“Sóng thần” Brexit đe dọa kinh tế toàn cầu

Giới chuyên gia dự báo cơn “sóng thần chính trị” này sẽ kéo theo nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn và lâu dài.

Cơn “ác mộng” Brexit đã trở thành hiện thực. Nước Anh đã chính thức rời Liên minh châu Âu (EU). Giới chuyên gia dự báo cơn “sóng thần chính trị” này sẽ kéo theo nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn và lâu dài.
Thị trường chứng khoán toàn cầu choáng váng sau Brexit

Hậu quả nhãn tiền

Theo Economist, trước mắt ước tính Brexit sẽ khiến Anh mất đi một thị trường ổn định 500 triệu dân ở các nước EU, dẫn tới thiệt hại 6% GDP vào năm 2020. Bởi hơn một nửa số hàng hóa xuất khẩu của Anh hiện có điểm đến là các nước EU, đóng góp từ 4-5% GDP. Ngoài ra, ngành ngân hàng, vốn đóng góp tới 8% tổng sản lượng kinh tế Anh, cũng sẽ bị ảnh hưởng khi Anh không còn là thành viên của EU. Giới chuyên gia nhận định nhiều khả năng các ngân hàng quốc tế lớn như Bank of America, Morgan Stanley hay Citigroup sẽ chuyển sang một nước EU khác để trực tiếp kết nối với thị trường rộng lớn, không còn mặn mà với Anh như trước. 

Hãng Rolls-Royce chuyên sản xuất hệ thống năng lượng, vũ khí và hàng không-không gian, cho rằng Brexit có thể khiến nhà máy thử nghiệm bộ phận động cơ xe ở Đức đứng trước nhiều rủi ro, cũng như khiến lợi thế cạnh tranh rơi vào tay các đối thủ Hoa Kỳ. Mối quan ngại của nhà lãnh đạo doanh nghiệp này là tâm trạng chung của nhiều công ty đa quốc gia đang hoạt động ở Anh hiện nay, bởi hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia vốn có sự kết nối rộng khắp toàn châu Âu. Nhiều công ty đang bán các mặt hàng sản xuất từ nhà máy tại Anh sang các nước EU. Và nếu Anh rời đi, việc này sẽ khó khăn hơn. Ngoài ra, các chuyên gia dự báo đồng bảng Anh cũng sẽ rớt giá 14-15% chỉ trong vòng 1 năm, đẩy nước Anh đứng trước nguy cơ mất đi vị trí trung tâm tài chính toàn cầu.

 Về bất động sản và tài sản, theo một tính toán độc lập của Bộ Tài chính Anh, giá nhà đất sẽ giảm 10-18% vào năm 2018. Giá nhà giảm cộng thêm khả năng Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) có thể tăng lãi suất cơ bản để ngăn chặn đà giảm giá của đồng bảng, có thể khiến các công ty xây dựng giảm hoạt động xây dựng nhà, kéo theo lượng nhà chào bán giảm sút trong tương lai. Tình trạng thiếu nhà ở có thể càng trở nên trầm trọng nếu Brexit khiến nhiều công dân EU đang ở Anh phải trở về nước.

Không chỉ làm suy yếu nền kinh tế, Brexit còn có thể kéo theo nguy cơ khiến xã hội Anh trở nên bất ổn. Hơn 2,2 triệu người Anh đang sinh sống và làm việc lại các nước khác trong EU, có thể lâm vào cảnh thất nghiệp, đồng thời bị cắt đứt mọi quyền lợi tiếp cận ưu đãi trong xã hội. Việc Anh rời EU sẽ khiến BoE phải tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, có thể hạ lãi suất xuống mức 0%. Ngoài ra nó còn tác động bất lợi đến hoạt động kinh tế và đầu tư, gây khó khăn cho nỗ lực của chính phủ trong việc giảm thâm hụt ngân sách, trong khi người dân Anh khó lòng duy trì mức chi tiêu hiện nay một khi chi phí nhập khẩu tăng. Ngoài ra, Brexit cũng có thể tạo ra tiền lệ xấu, khiến xứ Wales hay Scotland, vốn là khu vực có tỷ lệ ủng hộ EU rất cao, sẽ tiến hành trưng cầu ý dân để tách khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh. Một viễn cảnh tồi tệ hơn nữa là Đức, Pháp, Tây Ban Nha... cũng có khả năng tách khỏi EU sau khi phe ủng hộ rời EU tại Anh giành chiến thắng, từ đó đẩy liên minh này đứng trước nguy cơ tan rã.

