Sau 25 năm FDI vào Việt Nam: Hiệu quả vẫn chưa cao

(VOV) -Đây là một trong nhiều đánh giá của Thứ trưởng Bộ KHĐT Đào Quang Thu về kết quả 25 năm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính lũy kế đến ngày 31/12/2012, Việt Nam có 14.522 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 210,5 tỷ USD, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 50,3% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản (23,6%), dịch vụ lưu trú ăn uống (5%).

Đến nay, đã có 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đăng ký 28,6 tỷ USD, tiếp theo lần lượt là Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc. TP HCM vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 32,2 tỷ USD, tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương.

FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Theo Thứ trưởng Bộ KHĐT Đào Quang Thu, đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư trong nước. Khu vực FDI phát triển năng động nhất với tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng trưởng cả nước. Tiêu biểu như năm 1995, GDP của khu vực FDI tăng 14,98%, trong khi GDP cả nước tăng 9,54%; tốc độ này tương ứng là 11,44% và 6,79% (năm 2000), 13,22% và 8,44% (năm 2005), 8,12% và 6,78% (năm 2010). Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong GDP tăng dần, từ 2% GDP (1992), lên 12,7% (2000), 16,98% (2006) và 18,97% (2011).

Lĩnh vực chế biến vẫn dẫn đầu về thu hút vốn FDI

Tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế thể hiện rõ hơn qua việc bổ sung cho tổng vốn đầu tư xã hội. Nếu giai đoạn 1991 – 2000, khoảng 20,67 tỷ USD, chiếm 24,32% tổng vốn đầu tư xã hội, đến 2001 – 2011 là 69,47 tỷ USD, chiếm 22,75%. Tỷ trọng khu vực FDI trong cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000 – 2011 tăng 5,4%.

Riêng về xuất khẩu, trước năm 2001, xuất khẩu của khu vực FDI chỉ đạt 45,2% tổng kim ngạch, kể cả dầu thô. Từ năm 2003, xuất khẩu của khu vực này bắt đầu vượt khu vực trong nước và dần trở thành nhân tố chính thúc đẩy xuất khẩu, chiếm khoảng 64% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012.

FDI góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt hàng sơ cấp, tăng dần tỷ trọng hàng chế tạo.

FDI tác động tích cực tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu nhất là sang Hoa Kỳ, EU, làm thay đổi đáng kể cơ cấu xuất khẩu, đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

FDI còn góp phần ổn định thị trường trong nước, hạn chế nhập siêu thông qua việc cung cấp cho thị trường nội địa các sản phẩm chất lượng cao do doanh nghiệp trong nước sản xuất thay vì phải nhập khẩu như trước đây.

Đặc biệt, đóng góp của FDI vào ngân sách ngày càng tăng, từ 1,8 tỷ USD (1994-2000) lên 14,2 tỷ USD (2001 – 2010). Năm 2012, nộp ngân sách của khu vực FDI (không kể dầu thô) là 3,7 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng thu ngân sách (18,7% tổng thu nội địa, trừ dầu thô).

Đồng thời, FDI còn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH; tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động; là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế; có tác động nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm; góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, tạo thêm áp lực đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh; và góp phần quan trọng vào hội nhập quốc tế.

Hiệu quả nguồn vốn FDI chưa cao

Bên cạnh những đóng góp nổi bật nêu trên, 25 năm qua, thu hút FDI vào Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Theo Thứ trưởng Đào Quang Thu, đó là: hiệu quả tổng thể nguồn vốn FDI chưa cao: Trong công nghiệp – xây dựng, các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lắp ráp, giá trị gia tăng thấp; có quá ít dự án về cơ sở hạ tầng; tỷ trọng dự án trong nông – lâm –ngư nghiệp rất thấp và có xu hướng giảm dần trong khi đây là những ngành Việt Nam có thế mạnh.

Trong dịch vụ, các dự án bất động sản quy mô lớn còn cao song nhiều trong số dự án này chậm triển khai, gây lãng phí về đất đai, vay vốn  trong nước. ĐTNN vào các dịch vụ trung gian, dịch vụ giá trị gia tăng cao, giáo dục đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe, môi trường… còn hạn chế.

FDI hiện tập trung chủ yếu tại địa bàn có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm gây mất cân đối vùng miền, không đạt được mục tiêu hướng ĐTNN vào địa bàn khó khăn. Các KKT, KCN, KCNC không tạo ra lợi thế khác biệt cho từng địa phương và vùng lãnh thổ.

Đối tác đầu tư vào Việt Nam chủ yếu từ Châu Á, nhà đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ cao. Hiện mới chỉ thu hút được trên 100 trong tổng số 500 tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới. Tỷ lệ vốn thực hiện thấp so với vốn đăng ký, chỉ khoảng 47,2%.

Không những thế, mục tiêu thu hút công nghệ (công nghệ cao và công nghệ nguồn), chuyển giao công nghệ chưa đạt được như kỳ vọng. Trên 80% doanh nghiệp ĐTNN sử dụng công nghệ trung bình của thế giới, chỉ 5-6% sử dụng công nghệ cao, 14% ở mức thấp và lạc hậu, cá biệt có trường hợp sử dụng công nghệ lạc hậu. Chuyển giao công nghệ chủ yếu thực hiện theo chiều ngang – giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, ít có những biến đổi về trình độ và năng lực công nghệ.

