Tái cơ cấu đầu tư công: Hiệu quả chưa rõ nét

VOV.VN -Quá trình tái cơ cấu đầu tư công hiện mới chỉ siết chặt kỷ luật đầu tư chứ chưa tập trung vào các giải pháp nâng cao hiệu quả, tránh lãng phí.

Đầu tư công, tái cơ cấu đầu tư công hiện là một trong những vấn đề thách thức nhất của cải cách kinh tế Việt Nam. Thời gian qua, mặc dù tái cơ cấu đầu tư công đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, quá trình tái cơ cấu đầu tư công hiện mới chỉ dừng lại ở việc siết chặt kỷ luật đầu tư chứ chưa tập trung vào các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí. Điều này dẫn tới việc tái cơ cấu đầu tư công vẫn còn chậm và bộc lộ nhiều hạn chế.

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề tái cơ cấu đầu tư công cần được nhìn nhận và giải quyết một cách thấu đáo hơn, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả chung của nền kinh tế.

Sau 5 năm (2011-2015) thực hiện tái cơ cấu đầu tư, mà trọng tâm là đầu tư công, kết quả bước đầu rõ nét nhất là tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP đã giảm từ 38,7% giai đoạn 2001-2010 xuống còn khoảng 31% vào giai đoạn 2012-2015. Tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế Nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 cũng giảm xuống còn 41% (Giai đoạn 2001-2010 là khoảng 45,7%); trong đó, tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước giảm xuống 21,3%.

Quá trình tái cơ cấu đầu tư công hiện mới chỉ dừng lại ở việc siết chặt kỷ luật đầu tư. (Ảnh minh họa: Tinnhanhchungkhoan)

Bên cạnh đó, việc huy động vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước trong giai đoạn này cũng đạt kết quả tốt hơn khi tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và nước ngoài tăng tương ứng lên mức bình quân 39,4% và 17,6%. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đầu tư công vẫn bộc lộ nhiều hạn chế.

Tiến sỹ Nguyễn Tú Anh, Trưởng ban Ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương cho rằng: đầu tư công chưa có những thay đổi về mặt bản chất, việc tái cơ cấu đầu tư công thời gian qua mới chỉ dừng lại ở việc siết chặt kỷ luật đầu tư công chứ chưa tập trung vào các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công, tránh lãng phí đầu tư. Mặt khác, dù đã có những văn bản pháp luật quy định chặt chẽ, nhưng tại nhiều địa phương vẫn xảy ra sai phạm và không thực hiện nghiêm các chỉ thị, quy trình quản lý đầu tư công theo hiệu quả đầu tư.

Theo TS. Tú Anh, muốn có hiệu quả đầu tư công thì phải là cả một quy trình từ đầu đến cuối được tuân thủ một cách chặt chẽ, từ việc lựa chọn dự án, phải những dự án nào có tính hồi vốn nhanh, có tính hiệu quả, lan tỏa cao cho nền kinh tế thì mới được lựa chọn, mà muốn được như thế thì thường các dự án phải cạnh tranh với nhau theo một cơ chế thật minh bạch.

Tiến sỹ Huỳnh Thế Du, Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright cho rằng, Việt Nam đang gặp không ít vướng mắc trong việc phân bổ nguồn lực có giới hạn. Một trong những vấn đề vướng nhất hiện nay ở Việt Nam là “cơ chế ngân sách tôm hùm” – hầu như địa phương hay đơn vị nào nào cũng muốn có những công trình quy mô được hỗ trợ từ ngân sách trung ương mà không quan tâm đến hiệu quả và tác dụng của chúng.

Từ đầu năm 2011 đến nay, xuất hiện nhiều dự án, công trình có số dự kiến số vốn “khủng” nhưng kém hiệu quả về mặt quốc kế dân sinh như: Sơn La, một địa phương có số thu ngân sách hơn 3.000 tỷ đồng nhưng lại có kế hoạch xây cụm tượng đài và quảng trường lên đến 1.400 tỷ đồng. Công trình nhà bảo tàng mấy nghìn tỷ ở Hà Nội đang bỏ không lại triển khai kế hoạch xây dựng bảo tàng hơn 11.000 tỷ đồng. Đặc biệt, gần đây nổi lên kế hoạch xây dựng các trung tâm hành chính tập trung nghìn tỷ…

TS. Du cho rằng, vấn đề cốt lõi của sự lãng phí trong đầu tư công hiện nay ở Việt Nam nằm ở khía cạnh kinh tế chính trị chứ không phải các vấn đề kinh tế hay kỹ thuật thuần túy.

Có thể thấy, đầu tư công hiện vẫn còn tồn tại những căn bệnh “mãn tính”, như: dàn trải, dự án chậm triển khai, chậm tiến độ, đầu tư theo phong trào… Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, cơ cấu đầu tư công hiện nay vẫn chưa phân định rõ ràng vai trò của Nhà nước và thị trường trong đầu tư công, tái cơ cấu đầu tư công vẫn chưa gắn với thay đổi vai trò của Nhà nước. Đã đến lúc cần thay đổi cách nghĩ về đầu tư công để có những hành động phù hợp.

