Quảng Trị thúc đẩy hợp tác thương mại tại Đông Bắc Thái Lan

VOV.VN - Trong các ngày từ 18 - 20/9, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Quảng Trị, cùng chính quyền các tỉnh Khon Kaen và Ubon Ratchathani tổ chức Hội nghị giao thương giữa doanh nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam với doanh nghiệp Khon Kaen và Ubon Ratchathani.

Tại các buổi làm việc, ông Trần Phi Tường, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Quảng Trị, Trưởng đoàn giao thương Bắc Trung Bộ Việt Nam cho biết, đoàn Việt Nam tới Thái Lan lần này bao gồm nhiều doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, nông sản, thủy sản đa dạng.

Các doanh nghiệp Việt Nam tới hội nghị với mong muốn quảng bá sản phẩm; nghiên cứu thị trường; giao lưu hợp tác, xúc tiến ký kết biên bản ghi nhớ tiến tới ký hợp đồng hợp tác trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp tại tỉnh Khon Kaen.

Ông kêu gọi các doanh nghiệp Thái Lan quan tâm, chia sẻ thông tin về thị trường; tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng trong hệ thống siêu thị, bán lẻ của doanh nghiệp đồng thời trao đổi, kết nối tiêu thụ sản phẩm. Từ đó triển khai có hiệu quả biên bản ghi nhớ hợp tác, tiến tới ký hợp đồng cung ứng, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp hai bên.

Gửi lời chào mừng các doanh nghiệp Việt Nam tới tham dự chương trình giao thương, lãnh đạo chính quyền các tỉnh Khon Kaen và Ubon Ratchathani giới thiệu tới các doanh nghiệp Việt Nam đặc điểm địa lý, dân số, kinh tế xã hội của mỗi tỉnh.

Phó tỉnh trưởng Khon Kaen - Suthep Maneechote cho biết, là tỉnh có kinh tế quy mô đứng thứ hai ở khu vực Đông Bắc Thái Lan, tỉnh Khon Kaen có nhiều yếu tố thuận lợi cho các nhà đầu tư. Nằm trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây, Khon Kaen có hệ thống giao thông vận tải thuận lợi, có thể kết nối với hầu hết các tỉnh ở Đông Bắc Thái Lan bằng đường bộ, đường sắt và đường không và là trung tâm phân phối và logistic lớn nhất trong khu vực.

Khon Kaen còn là nơi tập trung nhiều cơ sở giáo dục và y tế chất lượng cao, có nhiều doanh nghiệp phân phối, thương mại quy mô hoạt động. Ngoài ra, các doanh nghiệp là động lực kinh tế lớn của Khon Kaen cũng thuộc những ngành nghề đáng quan tâm như năng lượng tái tạo, nhiên liệu sinh học và điện mặt trời.

Trong khi đó, tỉnh Ubon Ratchathani có lợi thế địa lý lớn là tỉnh lớn thứ hai trong khu vực và thứ 5 tại Thái Lan, có 8 cửa khẩu biên giới kết nối với Lào và Campuchia. Tỉnh Ubon Ratchathani còn có các tuyến vận tải có khả năng kết nối các nước Đông Dương với miền nam Trung Quốc. Bà Songluk Woraphai, Phó Tỉnh trưởng Ubon Ratchathani cho biết, tỉnh hiện đang có chiến lược tập trung thúc đẩy tiềm năng trong thương mại và đầu tư, thúc đẩy tiềm năng trong thương mại biên giới nhằm tăng khả năng cạnh tranh của tỉnh.

Bà Songluk cho rằng, hội nghị giao thương lần này là cơ hội tốt để chính quyền và các doanh nghiệp hai nước gắn kết và củng cố chặt chẽ hơn, thúc đẩy việc xúc tiến thương mại giữa hai nước và cùng hợp tác phát triển thương mại, đầu tư chung trong tương lai.

Phát biểu tại hội nghị, Tổng Lãnh sự Chu Đức Dũng nhấn mạnh, hàng hóa Việt Nam đang có nhiều tiềm năng thâm nhập thị trường Thái Lan bởi quốc gia này có một cộng đồng kiều bào đông đảo, trong đó có nhiều người sở hữu các siêu thị, cửa hàng phân phối và cung cấp hàng hóa. Đây là điều kiện thuận lợi để tiếp thị hình ảnh nông sản Việt với người Thái.

Tổng lãnh sự Việt Nam cũng đang làm việc với các tỉnh trưởng vùng Đông Bắc Thái Lan, đặc biệt các tỉnh có đông bà con kiều bào và các tỉnh vùng biên giới giáp Lào để thống nhất một số nội dung trọng tâm sẽ phối hợp triển khai trong thời gian tới, trong đó có việc thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch giữa các tỉnh Đông Bắc Thái Lan với ba tỉnh của Lào là Bolykhamxay, Khăm Muộn và Savannaket cùng các tỉnh miền Trung của Việt Nam. Đây là các tỉnh có vị trí địa lý gần gũi và giao thông thuận tiện, ẩm thực tương đồng, người dân thân thiện.