Tỷ lệ việc làm mới do khu vực ĐTNN tạo ra không tương xứng (chỉ chiếm 3,4% trong tổng số lao động có việc làm năm 2011). Thu nhập bình quân theo tháng của người lao động ở khu vực doanh nghiệp ĐTNN chỉ cao hơn khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước nhưng thấp hơn khu vực doanh nghiệp nhà nước. Nhu cầu về nhà ở, đời sống văn hóa ở các khu tập trung nhiều lao động đã trở nên bức xúc mà chưa đáp ứng được.

Bên cạnh đó, hiệu ứng lan tỏa của khu vực FDI sang khu vực khác của nền kinh tế còn hạn chế, có dấu hiệu chèn lấn; một số dự án được cấp phép nhưng chưa bảo đảm tính bền vững, gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng, tài nguyên, chưa chú ý đầy đủ tới an ninh quốc phòng.

Thậm chí, còn có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế, tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách…./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

 FDI vào Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN
FDI vào Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN

(VOV)-Kết quả này do Việt Nam có nguồn lao động giá rẻ nhất trong số các nước Đông Nam Á và môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn.

 FDI vào Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN

FDI vào Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN

(VOV)-Kết quả này do Việt Nam có nguồn lao động giá rẻ nhất trong số các nước Đông Nam Á và môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn.

Sau 25 năm thu hút FDI: Phải quý hồ tinh...!
Sau 25 năm thu hút FDI: Phải quý hồ tinh...!

(VOV)-Các chuyên gia cho rằng, dù rất cần dòng vốn FDI cho nền kinh tế, nhưng phải kiên quyết theo hướng coi trọng chất lượng hơn số lượng.

Sau 25 năm thu hút FDI: Phải quý hồ tinh...!

Sau 25 năm thu hút FDI: Phải quý hồ tinh...!

(VOV)-Các chuyên gia cho rằng, dù rất cần dòng vốn FDI cho nền kinh tế, nhưng phải kiên quyết theo hướng coi trọng chất lượng hơn số lượng.

Vốn FDI lần đầu tiên đổ vào đường cao tốc
Vốn FDI lần đầu tiên đổ vào đường cao tốc

Nếu được chấp thuận, tuyến Pháp Vân-Cầu Giẽ sẽ là dự án đường cao tốc đầu tiên do doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp.

Vốn FDI lần đầu tiên đổ vào đường cao tốc

Vốn FDI lần đầu tiên đổ vào đường cao tốc

Nếu được chấp thuận, tuyến Pháp Vân-Cầu Giẽ sẽ là dự án đường cao tốc đầu tiên do doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp.

Vốn FDI được điều chỉnh lên hơn 16 tỉ USD
Vốn FDI được điều chỉnh lên hơn 16 tỉ USD

Công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm, tiếp sau là bất động sản, bán buôn bán lẻ, sửa chữa…

Vốn FDI được điều chỉnh lên hơn 16 tỉ USD

Vốn FDI được điều chỉnh lên hơn 16 tỉ USD

Công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm, tiếp sau là bất động sản, bán buôn bán lẻ, sửa chữa…

Số liệu thu hút FDI: tăng hơn 3 tỷ so với số đã công bố
Số liệu thu hút FDI: tăng hơn 3 tỷ so với số đã công bố

(VOV)-Số liệu vốn FDI cả năm 2012 mà Cục Đầu tư nước ngoài mới công bố tăng hơn 3 tỷ USD so với công bố trước đó...

Số liệu thu hút FDI: tăng hơn 3 tỷ so với số đã công bố

Số liệu thu hút FDI: tăng hơn 3 tỷ so với số đã công bố

(VOV)-Số liệu vốn FDI cả năm 2012 mà Cục Đầu tư nước ngoài mới công bố tăng hơn 3 tỷ USD so với công bố trước đó...

Năm 2013 mục tiêu thu hút 13-14 tỷ USD vốn FDI
Năm 2013 mục tiêu thu hút 13-14 tỷ USD vốn FDI

(VOV) -Bộ KHĐT cũng đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm nay khoảng 10,5-11 tỷ USD.

Năm 2013 mục tiêu thu hút 13-14 tỷ USD vốn FDI

Năm 2013 mục tiêu thu hút 13-14 tỷ USD vốn FDI

(VOV) -Bộ KHĐT cũng đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm nay khoảng 10,5-11 tỷ USD.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Khó xử lý doanh nghiệp FDI bỏ trốn
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Khó xử lý doanh nghiệp FDI bỏ trốn

(VOV) -Tình trạng doanh nghiệp FDI vay vốn của ngân hàng trong nước nhưng không hoạt động nữa, bỏ trốn khỏi địa bàn là có, tuy không nhiều

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Khó xử lý doanh nghiệp FDI bỏ trốn

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Khó xử lý doanh nghiệp FDI bỏ trốn

(VOV) -Tình trạng doanh nghiệp FDI vay vốn của ngân hàng trong nước nhưng không hoạt động nữa, bỏ trốn khỏi địa bàn là có, tuy không nhiều