Khó khăn lâu dài

Thủ tục ra khỏi EU được quy định trong điều 50 của Hiệp ước Lisbon năm 2009. Sau cuộc trưng cầu dân ý, Anh phải viết thư cho Hội đồng châu Âu, cơ chế đại diện cho các nước thành viên, chính thức yêu cầu rút ra khỏi EU. Thủ tục này sẽ kéo dài đến 2 năm, với các cuộc thương lượng giữa London với 27 nước thành viên còn lại của EU. Nói cách khác, Anh sẽ vẫn là thành viên của EU cho đến năm 2018, trong thời gian thương lượng về các thể thức “chia tay” và về quan hệ mới giữa London với Brussels. 

Đối với EU, Brexit là một thảm họa: Châu Âu bị các cuộc khủng hoảng bủa vây; khu vực đồng EUR gặp rắc rối và bị chia rẽ; vấn đề người tị nạn chưa chấm dứt; các đảng theo chủ nghĩa dân túy (và thường bài EU) đang trỗi dậy ở khắp mọi nơi. Cả Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel đều phải đối mặt với các cuộc bầu cử khó khăn vào năm tới.

Ưu tiên cho phần còn lại của EU sẽ là đảm bảo rằng không ai đi theo tấm gương của Anh. Điều đó ngăn cản việc đem lại cho Anh một thỏa thuận có lợi. Những người chủ trương rời bỏ đã đáp trả rằng vì Anh nhập khẩu từ EU nhiều hơn là bán, nên các nước khác phải đưa ra một thỏa thuận thương mại tự do hào phóng hơn. Nhưng điều này cho thấy một sự ngộ nhận cả về hoạt động chính trị lẫn các cuộc đàm phán thương mại của EU. EU không thể để Anh có được quyền tiếp cận đầy đủ tới thị trường chung mà không có trách nhiệm, vì sợ rằng những nước khác sẽ yêu cầu sự đối đãi tương tự. Và Đức không thể đem lại cho Anh bất cứ thứ gì của mình, dù các nhà sản xuất ô tô của nước này có thúc đẩy điều đó mạnh mẽ đến đâu chăng nữa. Bất kỳ một thỏa thuận nào cũng phải được toàn bộ 27 nước thông qua, một vài trong số đó hầu như không giao thương với Anh. Các nhà sản xuất ô tô của Tây Ban Nha có thể thích thuế quan được áp dụng cho ô tô được buôn bán giữa Anh và Đức. Romania hầu như không nhìn thấy lợi ích gì trong một thỏa thuận thương mại tự do mà để cho Anh ngăn chặn việc nhập cư.

 Trên thực tế, EU sẽ chỉ đưa ra cho Anh 2 thỏa thuận có thể thực hiện được. Thỏa thuận thứ nhất là gia nhập Khu vực Kinh tế châu Âu với Na Uy. Việc này sẽ bảo toàn sự tiếp cận đầy đủ tới thị trường chung. Nhưng giống như Na Uy, Anh sẽ phải trả một khoản đóng góp lớn cho ngân sách EU (Na Uy đóng góp một khoản bằng 85% đóng góp của Anh tính theo đầu người); quan sát toàn bộ các quy định của thị trường chung EU mà không có tiếng nói chung trong việc hình thành chúng, và điều then chốt là chấp nhận tự do đi lại của người dân từ EU. Khó có thể tưởng tượng một chính phủ hậu Brexit chấp nhận thỏa thuận này. Thỏa thuận thứ hai về thương mại tự do giống như thỏa thuận của EU với Canada. Nhưng nó không bao trùm mọi hoạt động thương mại, không loại bỏ các hàng rào phi thuế quan, loại trừ hầu hết các dịch vụ tài chính và có thể mất nhiều năm để thống nhất.

