Quốc tế đánh giá cao và cam kết tiếp tục tài trợ Việt Nam

VOV.VN -Những thành tựu của Việt Nam được cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đánh giá cao và cam kết tiếp tục đồng hành phát triển

20 năm qua, vốn ODA mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Cách đây 20 năm trước, khi cộng đồng tài trợ quốc tế chính thức nối lại viện trợ, Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo, kém phát triển, và hôm nay bằng nội lực của mình, cùng với việc sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ rất quan trọng của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã nỗ lực vươn lên chuyển đổi và phát triển thành công trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình.

Những thành tựu của Việt Nam được cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đánh giá cao và cam kết tiếp tục  đồng hành cùng Việt Nam trên con đường phát triển.

Bà Victoria Kwakwa- Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam: Việt Nam có những bước phát triển thực sự ấn tượng

Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam có những bước phát triển thực sự ấn tượng. Năm 1993 từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người là 100 USD và chỉ số phát triển xã hội rất thấp, ngày nay Việt Nam đã trở thành một nước thu nhập trung bình với thu nhập bình quân đầu người là 1.700 USD.


Những thành công của Việt Nam trước hết do sự lãnh đạo sánh suốt của chính phủ và tinh thần chăm chỉ của người dân và doanh nghiệp. Chúng tôi cảm thấy rất vinh dự được đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình này và đóng góp cho những thành tựu của đất nước các bạn. Làm việc với các bạn cho chúng tôi cơ hội để thử nghiệm những ý tưởng mới và để chứng tỏ rằng những trợ giúp phát triển là những công việc thực sự cần thiết.

Cho dù đạt được những thành công đáng kể, tiến trình phát triển của Việt Nam còn dài. Các đối tác phát triển sẽ tiếp tục là những nhân tố quan trọng trợ giúp Việt Nam trong tương lai trở thành một nước có thu nhâp trung bình và đạt được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp.

Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam: Những tiến bộ của Việt Nam đã được ghi nhận trên toàn cầu và khuyến khích nhiều nước

Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau trong một thời gian rất ngắn. Từ công cuộc tái thiết sau chiến tranh đến quá trình Đổi mới và cho đến nay khi đất nước đã là một đối tác có uy tín cao và đã hội nhập toàn cầu. Tôi tự hào rằng, LHQ đã luôn ở bên Chính phủ trong suốt quá trình này.



Những tiến bộ của Việt Nam đã được ghi nhận trên toàn cầu và khuyến khích nhiều nước. Trong năm 2012, Việt Nam được xếp hạng thứ 6 trên toàn cầu về những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ, xét cả trên phương diện tuyệt đối và tương đối. Có 3 mục tiêu đã đạt được ở cấp quốc gia trước thời hạn năm 2015.

Từ giữa những năm 2000, Việt Nam đã nổi lên như một quốc gia đi đầu tích cực trong cải cách LHQ, thúc đẩy các nguyên tắc quan trọng trong cải thiện quản lý ODA và hiệu quả viện trợ. Trong bối cảnh Tuyên bố Hà Nội về hiệu quả viện trợ, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên tình nguyện thí điểm thực hiện Sáng kiến Thống nhất hành động.

Ngay từ ban đầu, Thống nhất hành động ở Việt Nam đã do quốc gia làm chủ và điều hành, nhằm tăng cường hiệu suất và hiệu quả, tập trung hơn nhằm đưa ra các kết quả cụ thể ở cấp quốc gia.

Đầu năm 2012, LHQ đã ký một kế hoạch hợp tác 5 năm mới với Chính phủ Việt Nam nhằm hỗ trợ đáp ứng các nhu cầu của nước thu nhập trung bình theo cách thức thống nhất và hướng tới kết quả hơn. Chúng tôi tin rằng, Thống nhất hành động là một ví dụ tốt về cách thức sử dụng và thực hiện ODA tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu.

Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong 20 năm qua nhưng Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cần tiếp tục được hỗ trợ mạnh mẽ từ các đối tác phát triển quốc tế.

