Quy định sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty

VOV.VN - Theo Nghị định 47/2021/NĐ-CP mà Chính phủ vừa ban hành, các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, trong đó quy định cụ thể về sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty.

Cụ thể, việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp bao gồm trường hợp sau:

+ Cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới.

+ Cùng mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.

+ Cùng nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đã thành lập.

Doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước theo khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên.

Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của công ty chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp khi đề xuất, quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác và cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm quy định.

Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp liên quan vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp.

Khoản 2, 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp quy định:

Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của Luật này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính thức bỏ hộ kinh doanh khỏi Luật Doanh nghiệp
Chính thức bỏ hộ kinh doanh khỏi Luật Doanh nghiệp

VOV.VN - Sáng nay (17/6), tại hội trường, Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Theo đó, bỏ quy định về chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp.

Chính thức bỏ hộ kinh doanh khỏi Luật Doanh nghiệp

Chính thức bỏ hộ kinh doanh khỏi Luật Doanh nghiệp

VOV.VN - Sáng nay (17/6), tại hội trường, Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Theo đó, bỏ quy định về chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp.

Đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp là thiếu thực tế?
Đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp là thiếu thực tế?

VOV.VN - Đưa hộ kinh doanh vào Luật DN có chăng chỉ thu được lợi đầu tiên là qua một đêm từ 700.000 doanh nghiệp, chúng ta có thêm được 5 triệu doanh nghiệp.

Đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp là thiếu thực tế?

Đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp là thiếu thực tế?

VOV.VN - Đưa hộ kinh doanh vào Luật DN có chăng chỉ thu được lợi đầu tiên là qua một đêm từ 700.000 doanh nghiệp, chúng ta có thêm được 5 triệu doanh nghiệp.

Cân nhắc đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp sửa đổi
Cân nhắc đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp sửa đổi

VOV.VN - Việc đưa hộ kinh doanh vào diện điều chỉnh Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cũng đang có nhiều băn khoăn…

Cân nhắc đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp sửa đổi

Cân nhắc đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp sửa đổi

VOV.VN - Việc đưa hộ kinh doanh vào diện điều chỉnh Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cũng đang có nhiều băn khoăn…