Lựa chọn khác cho Anh là quay trở lại buôn bán với EU như Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ đang làm, theo các quy định thông thường của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nhưng hầu hết các nhà kinh tế học đều nói rằng việc này sẽ khiến thiệt hại kinh tế từ Brexit trở nên tồi tệ hơn. Nó sẽ đưa thuế quan chung đánh vào ô tô, dược phẩm, thực phẩm và cá quay trở lại. Nó sẽ phục hồi nhiều hàng rào phi thuế quan. Và nó sẽ loại bỏ hầu hết các dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tài chính.

Các vấn đề kinh tế và thương mại phát sinh từ Brexit sẽ thống trị nền chính trị Anh trong nhiều năm tới. Các quan ngại về an ninh và chính sách đối ngoại cũng sẽ xuất hiện. Bộ Nội vụ, các cơ quan an ninh và cảnh sát có thể cố gắng sao chép các biện pháp phối hợp đã được thiết lập với phần còn lại của EU, đáng chú ý trong lĩnh vực chia sẻ thông tin tình báo. Văn phòng Đối ngoại có thể cố gắng duy trì ý kiến đóng góp vào các thảo luận chính sách đối ngoại của EU. Nhưng không việc nào trong số này sẽ dễ dàng, một số có thể không thực hiện được./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tỷ phú Soros: Sau Brexit, việc EU sụp đổ gần như không thể đảo ngược
Tỷ phú Soros: Sau Brexit, việc EU sụp đổ gần như không thể đảo ngược

Một tỷ phú Mỹ, ông Soros, cho biết Sự sụp đổ của Liên minh châu Âu hầu như không thể đảo ngược sau khi Vương quốc Anh ra khỏi EU.

Tỷ phú Soros: Sau Brexit, việc EU sụp đổ gần như không thể đảo ngược

Tỷ phú Soros: Sau Brexit, việc EU sụp đổ gần như không thể đảo ngược

Một tỷ phú Mỹ, ông Soros, cho biết Sự sụp đổ của Liên minh châu Âu hầu như không thể đảo ngược sau khi Vương quốc Anh ra khỏi EU.

Eurozone có công cụ “giảm sốc” đối với Brexit
Eurozone có công cụ “giảm sốc” đối với Brexit

VOV.VN - Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin ngày 24/6 khẳng định, cú “sốc” từ quyết định của cử tri Anh muốn rời khỏi EU có tác động "rất nhỏ" đến Eurozone.

Eurozone có công cụ “giảm sốc” đối với Brexit

Eurozone có công cụ “giảm sốc” đối với Brexit

VOV.VN - Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin ngày 24/6 khẳng định, cú “sốc” từ quyết định của cử tri Anh muốn rời khỏi EU có tác động "rất nhỏ" đến Eurozone.

Không chỉ EU, Mỹ cũng đang “run sợ” vì Brexit
Không chỉ EU, Mỹ cũng đang “run sợ” vì Brexit

VOV.VN - Sau kết quả bất ngờ của Brexit, một nhóm người tại bang Texas của Mỹ đang vận động mạnh mẽ để đòi Texit (tứcTexas rời khỏi Mỹ).

Không chỉ EU, Mỹ cũng đang “run sợ” vì Brexit

Không chỉ EU, Mỹ cũng đang “run sợ” vì Brexit

VOV.VN - Sau kết quả bất ngờ của Brexit, một nhóm người tại bang Texas của Mỹ đang vận động mạnh mẽ để đòi Texit (tứcTexas rời khỏi Mỹ).

Hậu Brexit: Vương quốc Anh sẽ “tan đàn xẻ nghé”?
Hậu Brexit: Vương quốc Anh sẽ “tan đàn xẻ nghé”?

VOV.VN - Quyết định rời khỏi EU sau cuộc trưng cầu ý dân của Anh không chỉ khiến châu Âu mất đi một thành viên, mà còn khiến nội bộ nước Anh chia rẽ sâu sắc.

Hậu Brexit: Vương quốc Anh sẽ “tan đàn xẻ nghé”?

Hậu Brexit: Vương quốc Anh sẽ “tan đàn xẻ nghé”?

VOV.VN - Quyết định rời khỏi EU sau cuộc trưng cầu ý dân của Anh không chỉ khiến châu Âu mất đi một thành viên, mà còn khiến nội bộ nước Anh chia rẽ sâu sắc.