Vì Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, nên ODA sẽ giảm và cách cung cấp ODA cũng sẽ thay đổi. Do vậy, cần xem xét tới các nguồn lực tài chính khác cũng như xây dựng các mối quan hệ đối tác mới đồng thời phát triển năng lực trong lĩnh vực này.

Trong bối cảnh này, LHQ đã phối hợp cùng Phái đoàn Ủy ban Châu Âu hỗ trợ một nghiên cứu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện về tương lai của các nguồn tài chính ở Việt Nam bao gồm cả cải thiện cách quản lý tài chính công để sử dụng nguồn vốn hiện có hiệu quả hơn cũng như xem xét các nguồn vốn mới bao gồm cả đầu tư nước ngoài, đóng góp của khu vực tư nhân, quan hệ hợp tác Nam Nam và quan hệ hợp tác ba bên.

Với những tiến bộ trong tương lai, chính Việt Nam có thể trở thành một quốc gia tài trợ. Trước hết là trong việc chia sẻ kiến thức và chuyên môn với những nước khác về kinh nghiệm của Việt Nam trong xóa đói giảm nghèo và phát triển xã hội. Việt Nam cũng có khả năng đóng góp ODA. Nếu vậy, cuộc thảo luận hiện nay nên bắt đầu về những mục tiêu và định hướng chính sách ODA của Việt Nam.

LHQ cam kết mạnh mẽ tiếp tục hỗ trợ chính phủ Việt Nam giải quyết những thách thức phát triển trong những năm tới.

Trưởng phái đoàn Eu tại  Việt Nam Franz jessen: Tôi muốn nhìn thấy số tiền phân bổ cho Việt Nam ngành càng tăng

Trong giai đoạn 2014- 2020, EU hy vọng duy trì mức ODA cao đối với các kế hoạch phát triển của Việt Nam như giai đoạn 2007- 2013, với tổng số tiền khoảng 300 triệu euro.


Eu cam kết hỗ trợ mạnh mẽ các kế hoạch phát triển của Việt Nam. Số tiền viện trợ ODA đáng kể của EU cho Việt Nam phản ánh sự hợp tác tích cực và hiệu quả, cũng như nhu cầu về tiến bộ trong một số lĩnh vực quan trọng của cải cách kinh tế và xã hội.

Trong thực tế, tôi muốn nhìn thấy số tiền phân bổ cho Việt Nam ngành càng tăng, nhưng để điều này xảy ra, quan trọng là phải chứng minh được Việt Nam đang đạt được tiến bộ trong việc hoàn thành các mục tiêu phát triển và các chương trình mà EU thực hiện tại Việt Nam đạt được kết quả cao, minh bạch về tài chính.

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hirochi fukada: Đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam

Sau 20 năm, kể từ lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam, tôi rất ngạc nhiên và ấn tượng về những thành tựu phát triển quan trọng mà Việt Nam đạt được trong 20 năm qua. Tôi đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam trong việc đạt được sự phát triển đó.


Kể từ khi nối lại các khoản vay ODA cho Việt Nam vào tháng 11/1992, Nhật Bản luôn hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội. ODA của Nhật Bản cho Việt Nam tính đến nay đạt hơn 20 tỷ USD.

ODA của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế cơ bản như đường bộ và cảng biển.

Chúng tôi đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam đã sử dụng vốn ODA của Nhật Bản một cách hiệu quả trong suốt hai thập kỷ qua. Chúng tôi rất tự hào vì ODA của Nhật Bản đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế và phúc lợi của Việt Nam.

Trong năm 2010, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thu  nhập trung bình. Tuy nhiên, Việt Nam mới đi được nửa chặng đường để đạt tới mốc công nghiệp hóa. Với việc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, Việt Nam cần phát triển nền công nghiệp để làm sao tạo ra giá trị gia tăng trong môi trường cạnh tranh.

