Nợ xấu sẽ tăng khi áp dụng Thông tư 02

VOV.VN -Đến tháng 6/2014, khi Thông tư 02 có hiệu lực thì nợ xấu sẽ phải xử lý kiểu khác, TCTD kiểu gì cũng phải bán nợ.

“Việc mua – bán nợ xấu trong năm 2013 là thách thức, còn 2014 lại là áp lực. Năm 2013, chúng tôi lo lắng mua nợ như thế nào, mua ra sao, mua được không…” ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chia sẻ.

PV: Hiện nay, nhiều nhà đầu tư ngoại muốn mua lại nợ xấu của các DN. Ông có thể cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều đến lĩnh vực nào?

Ông Nguyễn Quốc Hùng: Họ quan tâm tới các KCN. Điều này khiến chúng ta cũng rất phấn khởi, vì chỉ chuyển từ chỗ nọ sang chỗ kia mà hiệu quả hơn. Người nước ngoài đặt vấn đề mua cả khu và làm chủ KCN. Về lĩnh vực chế biến họ quan tâm tái cấu trúc, tham gia góp vốn, hoặc những mặt hàng xuất khẩu, kiểm soát được. Còn các khu đô thị lớn thì họ đang dò xét.

PV: Năm 2014, VAMC sẽ mua nợ xấu như thế nào, có chịu áp lực gì hay không, thưa ông?

Ông Nguyễn Quốc Hùng: Năm 2014, VAMC vẫn tiếp tục mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt; thứ hai, xây dựng Đề án mua nợ theo giá thị trường. Kèm theo Đề án này là mua hẳn, bán hẳn nhưng đòi hỏi nhiều yếu tố kèm theo. Thứ nhất là yếu tố pháp lý. Với vốn điều lệ 500 tỷ đồng thì làm sao VAMC mua nợ theo giá thị trường? Có nghĩa là phải bổ sung vốn điều lệ hoặc là xây dựng phương án vay vốn với thời gian dài tối thiểu 5- 7 năm để có thể kinh doanh.

Rồi hàng loạt điều kiện kèm theo, ví dụ như đấu giá, phát mại sẽ thực hiện ra sao, tài sản đảm bảo như thế nào để trở thành tài sản hoàn chỉnh, bán khoản nợ tương đối đảm bảo.

Bán nợ xấu cho nhà đầu tư nước ngoài thì cơ chế ra sao, tỷ lệ tham gia vốn DN thế nào; tái cấu trúc DN, quyền sở hữu tài sản bằng bất động sản ở Việt Nam như thế nào; kể cả việc mua bán nợ đối với người Việt Nam ở Việt Nam.

Các khoản nợ mua về được phân loại, sàng lọc thành từng nhóm (bất động sản, khoản sản xuất, tồn kho nguyên liệu hoặc chỉ là những bất động sản thế chấp). Sau đó, VAMC xem khả năng hoạt động của DN, tái cấu trúc, miễn lãi, giảm lãi  và cơ cấu lại khoản nợ cho DN và đề nghị tổ chức tín dụng cho vay vốn. Trường hợp TCTD khó khăn thì phải tính toán, xem xét bảo lãnh theo Nghị định 53.

Đối với khoản nợ của những DN có khả năng phục hồi nhưng lực không có thì kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài và tái cấu trúc.

Với DN không còn khả năng phục hồi thì phải tìm cách xử lý bằng phát mại, hóa giá tài sản. Tuy nhiên, đây là bước rất khó khăn trong việc xử lý nợ.

Tiếp theo là những tài sản tòa đã tuyên, án đã có hiệu lực. Rất nhiều khoản nợ VAMC mua mà thi hành án không thể thu hồi được, không thể thi hành án được thì giải quyết thế nào?

PV: Mục tiêu mua nợ xấu năm 2014 được VAMC đặt ra như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Quốc Hùng: Giá trị mua nợ xấu đạt từ 70.000- 100.000 tỷ đồng. Để đạt mục tiêu này, VAMC tiếp tục mua bằng trái phiếu đặc biệt, thứ hai là mua đứt bán đoạn; thứ ba là tái cấu trúc DN và khoản nợ và kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. Có nghĩa là nhà đầu tư cần tham gia thì tôi bán. Muốn như vậy cần có sự hỗ trợ của Chính phủ, bộ ngành để hoàn thiện thủ tục pháp lý. Khi họ vào thì họ sẽ yên tâm hơn vì khoản nợ đã có đầy đủ yếu tố pháp lý. VAMC chỉ muốn nói: Khoản nợ đã mua qua VAMC thì chúng tôi chịu trách nhiệm tính pháp lý.

