Ruộng nương bị bồi lấp, nông dân Quảng Bình không thể gieo trồng

VOV.VN - Gần 1 tháng sau đợt mưa lũ lịch sử, tại một số địa phương ở tỉnh Quảng Bình, nông dân vẫn chưa thể canh tác do đồng ruộng bị lớp bùn dày đặc bồi lấp, ảnh hưởng lớn đến tiến độ vụ mùa.

Cuối năm nay, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình dự kiến gieo vụ Đông- Xuân sớm với hơn 5.000 hecta lúa. Địa phương chú trọng cơ cấu bộ giống gồm các loại cây trồng chủ lực như: lúa, ngô, lạc, đậu, sắn... nhằm tăng năng suất, chất lượng, đồng thời có thời gian sinh trưởng trung và ngắn ngày. Tuy nhiên sau lũ, gần 30 hecta diện tích bị bồi lấp. Tại một số cánh đồng, đất bùn bồi dày gần 1 mét, nông dân không thể gieo vụ lúa Đông Xuân.

Ông Lê Xuân Uyển, ở thôn Khương Hà, xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch cho biết, đất từ trên núi theo nước lũ đổ về bồi lấp dày đặc ruộng đồng, phải mất nhiều thời gian và công sức để cải tạo. Vụ Đông Xuân năm nay người dân trong xã sẽ không thể gieo trồng được.

“Đợt lũ này nặng nề quá nên bồi lấp hết, cũng 1 phần do sạt lở núi. Bây giờ dân ở đây chủ yếu là làm ruộng nhưng thời điểm này đành chịu không làm được gì. Đất này giờ không sản xuất nông nghiệp được là bởi vì toàn là đất trên núi đổ về cả nếu trồng cây vào sẽ bị héo rễ và chết. Người dân giờ rất khó khăn vì không kịp thời vụ”, ông Lê Xuân Uyển nói.

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, qua khảo sát thực tế một số vùng tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho thấy, mức độ bồi lấp khá lớn với chiều sâu bồi lấp khá dày. Ở tầng bồi lấp trên cùng là lớp đất sét nặng nên rất khó canh tác ngay được nếu không cải tạo. Hiện nay, tại các vùng này không thể tiếp tục trồng lúa mà phải, nạo vét lớp đất này để cải tạo lại đất. 

Hiện Viện Khoa học Nông nghiệp đã lấy các mẫu đất tại từng địa điểm bị bồi lấp, phân tích đánh giá mức độ chất độc hại trong đất để có những khuyến cáo cho nông dân. Sắp tới, Viện sẽ có những hướng dẫn cụ thể cho bà con nên chuyển đổi cây trồng phù hợp với từng loại đất và các phương pháp cải tạo đất để sớm ổn định sản xuất.

“Các vùng đất bị ngập lụt lâu ngày hay các vùng bị bồi lấp, hiện nay chúng tôi đã kiểm tra chất lượng môi trường đất xem có vấn đề gì đặc biệt, xác định thành phần cơ giới, chất lượng đất để hướng dẫn nông dân xác định cơ cấu cây trồng và biện pháp cải tạo trước khi trồng cây 1 cách phù hợp. Dựa theo kết quả phân tích được, chúng tôi sẽ xác định giải pháp cải tạo phù hợp từ đó mới có thể canh tác các loại cây trồng phù hợp”, ông Nguyễn Hồng Sơn cho biết thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ lúa Hè Thu ở Quảng Bình đạt năng suất cao dù hạn hán kéo dài
Vụ lúa Hè Thu ở Quảng Bình đạt năng suất cao dù hạn hán kéo dài

VOV.VN - Phấn khởi khi lúa được mùa, được giá, nông dân tỉnh Quảng Bình đang tranh thủ thu hoạch dứt điểm diện tích vụ Hè Thu.

Vụ lúa Hè Thu ở Quảng Bình đạt năng suất cao dù hạn hán kéo dài

Vụ lúa Hè Thu ở Quảng Bình đạt năng suất cao dù hạn hán kéo dài

VOV.VN - Phấn khởi khi lúa được mùa, được giá, nông dân tỉnh Quảng Bình đang tranh thủ thu hoạch dứt điểm diện tích vụ Hè Thu.

Quảng Bình: 79 doanh nghiệp nợ thuế hàng trăm tỷ đồng
Quảng Bình: 79 doanh nghiệp nợ thuế hàng trăm tỷ đồng

VOV.VN - Tính đến hết Quý 3 năm nay, tỉnh Quảng Bình còn 79 doanh nghiệp nợ thuế với số tổng số tiền 230 tỷ đồng. 

Quảng Bình: 79 doanh nghiệp nợ thuế hàng trăm tỷ đồng

Quảng Bình: 79 doanh nghiệp nợ thuế hàng trăm tỷ đồng

VOV.VN - Tính đến hết Quý 3 năm nay, tỉnh Quảng Bình còn 79 doanh nghiệp nợ thuế với số tổng số tiền 230 tỷ đồng. 

Tôm chết hàng loạt, người nuôi ở Quảng Bình thua lỗ nặng
Tôm chết hàng loạt, người nuôi ở Quảng Bình thua lỗ nặng

VOV.VN - Hơn 10 ngày qua, tôm nước lợ của người dân thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình bị dịch bệnh, chết hàng loạt khiến người nuôi thua lỗ nặng. 

Tôm chết hàng loạt, người nuôi ở Quảng Bình thua lỗ nặng

Tôm chết hàng loạt, người nuôi ở Quảng Bình thua lỗ nặng

VOV.VN - Hơn 10 ngày qua, tôm nước lợ của người dân thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình bị dịch bệnh, chết hàng loạt khiến người nuôi thua lỗ nặng.