Sầu riêng Khánh Sơn và nhiều loại cây trồng giúp bà con miền núi thoát nghèo

VOV.VN - Khánh Sơn và Khánh Vĩnh là 2 huyện miền núi, nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện khó khăn nhất ở tỉnh Khánh Hòa. Phát triển mô hình sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, cấp đất sản xuất là những giải pháp hữu hiệu để nâng cao thu nhập cho người dân, từng bước thoát nghèo.

Năm 2021, gia đình anh Cao Hữu Thìn, dân tộc Rắc Lây, ở thôn Hòn Dung, xã Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Gia đình anh tập trung sản xuất 7 sào đất làm vườn, trong đó có 5 sào sầu riêng, 2 sào trồng bưởi da xanh là những trái cây đặc sản của huyện miền núi Khánh Sơn. Trong lúc chờ đợi thu hoạch cây ăn quả, anh Cao Hữu Thìn trồng xen canh hoa màu ngắn ngày như đậu xanh, đậu đen, bắp lai. Tính đến cuối năm, anh Cao Hữu Thìn thu nhập từ đất vườn được gần 100 triệu đồng, mức thu nhập tuy không cao so với các hộ có diện tích vườn rộng lớn nhưng lại là mơ ước đối với nhiều thanh niên dân tộc thiểu số.

“Tôi rất muốn thoát nghèo, trồng cây, đầu tư làm vườn bền vững hơn, dư dả để mình có tiền tiết kiệm. Trồng xen cây ngắn ngày chừng 3 tháng có thu, lấy tiền đó mình mua phân bón cho sầu riêng. Tôi hằng ngày đi làm công trình, đủ chi tiêu sinh hoạt cho gia đình. Tiền bán sầu riêng để dành tích lũy, làm vốn thêm để đầu tư”, anh Cao Hữu Thìn chia sẻ.

Hơn 10 năm nay, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà chuyển đổi mạnh cây trồng từ những loại cây không hiệu quả sang các loài cây ăn trái đặc sản đã khảo nghiệm thành công như: sầu riêng, bưởi da xanh, măng cụt, mía tím… Đến nay, huyện miền núi Khánh Sơn đã có hơn 1.700 hecta sầu riêng, nhiều hộ có thu nhập hàng tỷ đồng từ vườn đồi. Huyện Khánh Sơn thường xuyên tổ chức các hoạt động kết nối, xúc tiến để lan tỏa thương hiệu sầu riêng. Những khó khăn bà con người dân tộc thiểu số đang gặp phải như: thiếu đất sản xuất, kỹ năng canh tác đang dần được thay đổi.

Chị Cao Thị Thanh Thảo, ở thôn Tà Nĩa, xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn cho biết, gia đình có hơn 1 hecta sầu riêng cùng nhiều loại cây ăn trái khác: “Sầu riêng Khánh Sơn cũng có thương hiệu riêng của Khánh Sơn, 1 hecta thu được 200 triệu, đây là số tiền rất là lớn. Với đồng bào trên này, muốn thoát nghèo thì phải giữ đất. Có cái để trồng các loại cây ăn quả. Bà con đi làm thuê cho các hộ có vườn lớn, vừa có tiền công vừa học hỏi được quy trình chăm sóc cây sầu riêng tại hộ đó. Để về mình chăm sóc lại cho vườn mình”.

Giai đoạn 2021-2025, huyện Khánh Sơn xác định thông qua việc hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả, phát triển du lịch gắn với nông nghiệp để sớm thoát khỏi huyện nghèo. Địa phương đặt mục tiêu đến năm 2025, đưa thu nhập bình quân của đồng bào dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần so với năm 2020. Thông qua, các chương trình phát triển kinh tế-xã hội miền núi, huyện Khánh Sơn sẽ được đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất, xây dựng một số cầu bê tông qua sông Tô Hạp, tạo điều kiện cho phát triển các diện tích sản xuất dọc 2 bên bờ sông; mở một số tuyến đường để nối với các địa phương khác nhằm phá thế độc đạo ở huyện miền núi.

Ông Nguyễn Văn Nhuận, Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa cho biết,  theo chuẩn nghèo mới, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo tại Khánh Sơn đã tăng lên gần 60%. Để nâng cao thu nhập của người dân, sớm thoát khỏi huyện nghèo, ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng mỗi năm khoảng hơn 100 tỷ đồng, huyện đang nâng cao kỹ năng, thay đổi phương thức canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số.

“Mình làm những con đường để bà con vào nơi tập trung sản xuất. Trước đây không có đường, bà con phải leo núi, buồng chuối từ trên rẫy đi xuống phải mất nửa ngày. Tâm lý chung việc phấn đấu thoát nghèo, động lực cũng có nhưng chưa đột phá. Công tác tuyên truyền, vận động, đầu tư mạnh cho giáo dục, đào tạo cho thế hệ trẻ khoảng 5-10 năm nữa sẽ khác đi”, ông Nguyễn Văn Nhuận co biết thêm.

Tỉnh Khánh Hòa hiện có khoảng 6.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, chiếm đến 60% số hộ nghèo trong toàn tỉnh. Tỉnh đã có chương trình đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng miền núi nhằm thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi. Giai đoạn 2015-2020, tỉnh Khánh Hòa đã dành khoảng 400 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mô hình sản xuất cho 2 huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh. Tuy nhiên, nguồn kinh phí này chỉ đạt một nửa kế hoạch đề ra, chưa thể đáp ứng yêu cầu thay đổi căn bản diện mạo vùng miền núi.

Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục tập trung đầu tư cho miền núi, phấn đấu đến hết nhiệm kỳ này không còn huyện nghèo. Tỉnh sẽ ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số-miền núi tăng ít nhất 1,5 lần so với giai đoạn 2016-2020. Bên cạnh đó, tỉnh đã bóc tách được gần 10.000 hecta đất từ các nông, lâm trường và tiến hành giao gần 3.000 hecta cho đồng bào có đất sản xuất, diện tích còn lại giao UBND các huyện quản lý.

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, tỉnh Khánh Hòa đang xây dựng quy hoạch tỉnh theo hướng chuyển đổi từ đất trồng rừng sang trồng cây lâu năm, kết hợp với việc đào tạo nghề, giúp bà con sớm thoát nghèo bền vững: “2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, phải mạnh dạn chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm. Bà con mới đủ điều kiện để thụ hưởng các chính sách hỗ trợ sản xuất. Trước đây, chủ yếu lên rừng, làm rẫy thì bây giờ phải đào tạo ngành nghề, dần dần các vùng như Khánh Sơn, Khánh Vĩnh phải trở thành các khu công nghiệp, đô thị du lịch sinh thái”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cây dược liệu mang tới cơ hội thoát nghèo cho vùng cao Quảng Ngãi
Cây dược liệu mang tới cơ hội thoát nghèo cho vùng cao Quảng Ngãi

VOV.VN - Để các loại cây dược liệu trở thành sản phẩm hàng hoá, giúp người dân vùng cao thoát nghèo, các địa phương miền núi tỉnh Quảng Ngãi cần có kế hoạch, đinh hướng mang tính bền vững hơn.

Cây dược liệu mang tới cơ hội thoát nghèo cho vùng cao Quảng Ngãi

Cây dược liệu mang tới cơ hội thoát nghèo cho vùng cao Quảng Ngãi

VOV.VN - Để các loại cây dược liệu trở thành sản phẩm hàng hoá, giúp người dân vùng cao thoát nghèo, các địa phương miền núi tỉnh Quảng Ngãi cần có kế hoạch, đinh hướng mang tính bền vững hơn.

"Đòn bẩy" để bà con vùng cao Yên Bái thoát nghèo
"Đòn bẩy" để bà con vùng cao Yên Bái thoát nghèo

VOV.VN - Chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh Yên Bái là đòn bẩy quan trọng để giúp người dân trên địa bàn từng bước thoát nghèo, nâng cao thu nhập.

"Đòn bẩy" để bà con vùng cao Yên Bái thoát nghèo

"Đòn bẩy" để bà con vùng cao Yên Bái thoát nghèo

VOV.VN - Chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh Yên Bái là đòn bẩy quan trọng để giúp người dân trên địa bàn từng bước thoát nghèo, nâng cao thu nhập.

Nông dân Quảng Nam mạnh dạn vay vốn làm ăn thoát nghèo
Nông dân Quảng Nam mạnh dạn vay vốn làm ăn thoát nghèo

VOV.VN - Nhiều nông dân tỉnh Quảng Nam đã mạnh dạn vay vốn của ngân hàng để trồng tiêu, trồng hoa, chăn nuôi bò mà trở nên giàu có, nhiều hộ thu lãi từ 150- 200 triệu đồng/năm.

Nông dân Quảng Nam mạnh dạn vay vốn làm ăn thoát nghèo

Nông dân Quảng Nam mạnh dạn vay vốn làm ăn thoát nghèo

VOV.VN - Nhiều nông dân tỉnh Quảng Nam đã mạnh dạn vay vốn của ngân hàng để trồng tiêu, trồng hoa, chăn nuôi bò mà trở nên giàu có, nhiều hộ thu lãi từ 150- 200 triệu đồng/năm.