“Tái cơ cấu đầu tư công phải gắn với việc thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, không dựa quá nhiều vào vốn đầu tư nói chung cũng như dựa vào vốn đầu tư của nhà nước hay vốn đầu tư công nói riêng. Để làm được điều này, phải gắn với việc thay đổi vai trò, chức năng của nhà nước trong nền kinh tế, chuyển từ nhà nước đầu tư trực tiếp sang nhà nước kiến tạo. Đây là nền tảng vững chắc nhất để tái cơ cấu đầu tư công. Ngoài ra, phải quản lý đầu tư công chặt chẽ hơn, tập trung vào xác định lại quy mô về đầu tư công, kể cả đầu tư công ở ngân sách trung ương cũng như nguồn ngân sách địa phương để hạn chế tính dàn trải, đầu tư theo phòng trào, không quan tâm đến hiệu quả của mỗi một dự án đầu tư công,” ông Vũ Đình Ánh phân tích.

Các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, đầu tư công là sử dụng tiền đóng thuế của nhân dân, nên nhân dân phải có quyền được biết những đồng tiền đó được sử dụng như thế nào. Để thực hiện tiêu chí này, tới đây các dự án đầu tư công cần rõ ràng, phải kiểm toán và kết quả kiểm toán phải được công bố công khai trên mạng internet. Xây dựng cơ chế cạnh tranh công khai nguồn vốn đầu tư công giữa các đơn vị sử dụng vốn đầu tư công với nhau, từ đó, rút ra được những kẽ hở trong quy trình đầu tư công và sàng lọc những đơn vị sử dụng vốn đầu tư công hiệu quả và không hiệu quả./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam có nên học cách “giữ cửa” đầu tư công của Hàn Quốc?
Việt Nam có nên học cách “giữ cửa” đầu tư công của Hàn Quốc?

VOV.VN -Hàn Quốc có Trung tâm Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng công và tư để “giữ cửa” các dự án đầu tư, nhờ đó cải thiện hiệu quả quản lý tài khóa quốc gia.

Việt Nam có nên học cách “giữ cửa” đầu tư công của Hàn Quốc?

Việt Nam có nên học cách “giữ cửa” đầu tư công của Hàn Quốc?

VOV.VN -Hàn Quốc có Trung tâm Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng công và tư để “giữ cửa” các dự án đầu tư, nhờ đó cải thiện hiệu quả quản lý tài khóa quốc gia.

Tái cơ cấu đầu tư công chậm do tư duy và lợi ích người trong cuộc?
Tái cơ cấu đầu tư công chậm do tư duy và lợi ích người trong cuộc?

VOV.VN-Theo TS. Phạm Chi Lan, tái cơ cấu đầu tư công diễn ra chậm chạp có nguyên nhân rất cốt lõi từ tư duy và lợi ích của chính những người trong cuộc.

Tái cơ cấu đầu tư công chậm do tư duy và lợi ích người trong cuộc?

Tái cơ cấu đầu tư công chậm do tư duy và lợi ích người trong cuộc?

VOV.VN-Theo TS. Phạm Chi Lan, tái cơ cấu đầu tư công diễn ra chậm chạp có nguyên nhân rất cốt lõi từ tư duy và lợi ích của chính những người trong cuộc.

Quản lý đầu tư công ở một số nơi còn chưa nghiêm
Quản lý đầu tư công ở một số nơi còn chưa nghiêm

VOV.VN - Vẫn còn tình trạng điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư. Hiệu quả đầu tư công chưa cao.

Quản lý đầu tư công ở một số nơi còn chưa nghiêm

Quản lý đầu tư công ở một số nơi còn chưa nghiêm

VOV.VN - Vẫn còn tình trạng điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư. Hiệu quả đầu tư công chưa cao.

Tránh đầu tư công kiểu “chỉ chọn ăn tôm hùm”?
Tránh đầu tư công kiểu “chỉ chọn ăn tôm hùm”?

VOV.VN -Theo TS. Huỳnh Thế Du, cơ chế ngân sách "tôm hùm" là kiểu chia ngân sách dựa trên sự cào bằng nhiều hơn là dựa trên hiệu quả đầu tư. 

Tránh đầu tư công kiểu “chỉ chọn ăn tôm hùm”?

Tránh đầu tư công kiểu “chỉ chọn ăn tôm hùm”?

VOV.VN -Theo TS. Huỳnh Thế Du, cơ chế ngân sách "tôm hùm" là kiểu chia ngân sách dựa trên sự cào bằng nhiều hơn là dựa trên hiệu quả đầu tư. 

Đầu tư công: Cần kiểm toán và công khai kết quả mọi dự án
Đầu tư công: Cần kiểm toán và công khai kết quả mọi dự án

VOV.VN -Do đầu tư công sử dụng tiền đóng thuế của nhân dân, nên nhân dân phải có quyền được biết những đồng tiền đó được sử dụng như thế nào.

Đầu tư công: Cần kiểm toán và công khai kết quả mọi dự án

Đầu tư công: Cần kiểm toán và công khai kết quả mọi dự án

VOV.VN -Do đầu tư công sử dụng tiền đóng thuế của nhân dân, nên nhân dân phải có quyền được biết những đồng tiền đó được sử dụng như thế nào.