Ở khía cạnh này, chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực gần đây của Chính phủ Việt Nam trong việc ổn định kinh tế vĩ mô vì đây là điều kiện tiền đề quan trọng nhất để Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn. Mặc dù nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô dẫn đến tăng trưởng chậm hơn, nhưng chúng tôi ủng hộ sự lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam với tầm nhìn dài hạn. Đặc biệt, chúng tôi khuyến khích những nỗ lực của Việt Nam trong việc xây dựng thể chế, cải cách pháp lý và tái cơ cấu nền kinh tế.

Đây là thời điểm để Việt Nam vượt qua những thách thức nhằm phát triển mạnh mẽ hơn. Để giúp Việt Nam vượt qua những thách thức, Nhật Bản sẽ vận dụng ODA bao gồm cả hợp tác kỹ thuật trong việc tái cơ cấu nền kinh tế và phát triển nguồn nhân lực bên cạnh phát triển cơ sở hạ tầng trong những năm tới.

Nhật Bản và Việt Nam đã phát triển mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Nhằm đạt được sự phồn vinh cho cả hai đất nước chúng ta, Nhật Bản sẽ tiếp tục ủng hộ những nỗ lực của Việt Nam một cách mạnh mẽ để giúp Việt Nam trở thành nước Công nghiệp hóa vào năm 2020.

Ông James Nugent, Tổng Vụ trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB): Được tham gia một phần trong câu chuyện phát triển của Việt Nam là vinh dự đặc biệt đối với ADB

Những thành tựu của Việt Nam trong suốt hai thập kỷ vừa qua rất đáng khâm phục – GDP theo đầu người đã tăng gần bốn lần trong khi tỷ lệ nghèo đã giảm từ mức gần một nửa dân số xuống chỉ còn hơn 10%.


Sự chuyển đổi về kinh tế và xã hội đầy ấn tượng này là kết quả thực hiện những quyết định chính sách quan trọng và chính xác định hướng cho sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, và sự hội nhập ngày càng sâu rộng với cả các nền kinh tế trong khu vực và toàn cầu.

Được tham gia một phần trong câu chuyện phát triển thành công này là một vinh dự đặc biệt đối với ADB. Từ khi bắt đầu các hoạt động vào năm 1993, ADB đã cung cấp trên 12 tỷ USD hỗ trợ phát triển cho Việt Nam, chủ yếu tài trợ cho các cơ sở hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội.

Việt Nam cũng đã nhận được hỗ trợ tài chính trên 2 tỷ USD thông qua Chương trình Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS).

Tuy nhiên, Việt Nam tiếp tục phải đối mặt và giải quyết những thách thức phát triển. Hội nhập kinh tế toàn cầu đang gia tăng đem lại cơ hội nhưng cũng mang lại những rủi ro cần phải được điều hành một cách thận trọng. ADB sẽ sát cánh cùng Chính phủ trong việc xây dựng các năng lực cần thiết để điều hành tiếp một cách thành công chương trình cải cách.

ADB cũng hoan nghênh và chắc chắn hỗ trợ chương trình phát triển toàn diện của Chính phủ. Chiến lược đối tác quốc gia với VIệt Nam giai đoạn 2012 – 2015 hiện nay chúng tôi cho là hoàn toàn phù hợp với Chương trình Phát triển Kinh tế - Xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015, với trọng tâm vào ba trụ cột: Tăng trưởng toàn diện; Nâng cao Hiệu quả kinh tế; Bền vững về Môi trường.

ADB cũng tích cực hỗ trợ Việt Nam tham gia vào các sáng kiến hợp tác và hội nhập khu vực, ví dụ Chương trình Tiểu vùng Mê Công mở rộng và hội nhập vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Về phần mình, ADB đặt tầm quan trọng đặc biệt của 3C (trong tiếng Anh) đó là sự kết nối (Connectivity), tính cạnh tranh (competitiveness) và ý nghĩa to lớn hơn của cộng đồng (Community).

Việc Việt Nam đang trở thành quốc gia có thu nhập trung bình đã đặt ra khuôn khổ cho vai trò của ODA cũng thay đổi dần. Trong điều kiện này, các nhà hoạch định chính sách càng mong đợi ngày càng nhiều hơn từ các đối tác phát triển những đóng góp kiến thức có trách nhiệm nhiều hơn và tinh tế hơn.

