại điện tử - đảm bảo lưu thông hàng hoá

VOV.VN - Trước tình trạng số lượng đơn hàng tăng đột biến do dịch bệnh kéo dài và nhiều khu vực bị phong tỏa, cách ly trên cả nước, các sàn đang gặp nhiều khó khăn trong khâu giao hàng.

Các sàn thương mại điện tử nỗ lực phân phối hàng hóa trong giãn cách
Các sàn thương mại điện tử nỗ lực phân phối hàng hóa trong giãn cách

VOV.VN - Trong những ngày 19 tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội chống dịch, hàng trăm tấn hàng thiết yếu đã được cung cấp qua các sàn thương mại điện tử.

Các sàn thương mại điện tử nỗ lực phân phối hàng hóa trong giãn cách

Các sàn thương mại điện tử nỗ lực phân phối hàng hóa trong giãn cách

VOV.VN - Trong những ngày 19 tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội chống dịch, hàng trăm tấn hàng thiết yếu đã được cung cấp qua các sàn thương mại điện tử.

Tiếp tục đưa nông sản nổi tiếng lên sàn thương mại điện tử
Tiếp tục đưa nông sản nổi tiếng lên sàn thương mại điện tử

VOV.VN - Trong tuần lễ đầu tháng 7, các sản phẩm nông sản vào mùa của các tỉnh bao gồm Trà Vinh, Sơn La, Lào Cai, Ninh Thuận sẽ tổ chức mở bán và vận chuyển với mức giá ưu đãi.

Tiếp tục đưa nông sản nổi tiếng lên sàn thương mại điện tử

Tiếp tục đưa nông sản nổi tiếng lên sàn thương mại điện tử

VOV.VN - Trong tuần lễ đầu tháng 7, các sản phẩm nông sản vào mùa của các tỉnh bao gồm Trà Vinh, Sơn La, Lào Cai, Ninh Thuận sẽ tổ chức mở bán và vận chuyển với mức giá ưu đãi.