Ông Chu Đức Dũng cũng khẳng định, Tổng Lãnh sự quán sẵn sàng đồng hành, sát cánh cùng các doanh nghiệp Việt Nam và Thái Lan trong việc thúc đẩy các nội dung trên với tinh thần hài hòa lợi ích cho doanh nghiệp hai bên, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân hai nước, đem lại sự phát triển ổn định cho hai dân tộc Thái Lan và Việt Nam.

Trong chuyến công tác lần này, đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã ký kết được 14 biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp Thái Lan. Bên cạnh đó, đoàn còn có các buổi làm việc với các hội đoàn người Việt, các hoạt động kết nối doanh nghiệp, trưng bày sản phẩm, thăm và khảo sát một số siêu thị, nhà phân phối lớn tại các tỉnh Khon Kaen và Ubon Ratchathani.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại dự án nghìn tỷ ở Nghệ An đắp chiếu chờ di dân
Đại dự án nghìn tỷ ở Nghệ An đắp chiếu chờ di dân

VOV.VN - Sau hơn 10 năm khởi công, dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, nằm trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa với tổng mức đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng vẫn dang dở, chưa thể đưa vào vận hành do hết tiền, nhưng chưa giải phóng xong mặt bằng, tái định cư.

Đại dự án nghìn tỷ ở Nghệ An đắp chiếu chờ di dân

Đại dự án nghìn tỷ ở Nghệ An đắp chiếu chờ di dân

VOV.VN - Sau hơn 10 năm khởi công, dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, nằm trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa với tổng mức đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng vẫn dang dở, chưa thể đưa vào vận hành do hết tiền, nhưng chưa giải phóng xong mặt bằng, tái định cư.

Thị trường cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc miền núi còn quá nhỏ hẹp
Thị trường cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc miền núi còn quá nhỏ hẹp

VOV.VN - Phát triển thị trường cho sản phẩm hàng hóa của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa từ các cấp, các ngành, các địa phương cũng như các doanh nghiệp.

Thị trường cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc miền núi còn quá nhỏ hẹp

Thị trường cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc miền núi còn quá nhỏ hẹp

VOV.VN - Phát triển thị trường cho sản phẩm hàng hóa của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa từ các cấp, các ngành, các địa phương cũng như các doanh nghiệp.

Hoàn thiện thể chế hợp tác phát triển kinh tế số giữa Việt Nam-Lào-Campuchia
Hoàn thiện thể chế hợp tác phát triển kinh tế số giữa Việt Nam-Lào-Campuchia

VOV.VN - "Việt Nam-Lào-Campuchia cần hoàn thiện thể chế hợp tác phát triển kinh tế số" là ý kiến của đại biểu tại Hội thảo quốc tế với chủ đề “Hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam, Lào, Campuchia trong bối cảnh kinh tế số” khai mạc sáng 20/9, do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) tổ chức.

Hoàn thiện thể chế hợp tác phát triển kinh tế số giữa Việt Nam-Lào-Campuchia

Hoàn thiện thể chế hợp tác phát triển kinh tế số giữa Việt Nam-Lào-Campuchia

VOV.VN - "Việt Nam-Lào-Campuchia cần hoàn thiện thể chế hợp tác phát triển kinh tế số" là ý kiến của đại biểu tại Hội thảo quốc tế với chủ đề “Hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam, Lào, Campuchia trong bối cảnh kinh tế số” khai mạc sáng 20/9, do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) tổ chức.

Nông dân Tiền Giang thu hoạch lúa Hè thu chính vụ lãi cao
Nông dân Tiền Giang thu hoạch lúa Hè thu chính vụ lãi cao

VOV.VN - Hiện nay, bà con nông dân tỉnh Tiền Giang bước vào thu hoạch rộ vụ lúa Hè thu chính vụ. Vụ lúa này nông dân rất phấn khởi do giá lúa đạt kỉ lục, chi phí cũng ở mức trung bình, thu lãi cao.

Nông dân Tiền Giang thu hoạch lúa Hè thu chính vụ lãi cao

Nông dân Tiền Giang thu hoạch lúa Hè thu chính vụ lãi cao

VOV.VN - Hiện nay, bà con nông dân tỉnh Tiền Giang bước vào thu hoạch rộ vụ lúa Hè thu chính vụ. Vụ lúa này nông dân rất phấn khởi do giá lúa đạt kỉ lục, chi phí cũng ở mức trung bình, thu lãi cao.

Tháo gỡ khó khăn để thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp ở Khánh Hòa
Tháo gỡ khó khăn để thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp ở Khánh Hòa

VOV.VN - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc, thu hút các doanh nghiệp lấp đầy các cụm công nghiệp, tạo động lực phát triển công nghiệp.

Tháo gỡ khó khăn để thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp ở Khánh Hòa

Tháo gỡ khó khăn để thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp ở Khánh Hòa

VOV.VN - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc, thu hút các doanh nghiệp lấp đầy các cụm công nghiệp, tạo động lực phát triển công nghiệp.