Quảng Ninh sở hữu nhiều cảng biển nhưng logistics vẫn manh mún

VOV.VN - Dịch vụ logistics tại Quảng Ninh đang hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào các hãng vận tải biển của nước ngoài.

Quảng Ninh là địa phương có hạ tầng phát triển với sân bay, cảng biển, đường cao tốc... nhưng dịch vụ logistics lại khá manh mún, nhỏ lẻ. Địa phương này cần làm gì để logistics trở thành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, từng bước đưa Quảng Ninh thành trung tâm logistics ở khu vực phía Bắc?

Dù có tới 14 cảng biển, 9 bến thuỷ nội địa, 16 điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu được đầu tư đồng bộ, hoạt động của các doanh nghiệp logistics tại Quảng Ninh lại đang hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào các hãng vận tải biển của nước ngoài. Không chủ động được nguồn hàng, phần lớn doanh nghiệp chỉ tập trung làm dịch vụ thương mại, gia công hàng hóa, cho thuê kho, bãi, vận chuyển các đơn hàng nhỏ lẻ và làm dịch vụ hải quan…

Ông Lê Văn Thuyết, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô tỉnh Quảng Ninh nhận định, toàn tỉnh vẫn chưa có doanh nghiệp nào đứng mũi chịu sào để phát triển xe container. Để phối hợp logistics cần kèm theo kho bãi nhưng hiện nay Quảng Ninh mới chỉ quy hoạch khu công nghiệp cảng biển chứ còn để hỗ trợ phụ trợ cho logistics để có kho bãi ngoại quan thì gần như chưa có. “Kể cả ở 4 thành phố lớn bản chất cũng không có một bãi container hay kho bãi nào đủ quy mô để chứa hàng ngoại quan bao gồm kho, hạ tầng, xuất nhập hay bảo quản”, ông Thuyết chỉ ra.

Quảng Ninh vẫn thiếu vắng các doanh nghiệp dịch vụ logistic.

Một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp không mặn mà đầu tư vào dịch vụ logistics là chưa có một cơ quan chỉ đạo, điều hành chung về logistics; việc kết nối các tuyến vận tải giữa các vùng, miền còn yếu; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao… Mặt khác, chi phí dành cho hoạt động logistics khá cao, dẫn đến dịch vụ của các doanh nghiệp kém hiệu quả. 

Lý giải về điều này, ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam cho rằng, có đến 50%- 60% chi phí logistics thuộc về vận tải, trong vận tải lại có vận tải đường bộ, đường biển, đường hàng không, vận tải đa phương thức.

“Chi phí cho các phương thức vận tải cũng đã quá cao nên tạo ra chi phí logistics cao theo. Đối với các chi phí thuộc về thông quan và kiểm tra chuyên ngành, hiện nay Chính phủ và các Bộ, ban ngành cũng đang hết sức cố gắng để làm sao có thể giảm được tuy nhiên cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp”, ông Hiệp phân tích.

Thực hiện Quyết định số 1012 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đến năm 2025 tỉnh Quảng Ninh sẽ hình thành 6 trung tâm logistics: Trung tâm logistics Cái Lân, Trung tâm logistics Vân Đồn, Trung tâm logistics Quảng Yên, Trung tâm logistics khu hợp tác kinh tế Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc), Trung tâm logistics Hải Hà và Trung tâm logistics Bình Liêu.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh cho biết, địa phương đang đẩy mạnh xây dựng hệ thống hải quan tự động, hệ thống một cửa quốc gia, một cửa ASEAN… nhằm nâng cao tính kết nối liên tỉnh, liền vùng và liên quốc gia.

Theo đó, Quảng Ninh vừa ban hành Nghị quyết chuyên đề của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế biển, cảng biển và dịch vụ cảng biển, cùng với đó là có nghị quyết về phát triển dịch vụ. Muốn thúc đẩy dịch vụ logistics buộc phải thúc đẩy liên kết vùng, buộc phải thúc đẩy liên kết trong chuỗi sản xuất để tăng giá trị và tận dụng tối đa lợi thế, tiềm năng khác biệt của địa phương để gia tăng giá trị trong chuỗi liên kết.

“Tỉnh Quảng Ninh đang triển khai dịch vụ logistics rất cụ thể, bắt đầu bằng hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, môi trường đầu tư kinh doanh và tạo điều kiện thông thoáng cải cách thủ tục hành chính, nhất là đối với các cảng biển quốc tế và cửa khẩu quốc tế để tạo điều kiện cho giao thương”, ông Ký nhấn mạnh.

Với những thuận lợi về cơ sở hạ tầng cùng những cơ chế chính sách đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh đang tích cực phát triển logistics thành ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, gắn với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước… từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, từng bước đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm logistics khu vực phía Bắc./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát triển logistic hỗ trợ đắc lực cho hoạt động xuất khẩu
Phát triển logistic hỗ trợ đắc lực cho hoạt động xuất khẩu

VOV.VN - VIPILEC 2019 là cơ hội để doanh nghiệp tham dự tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tiếp cận với sản phẩm công nghệ tân tiến hàng đầu của ngành logistic.

Phát triển logistic hỗ trợ đắc lực cho hoạt động xuất khẩu

Phát triển logistic hỗ trợ đắc lực cho hoạt động xuất khẩu

VOV.VN - VIPILEC 2019 là cơ hội để doanh nghiệp tham dự tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tiếp cận với sản phẩm công nghệ tân tiến hàng đầu của ngành logistic.

“Chi phí logistic cao ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế“
“Chi phí logistic cao ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế“

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Chi phí logistic cao đang là một trong những rào cản lớn ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam"

“Chi phí logistic cao ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế“

“Chi phí logistic cao ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế“

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Chi phí logistic cao đang là một trong những rào cản lớn ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam"

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh mẽ các chi phí logistic
Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh mẽ các chi phí logistic

VOV.VN - Thủ tướng nêu rõ cần phát triển dịch vụ logistic thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistic với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu.

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh mẽ các chi phí logistic

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh mẽ các chi phí logistic

VOV.VN - Thủ tướng nêu rõ cần phát triển dịch vụ logistic thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistic với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu.