Sẽ kiểm toán việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19

VOV.VN - Việc kiểm toán công tác nghiên cứu, tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách trong công tác phòng chống dịch cần đặt trong bối cảnh dịch bệnh bất thường, bảo đảm tính khách quan, công bằng, minh bạch.

Tại Hội thảo khoa học “Kiểm toán chuyên đề việc quản lý, sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19” do Kiểm toán Nhà nước tổ chức ngày 19/1, các đại biểu đã nêu bật sự cần thiết, tính kịp thời và hiệu quả của các chủ trương, chính sách, kết quả huy động, sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của đại dịch. Các đại biểu cũng chỉ ra tồn tại, hạn chế, khó khăn vướng mắc và những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức xây dựng, thanh quyết toán chi phí xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các cơ sở thu dung, cơ sở cách ly, cơ sở điều trị, bệnh viện dã chiến; xây dựng và ban hành giá các loại dịch vụ trong công tác phòng chống dịch Covid-19; việc thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh thông thường và khám chữa bệnh cho người bệnh Covid-19.

Theo ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, quy định của pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh đã tương đối đầy đủ, kịp thời, tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, đến nay, vẫn phát sinh những vướng mắc bất cập do các quy định hiện hành chưa dự liệu được các tình huống như phải đối mặt.

“Việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số biện pháp do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành còn chưa kịp thời, việc thực hiện các cơ chế, chính sách áp dụng các văn bản có trường hợp còn chưa thống nhất, đồng bộ giữa các địa phương và việc xây dựng chính sách trong thời gian rất ngắn nên đánh giá tác động và lấy ý kiến cũng không được đầy đủ, dẫn đến việc thiết kế chính sách rất khó sát với thực tế, đưa ra những trình tự, thủ tục phức tạp và điều kiện cũng khá chặt chẽ”, ông Ngô Trung Thành cho biết thêm.

Dự kiến, Kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán đánh giá việc tuân thủ pháp luật, việc ban hành các cơ chế chính sách, các khó khăn vướng mắc trong quá trình huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19 tại 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các bộ, ngành cơ quan Trung ương như Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước… Thời gian kiểm toán dự kiến từ ngày 16/2 đến 31/3, phát hành báo cáo kiểm toán trước ngày 31/5 năm nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính hơn 67.000 tỷ đồng trong năm 2021
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính hơn 67.000 tỷ đồng trong năm 2021

VOV.VN - Tính đến ngày 15/12/2021, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 67.000 tỷ đồng; phát hiện và kiến nghị, xử lý trách nhiệm kịp thời đối với những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công của các đơn vị được kiểm toán.

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính hơn 67.000 tỷ đồng trong năm 2021

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính hơn 67.000 tỷ đồng trong năm 2021

VOV.VN - Tính đến ngày 15/12/2021, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 67.000 tỷ đồng; phát hiện và kiến nghị, xử lý trách nhiệm kịp thời đối với những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công của các đơn vị được kiểm toán.

GDP năm 2021 tăng 2,58% dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19
GDP năm 2021 tăng 2,58% dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19

VOV.VN - Tính chung cả năm 2021, GDP của Việt Nam tăng 2,58%, thấp hơn mức 2,91% của năm ngoái, và cũng là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.

GDP năm 2021 tăng 2,58% dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19

GDP năm 2021 tăng 2,58% dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19

VOV.VN - Tính chung cả năm 2021, GDP của Việt Nam tăng 2,58%, thấp hơn mức 2,91% của năm ngoái, và cũng là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.

Thiệt hại kinh tế do Covid-19 trong 2 năm lên tới trên 500 nghìn tỷ đồng
Thiệt hại kinh tế do Covid-19 trong 2 năm lên tới trên 500 nghìn tỷ đồng

VOV.VN - Diễn đàn Kinh tế Việt Nam ghi nhận hàng loạt ý kiến đề xuất, kiến nghị giải pháp để Việt Nam thực hiện phục hồi kinh tế - xã hội do tác động của Covid-19.

Thiệt hại kinh tế do Covid-19 trong 2 năm lên tới trên 500 nghìn tỷ đồng

Thiệt hại kinh tế do Covid-19 trong 2 năm lên tới trên 500 nghìn tỷ đồng

VOV.VN - Diễn đàn Kinh tế Việt Nam ghi nhận hàng loạt ý kiến đề xuất, kiến nghị giải pháp để Việt Nam thực hiện phục hồi kinh tế - xã hội do tác động của Covid-19.