Do vậy, thêm vào những hoạt động tài trợ thường lệ, ADB đã áp dụng một sự kết hợp giữa tài chính, làm đòn bẩy, và kiến thức, hay cái mà chúng tôi gọi là “tài chính ++” nhằm hỗ trợ nhiều hơn và tốt hơn nữa các quốc gia thành viên đang phát triển, bao gồm Việt Nam và các mục tiêu phát triển của Việt Nam.

Cũng như 20 năm đầu, xin khẳng định cam kết của chúng tôi là ADB sẽ tiếp tục phát huy quan hệ đối tác này và sẽ vẫn là một đối tác đáng tin cậy của Chính phủ Việt Nam trong 20 năm tới.

Đại sứ Hàn Quốc Jun Dae Joo: Tiếp tục là đối tác hỗ trợ của Việt Nam

Việt Nam đã chuyển đổi từ một nước nghèo sang một nước thu nhập trung bình trong vòng chỉ 20 năm. Chắc chắn, cộng đồng Quốc tế đã liên tục nhìn nhận Việt như một trong những câu chuyện phát triển thành công ngoạn mục nhất.

Để đạt được thành tựu như vậy, Việt Nam đã là đối tác tin cậy lâu năm của cộng đồng phát triển quốc tế. Đáng phấn khởi là sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam đã đưa hàng triệu người thoát nghèo. Hơn thế nữa, việc Việt Nam gần như hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) được các đối tác phát triển khác đánh giá cao tiến tới 2015 và sau 2015.

Tuy nhiên, vẫn còn có những thách thức để tiến tới phát triển hơn nữa, như là bất bình đẳng thu nhập giữa các vùng miền và cộng đồng dân cư, cơ sở hạ tầng không đồng bộ, và môi trường sống xuống cấp. Chúng tôi tin tưởng rằng Việt Nam ẽ vượt qua các rào cản này  với 3 vấn đề chính là xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở, xây dựng khung thể chế và tập trung vào phát triển nguồn nhân lực.

Nhân thức rõ vấn đè này, Hàn Quốc đặc biệt chú trọng việc là đối tác phát triển của Việt Nam trong 3 lĩnh vực trên. Với cam kết 1,2 tỷ USD hỗ trợ phát triển trong giai đoạn 2012- 2015, cùng với viện trợ không hoàn lại khoảng 30 triệu USD hàng năm, chúng tôi vui mừng được hợp tác với Việt nam trên con đường tiến đến trở thành một trong những nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020.

Hàn Quốc sẽ tiếp tục duy trì là nước hậu thuẫn vững mạnh cho các nỗ lực của Việt Nam hướng tới một đất nước công nghiệp hiện đại công nghệ cao. Những thách thức lớn nhất mà Việt Nam gặp phải ngày hôm nay như xây dựng năng lực, cải tổ tài chính, phát triển bền vững, cũng là những vấn đề mà Hàn Quốc đã gặp phải. Hàn Quốc là nước đầu tiên chuyển đổi từ nước nhận tài trợ sang nước tài trợ. Hàn Quốc có mô hình phát triển đặc thù còn được gọi là “Phong trào Saemaul” hay “Phong trào Nông thôn Mới”, một phong trào dựa trên nền tảng xã hội với tinh thần “dám nghĩ dám làm” và “tương trợ lẫn nhau”. Hàn Quốc sẵn sàng chia sẻ các kinh nghiệm, kiến thức và tài sản này với các đối tác phát triển.

Như Tổng thống Park Geun-hye đã cam kết trong chuyến thăm chính thức tới Việt Nam đầu tháng 9, Hàn Quốc sẽ tập trung vào các chính sách và chương trình chất lượng. Trong tương lai, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần vào sự tiến bộ của Việt Nam, tiến tới cấp độ phát triển cao hơn trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, năng lượng, phát triển nguồn nhân lực, bền vững môi trường và quan hệ công – tư.