Chúng tôi giao chỉ tiêu cơ cấu nợ, thu hồi nợ cho cán bộ của mình. Hiện giờ VAMC đang ủy quyền cho các TCTD thu hồi nợ. Sơ bộ họ báo cáo cũng được mười mấy tỷ rồi.

PV: Nếu áp dụng Thông tư 02 từ tháng 6/2014 thì nợ xấu sẽ ở mức độ nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Quốc Hùng: Theo tôi, thông tư 02 hướng các hoạt động của TCTD đi vào an toàn. Việc thực hiện thông tư này là tốt và cũng là cảnh báo cho TCTD phải có trách nhiệm xử lý nợ xấu. Nếu thực hiện từ tháng 6/2014 thì khoản nợ xấu VAMC mua sẽ tăng lên. Lúc đó, nợ xấu đang ở nhóm 1 nhưng chuyển sang nhóm 5 thì phải xử lý kiểu khác, kiểu gì cũng phải bán nợ.

PV: Xin cảm ơn ông!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

NHNN thừa nhận nợ xấu vẫn còn cao
NHNN thừa nhận nợ xấu vẫn còn cao

VOV.VN -Tổng nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các TCTD là 146,5 nghìn tỷ đồng và tăng 28,1 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2012.

NHNN thừa nhận nợ xấu vẫn còn cao

NHNN thừa nhận nợ xấu vẫn còn cao

VOV.VN -Tổng nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các TCTD là 146,5 nghìn tỷ đồng và tăng 28,1 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2012.

VAMC đã xử lý gần 106 nghìn tỷ đồng nợ xấu
VAMC đã xử lý gần 106 nghìn tỷ đồng nợ xấu

VOV.VN -Dự kiến đến cuối năm 2013,VAMC mua được khoảng 30 - 35 nghìn tỷ đồng nợ xấu.

VAMC đã xử lý gần 106 nghìn tỷ đồng nợ xấu

VAMC đã xử lý gần 106 nghìn tỷ đồng nợ xấu

VOV.VN -Dự kiến đến cuối năm 2013,VAMC mua được khoảng 30 - 35 nghìn tỷ đồng nợ xấu.

Nguy cơ nợ xấu tăng gấp đôi
Nguy cơ nợ xấu tăng gấp đôi

Các chuyên gia cho rằng, không nên trì hoãn áp dụng chuẩn phân loại nợ xấu mới, dù có thể khiến nợ xấu tăng vọt.

Nguy cơ nợ xấu tăng gấp đôi

Nguy cơ nợ xấu tăng gấp đôi

Các chuyên gia cho rằng, không nên trì hoãn áp dụng chuẩn phân loại nợ xấu mới, dù có thể khiến nợ xấu tăng vọt.

Điểm nghẽn kinh tế năm 2014: Nợ xấu và cải cách DNNN
Điểm nghẽn kinh tế năm 2014: Nợ xấu và cải cách DNNN

Theo TS Nguyễn Đức Thành, năm 2014 nền kinh tế còn vướng 2 lực cản là cải cách doanh nghiệp nhà nước và xử lý nợ xấu.

Điểm nghẽn kinh tế năm 2014: Nợ xấu và cải cách DNNN

Điểm nghẽn kinh tế năm 2014: Nợ xấu và cải cách DNNN

Theo TS Nguyễn Đức Thành, năm 2014 nền kinh tế còn vướng 2 lực cản là cải cách doanh nghiệp nhà nước và xử lý nợ xấu.

Nhiều giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam
Nhiều giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam

VOV.VN - Tại Việt Nam, nợ xấu cũng đang là vấn đề nan giải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đất nước.

Nhiều giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam

Nhiều giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam

VOV.VN - Tại Việt Nam, nợ xấu cũng đang là vấn đề nan giải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đất nước.