Sản xuất xoài theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap hướng đến các thị trường tiềm năng

VOV.VN - Hôm nay 12/4, tại Đồng Tháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội thảo nâng cao năng lực tuân thủ các quy định đối với xoài xuất khẩu của Việt Nam.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu xoài của Việt Nam đạt hơn 180 triệu USD. Riêng diện tích trồng xoài vùng ĐBSCL hơn 47.000 ha với sản lượng hơn 567.000 tấn, năng suất trung bình từ 11 đến 13 tấn/ha. Diện tích xoài đạt tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap của ĐBSCL hơn 1.700 ha.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã thông tin tổng quan chuỗi giá trị xoài tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và tiềm năng xuất khẩu xoài; kết quả nghiên cứu và khuyến nghị về thị trường xuất khẩu. Các quy định thị trường đối với xoài xuất khẩu, kinh nghiệm đối với xoài xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và cơ hội xuất khẩu sang thị trường EU, kinh nghiệm xuất khẩu xoài vào thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản.

Theo ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, xoài là một trong những cây ăn trái chủ lực của khu vực ĐBSCL chiếm khoảng 48% tổng diện tích xoài cả nước. Trong đó, Đồng Tháp hiện có diện tích trồng xoài lớn nhất vùng ĐBSCL với hơn 12.170 ha, sản lượng hàng năm gần 124.000 tấn.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho rằng, hội thảo nhằm đánh giá tình hình thị trường xuất khẩu xoài, nhận định các vướng mắc, rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu tại thị trường quốc tế; phổ biến các yêu cầu, quy định của các thị trường nhập khẩu; nâng cao nhận thức của địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở chế biến, đóng gói. Từ đó, khuyến nghị các giải pháp, chính sách, kế hoạch hành động; kết nối giao thương giữa doanh nghiệp với các đơn vị cung cấp xoài.

“Trong thời gian qua, chúng tôi xây dựng được bộ tiêu chí và sự quyết tâm để thực hiện tất cả vùng xoài của Đồng Tháp phải đảm bảo được mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc và đáp ứng được các tiêu chuẩn để đưa vào các thị trường. Song song đó, chúng tôi cũng đang khuyến khích để tất cả không chỉ xuất khẩu tươi, chúng tôi khuyến khích chế biến sản phẩm OCOP, nâng cao giá trị gia tăng để phát triển ngành hàng xoài”, ông Phạm Thiện Nghĩa cho biết.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam nhấn mạnh, diện tích xoài cả nước với hơn 87.000 ha, trong đó vùng ĐBSCL chiếm khoảng 48% diện tích xoài cả nước. Năm qua, xuất khẩu xoài giảm do tình hình dịch Covid-19, chỉ đạt hơn 180 triệu USD.

Ông Trần Thanh Nam cho rằng, ngoài việc chú trọng vấn đề xuất khẩu cũng cần chú ý đến chất lượng, các tiêu chuẩn để vào được những hệ thống siêu thị để đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, đây là một xu hướng cần hướng đến trong thời gian tới. Ngoài ra, các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã cần đẩy mạnh sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap. Cần chú trọng, quan tâm đến chất lượng bảo quản sau thu hoạch, đây là vấn đề cốt lõi để nâng cao giá trị trái xoài.

“Phải có những cơ sở hỗ trợ cơ sở chế biến, bảo quản quy mô vừa và nhỏ được xây dựng nền logistics từ nông thôn ra thành thị. Chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề cơ giới hóa trong bảo quản và thu hoạch xoài, giảm được chi phí, thì giá trị của cây xoài mới lên được. Những cái gì chúng ta chú ý xây dựng để xuất khẩu thì nên chú ý thêm tiêu chuẩn, quy trình để vào các siêu thị trong nước”, ông Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Các đại biểu dự hội thảo đã chứng kiến tuyên bố chung hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc tại Việt Nam, UBND tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre về thực hiện Dự án phát triển chuỗi giá trị trái cây tại ĐBSCL./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mô hình tôm-lúa hữu cơ ở Kiên Giang được người dân hưởng ứng
Mô hình tôm-lúa hữu cơ ở Kiên Giang được người dân hưởng ứng

VOV.VN - Hiện nay diện tích sản xuất vụ tôm - lúa bình quân hàng năm khoảng 25.000 ha với sản lượng thu hoạch bình quân gần 120.000 tấn/năm.

Mô hình tôm-lúa hữu cơ ở Kiên Giang được người dân hưởng ứng

Mô hình tôm-lúa hữu cơ ở Kiên Giang được người dân hưởng ứng

VOV.VN - Hiện nay diện tích sản xuất vụ tôm - lúa bình quân hàng năm khoảng 25.000 ha với sản lượng thu hoạch bình quân gần 120.000 tấn/năm.

Cần nhân rộng diện tích dừa hữu cơ và sản xuất muối theo hướng liên kết gắn với thị trường
Cần nhân rộng diện tích dừa hữu cơ và sản xuất muối theo hướng liên kết gắn với thị trường

VOV.VN - Tỉnh Bến Tre cần nhân rộng diện tích dừa hữu cơ và sản xuất muối hàng hóa theo hướng liên kết và gắn với nhu cầu thị trường. Đây là vấn đề đặt ra tại chuyến làm việc của đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa phương này, hôm nay 2/4.

Cần nhân rộng diện tích dừa hữu cơ và sản xuất muối theo hướng liên kết gắn với thị trường

Cần nhân rộng diện tích dừa hữu cơ và sản xuất muối theo hướng liên kết gắn với thị trường

VOV.VN - Tỉnh Bến Tre cần nhân rộng diện tích dừa hữu cơ và sản xuất muối hàng hóa theo hướng liên kết và gắn với nhu cầu thị trường. Đây là vấn đề đặt ra tại chuyến làm việc của đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa phương này, hôm nay 2/4.

Đầu tư 260 tỷ đồng phát triển nông nghiệp hữu cơ
Đầu tư 260 tỷ đồng phát triển nông nghiệp hữu cơ

VOV.VN - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng giá trị gia tăng cao, bền vững và thân thiện môi trường. Tổng kinh phí thực hiện đề án là 260 tỷ đồng.

Đầu tư 260 tỷ đồng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Đầu tư 260 tỷ đồng phát triển nông nghiệp hữu cơ

VOV.VN - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng giá trị gia tăng cao, bền vững và thân thiện môi trường. Tổng kinh phí thực hiện đề án là 260 tỷ đồng.