Năm 2013 là một năm quan trọng cho cả Việt Nam và các nước đối tác phát triển. Với những cam kết luôn được đổi mới phù hợp với những thay đổi của xã hội, và với nỗ lực phối hợp cả hai bên, chúng ta sẽ có thể được chứng kiến 20 năm nữa với những thành tựu đáng kể của Việt Nam. Và điều này sẽ mang lợi ích đến cho toàn thể cộng đồng toàn cầu. Hàn Quốc đã và sẽ là người bạn thân thiết của Việt Nam và các nước đối tác phát triển trên con đường này.

Tham tán Công sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam: Tự hào đã ủng hộ Việt Nam trong suốt chặng đường 20 năm

Nước Pháp tự hào đã ủng hộ Việt Nam trong suốt chặng đường 20 năm thông qua viện trợ phát triển chính thức. Kể từ năm 1989, Pháp đã cam kết tài trợ cho Việt Nam 2,5 tỷ euro thông qua Cơ quan Phát triển và Tổng cục Ngân khố Pháp.

Nước Pháp hiện là nhà tài trợ song phương đứng thứ hai hoặc thứ ba trong tất cả các nước, và là nhà tài trợ dẫn đầu trong các nước châu Âu đối với Việt Nam. Nước Pháp cũng viện trợ mạnh mẽ Việt Nam bằng việc tham gia vào ngân sách của Khối liên minh châu Âu, Hiệp hội phát triển quốc tế do Ngân hàng Thế giới điều phối, Quỹ phát triển châu Á do Ngân hàng phát triển châu Á điều phối, và các cơ quan của Tổ chức Liên hiệp quốc.

Tôi tin rằng tất cả các viện trợ kể trên, thường xuyên dưới hình thức đồng tài trợ với các nhà tài trợ đa phương, luôn đồng hành cùng công cuộc phát triển của Việt Nam, từ những chương trình phát triển nông thôn đến phát triển các cơ sở hạ tầng cần thiết cho tăng trưởng nhanh của Việt Nam.

Chúng ta có thể cùng nhau làm được tốt hơn nữa. Không chỉ về số lượng viện trợ mà còn về chất lượng cũng như tốc độ thực hiện. Đó là mục đích của các công trình về hiệu quả viện trợ được thực hiện từ Tuyên bố Paris 2005 mà Việt Nam cùng tham gia. Dù thế nào đi nữa, nước Pháp luôn sát cánh cùng Việt Nam nhằm tôn cao giá trị, củng cố những gì mà quan hệ hợp tác giữa chúng ta đã đạt được trong lĩnh vực phát tiển, như Ngài Thủ tướng Pháp và Ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cùng cam kết trong khuôn khổ Đối tác chiến lược được ký vào tháng 9 vừa qua tại Paris./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thực hiện dự án ODA ra nước ngoài phải đấu thầu
Thực hiện dự án ODA ra nước ngoài phải đấu thầu

(VOV) -Ngoài ra, nhà thầu nước ngoài muốn tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam phải liên danh với nhà thầu phụ Việt Nam.

Thực hiện dự án ODA ra nước ngoài phải đấu thầu

Thực hiện dự án ODA ra nước ngoài phải đấu thầu

(VOV) -Ngoài ra, nhà thầu nước ngoài muốn tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam phải liên danh với nhà thầu phụ Việt Nam.

Việt Nam vẫn được hưởng vốn vay ODA trong 7 năm tới
Việt Nam vẫn được hưởng vốn vay ODA trong 7 năm tới

Đại diện EU khẳng định, mức vay chắc chắn sẽ cao hơn 300 triệu euro mà EU đã cấp cho Việt Nam mỗi năm.

Việt Nam vẫn được hưởng vốn vay ODA trong 7 năm tới

Việt Nam vẫn được hưởng vốn vay ODA trong 7 năm tới

Đại diện EU khẳng định, mức vay chắc chắn sẽ cao hơn 300 triệu euro mà EU đã cấp cho Việt Nam mỗi năm.

