Robot sẽ làm việc thay con người trong xưởng may quần áo

VOV.VN - Ông Nguyễn Trọng Phi, Chủ tịch Giovanni Group chia sẻ về cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp thời trang Việt Nam trước cuộc cách mạng 4.0.

PV: Đã nhiều lần tham dự các Triển lãm thời trang quốc tế ở các nước, vậy cảm xúc của ông như thế nào khi được chọn là một trong số ít những thương hiệu được Bộ Công thương lựa chọn đại diện Việt Nam tham gia Triển lãm thời trang quốc tế mùa thu Tokyo 2018?

Ông Nguyễn Trọng Phi: Trước đây, tôi từng tham dự nhiều triển lãm thời trang tại Pháp, Ý, Hồng Kông, Mỹ và cả ở Nhật Bản, nhưng đều với tư cách người mua, để tìm nguồn nguyên phụ liệu phù hợp cho sản phẩm của Giovanni.

Lần này, Giovanni tham dự triển lãm với tư cách người bán. Chúng tôi đến để tìm hiểu thị trường và giới thiệu tới khách hàng tại đây những nhãn hiệu thời trang của Việt Nam. Nhật Bản là một trong những thị trường có ngành thời trang phát triển hàng đầu thế giới. Đây là nơi hội tụ tất cả các thương hiệu thời trang cao cấp nhất và cũng là một thị trường hết sức khó tính. Tuy nhiên, qua nhiều năm học hỏi kinh nghiệm, Giovanni tự tin có thể chinh phục các khách hàng khó tính tại đây. Cảm xúc là mình tự hào khẳng định rằng, sản phẩm của Giovanni hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của thị trường Nhật Bản.

Ông Nguyễn Trọng Phi, Chủ tịch Giovanni Group.

PV: Ông đánh giá thế nào về ngành thời trang Việt Nam những năm gần đây?

Ông Nguyễn Trọng Phi: Trong những năm qua, thị trường thời trang nước ta bắt đầu khởi sắc. Các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng những thương hiệu riêng và khẳng định được vị thế của mình so với các thương hiệu quốc tế. Ví dụ, theo xu hướng trẻ trung thì có Canifa, còn ở phân khúc cao cấp thì có thương hiệu Giovanni. Tôi thấy rằng đây là lúc chúng ta tự tin có thể xây dựng thương hiệu cũng như quảng bá hình ảnh thời trang Việt Nam thông qua những thương hiệu do chính người Việt phát triển.

PV: Hiện nay, chúng ta đang đề cập rất nhiều tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, theo ông nó sẽ tác động như thế nào đến ngành công nghiệp thời trang?

Ông Nguyễn Trọng Phi: Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động tới tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội của thế giới. Ngành công nghiệp thời trang không năm ngoài xu hướng đó, nó đang dần làm thay đổi hệ thống sản xuất và quản trị trong ngành công nghiệp thời trang.

Tại một số nước phát triển đã xuất hiện những nhà máy sản xuất sử dụng rất ít nhân công thậm chí không sử dụng nhân công. Với việc xuất hiện của công nghệ in 3D hay trí thông minh nhân tạo (AI) thì những gì chúng ta mặc sắp tới sẽ đi theo xu hướng công nghệ cao và robot sẽ đảm nhiệm việc thay thế con người trong các xưởng sản xuất quần áo, giày dép.

Ở khâu phân phối, công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi cơ bản thói quen, văn hóa tiêu dùng của người tiêu dùng và tạo cơ hội tiếp cận khách hàng cho các công ty vừa và nhỏ. Trong giai đoạn trước 4.0, các công ty lớn chiếm lĩnh hoàn toàn thị phần và làm chủ các thị trường lớn thông qua hệ thống bán lẻ hiện diện toàn cầu. Nhưng với nền tảng công nghệ 4.0, các công ty vừa và nhỏ có thể nắm bắt được ý tưởng của người tiêu dùng, từ đó sản xuất được các sản phẩm đáp ứng xu hướng hay nhu cầu cá nhân hóa của người tiêu dùng.

PV: Ông có thể phân tích rõ hơn lợi thế của các doanh nghiệp thời trang Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp 4.0?

Ông Nguyễn Trọng Phi: Sau hơn 30 năm đổi mới, ngành công nghiệp thời trang của Việt Nam đã học được rất nhiều kinh nghiệm từ việc làm gia công hay hợp tác với các hãng sản xuất lớn hàng đầu thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp cận với công nghệ sản xuất, hệ thống quản lý, máy móc thiết bị hiện đại. Chúng ta đã có nền tảng về hạ tầng rất tốt, đội ngũ công nhân lành nghề đã trưởng thành qua thời gian, xây dựng được những nhà máy hiện đại nhất Châu Á. Các sản phẩm may mặc, da giày, túi xách “Made in Vietnam” đã đạt tới trình độ sản xuất ở tầm cỡ thế giới và có mặt tại các hệ thống bán lẻ trên toàn cầu, giành được tình cảm yêu mến của khách hàng. Đây là lợi thế rất lớn đối với ngành công nghiệp thời trang của Việt Nam để bước vào giai đoạn cách mạng 4.0.

PV: Vậy những rủi ro, thách thức mà ngành thời trang sẽ phải đổi mặt trong cuộc cách mạng 4.0 là gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Trọng Phi: Lĩnh vực dệt may, da giày, túi xách là những ngành sản xuất sử dụng rất nhiều nhân công. Cách mạng 4.0 đang làm ngành thời trang thế giới thay đổi rất nhanh và chúng ta sẽ bị tụt hậu nếu không nắm bắt được xu hướng đó. Các hãng sản xuất với sự thay đổi về công nghệ mới sẽ có xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất về ngay tại thị trường phân phối. Nike, Adidas đang dịch chuyển các nhà máy sản xuất về Đức, Mỹ, Trung Quốc.

Mặc dù, chưa thể  nhìn thấy tác động tức thời của cách mạng 4.0, nhưng rõ ràng, khi các nhà máy dệt may hay da giày không sử dụng hoặc sử dụng rất ít lao động xuất hiện thì lợi thế về lực lượng lao động qui mô lớn của chúng ta sẽ mất đi. Điều này sẽ gây nguy cơ về mất ổn định xã hội cũng như tiềm ẩn rủi ro với ngành công nghiệp thời trang của Việt Nam khi đã đầu tư rất nhiều vào các nhà máy hiện đại và sử dụng rất nhiều lao động.

PV: Vậy Giovanni đã làm gì để tận dụng cơ hội trong cách mạng 4.0?

Ông Nguyễn Trọng Phi: Nhiều năm qua, Giovanni đã có nhiều bước chuẩn bị để nắm bắt cơ hội do cách mạng 4.0 đem tới. Chúng tôi đã xây dựng được một đội ngũ sáng tạo, sản xuất có chuyên môn tốt. Hoàn thiện năng lực sản xuất đáp ứng nhanh nhất yêu cầu về sản phẩm của khách hàng, kể cả đơn chiếc và được cá nhân hóa. Chúng tôi cũng tham gia vào chuỗi ứng toàn cầu để tìm chọn được những nguồn nguyên phụ liệu tốt nhất.

Hiện nay, chúng tôi đã nghiên cứu và chuẩn bị cho triển khai thí điểm phần mềm cho phép khách hàng tự may đo, theo đó khách hàng có thể tự đo số đo, lựa chọn các mẫu thiết kế theo xu hướng phong cách của phần mềm tư vấn. Các số liệu sau đó được chuyển thẳng tới bộ phận sản xuất để may đo theo yêu cầu cá nhân hóa ở mức cao nhất. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, không chỉ Giovanni mà các công ty vừa và nhỏ khác cũng cần nắm bắt cơ hội do cách mạng 4.0 đem tới bằng cách mạnh dạn thay đổi, đầu tư mạnh mẽ vào nền tảng sáng tạo, nền tảng công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất./.

PV: Xin cám ơn ông đã tham gia cuộc phỏng vấn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khó tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0 bằng tư duy 0.4
Khó tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0 bằng tư duy 0.4

VOV.VN - Nhận thức chưa đủ cũng như chồng chéo nhiều quy định luật pháp đang cản trở rất lớn đối với việc tiếp cận và triển khai Cách mạng 4.0 tại Việt Nam.

Khó tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0 bằng tư duy 0.4

Khó tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0 bằng tư duy 0.4

VOV.VN - Nhận thức chưa đủ cũng như chồng chéo nhiều quy định luật pháp đang cản trở rất lớn đối với việc tiếp cận và triển khai Cách mạng 4.0 tại Việt Nam.

Ra mắt Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel, nhằm vào CMCN 4.0
Ra mắt Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel, nhằm vào CMCN 4.0

VOV.VN - Sự ra đời của Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel đánh dấu bước chuyển dịch chiến lược của Viettel ở giai đoạn kinh doanh toàn cầu và CMCN 4.0.

Ra mắt Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel, nhằm vào CMCN 4.0

Ra mắt Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel, nhằm vào CMCN 4.0

VOV.VN - Sự ra đời của Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel đánh dấu bước chuyển dịch chiến lược của Viettel ở giai đoạn kinh doanh toàn cầu và CMCN 4.0.

Chung tay xây dựng cộng đồng ASEAN thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
Chung tay xây dựng cộng đồng ASEAN thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

VOV.VN -Báo điện tử VOV giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về Hội nghị WEF ASEAN năm 2018.

Chung tay xây dựng cộng đồng ASEAN thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Chung tay xây dựng cộng đồng ASEAN thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

VOV.VN -Báo điện tử VOV giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về Hội nghị WEF ASEAN năm 2018.

Việt Nam sẵn sàng đón nhận Cách mạng Công nghiệp 4.0
Việt Nam sẵn sàng đón nhận Cách mạng Công nghiệp 4.0

VOV.VN - CMCN 4.0 được kỳ vọng có thể giúp Việt Nam rút ngắn quá trình CNH, HĐH bằng cách “đi tắt, đón đầu”, phát triển nhảy vọt lên công nghệ cao hơn.

Việt Nam sẵn sàng đón nhận Cách mạng Công nghiệp 4.0

Việt Nam sẵn sàng đón nhận Cách mạng Công nghiệp 4.0

VOV.VN - CMCN 4.0 được kỳ vọng có thể giúp Việt Nam rút ngắn quá trình CNH, HĐH bằng cách “đi tắt, đón đầu”, phát triển nhảy vọt lên công nghệ cao hơn.