Việt Nam đánh giá cao sự ủng hộ của các nhà tài trợ quốc tế
Việt Nam đánh giá cao sự ủng hộ của các nhà tài trợ quốc tế

VOV.VN-Thủ tướng: “Việt Nam sẽ luôn trân trọng và quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA- Việt Nam sẽ không phụ lòng tin của các bạn"

Việt Nam đánh giá cao sự ủng hộ của các nhà tài trợ quốc tế

Việt Nam đánh giá cao sự ủng hộ của các nhà tài trợ quốc tế

VOV.VN-Thủ tướng: “Việt Nam sẽ luôn trân trọng và quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA- Việt Nam sẽ không phụ lòng tin của các bạn"

Australia công bố ngân sách ODA cho Việt Nam
Australia công bố ngân sách ODA cho Việt Nam

(VOV) - Đây là một phần trong kế hoạch tăng tổng ngân sách ODA từ 5,2 tỷ AUD của tài khóa 2012 - 2013 lên 5,7 tỷ AUD trong 2013.

Australia công bố ngân sách ODA cho Việt Nam

Australia công bố ngân sách ODA cho Việt Nam

(VOV) - Đây là một phần trong kế hoạch tăng tổng ngân sách ODA từ 5,2 tỷ AUD của tài khóa 2012 - 2013 lên 5,7 tỷ AUD trong 2013.

Bộ Tài chính đại diện chính thức cho “bên vay” vốn ODA
Bộ Tài chính đại diện chính thức cho “bên vay” vốn ODA

(VOV)-Bộ Tài chính cũng là cơ quan hướng dẫn chuẩn bị nội dung liên quan đến điều kiện sử dụng vốn, quản lý tài chính các dự án...

Bộ Tài chính đại diện chính thức cho “bên vay” vốn ODA

Bộ Tài chính đại diện chính thức cho “bên vay” vốn ODA

(VOV)-Bộ Tài chính cũng là cơ quan hướng dẫn chuẩn bị nội dung liên quan đến điều kiện sử dụng vốn, quản lý tài chính các dự án...

EU vẫn là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam
EU vẫn là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam

(VOV) - Đây là khẳng định của Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam tại buổi ra mắt Sách xanh phiên bản 2013 tại Hà Nội.

EU vẫn là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam

EU vẫn là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam

(VOV) - Đây là khẳng định của Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam tại buổi ra mắt Sách xanh phiên bản 2013 tại Hà Nội.

Nhật sẽ tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam trên mọi lĩnh vực
Nhật sẽ tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam trên mọi lĩnh vực

(VOV) -Việt Nam là đối tác quan trọng của Nhật Bản ở Đông Nam Á và sẽ tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam trên mọi lĩnh vực.

Nhật sẽ tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam trên mọi lĩnh vực

Nhật sẽ tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam trên mọi lĩnh vực

(VOV) -Việt Nam là đối tác quan trọng của Nhật Bản ở Đông Nam Á và sẽ tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam trên mọi lĩnh vực.

Thuê cơ quan độc lập đánh giá dự án ODA
Thuê cơ quan độc lập đánh giá dự án ODA

(VOV) - Mục đích là để bảo đảm tính khách quan, minh bạch khi thực hiện các chương trình, dự án ODA.

Thuê cơ quan độc lập đánh giá dự án ODA

Thuê cơ quan độc lập đánh giá dự án ODA

(VOV) - Mục đích là để bảo đảm tính khách quan, minh bạch khi thực hiện các chương trình, dự án ODA.

Việt Nam đề nghị WB duy trì ODA ưu đãi cho giảm nghèo
Việt Nam đề nghị WB duy trì ODA ưu đãi cho giảm nghèo

VOV.VN - Bộ Tài chính đã đề xuất nhiều hợp tác mới, hiệu quả và thiết thực đối với Ngân hàng Thế giới (WB) trong thời gian tới.

Việt Nam đề nghị WB duy trì ODA ưu đãi cho giảm nghèo

Việt Nam đề nghị WB duy trì ODA ưu đãi cho giảm nghèo

VOV.VN - Bộ Tài chính đã đề xuất nhiều hợp tác mới, hiệu quả và thiết thực đối với Ngân hàng Thế giới (WB) trong thời gian tới.