Tái đàn chăn nuôi an toàn, doanh nghiệp là “hạt nhân” dẫn dắt

VOV.VN - Trong tái đàn chăn nuôi, doanh nghiệp với vai trò là người dẫn dắt giá và là nơi cung cấp nguồn cung con giống, quy trình kỹ thuật an toàn sinh học.

Tại hội nghị “Triển khai một số giải pháp thúc đẩy sản xuất đảm bảo an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng nay (26/12) ở Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định, doanh nghiệp là “hạt nhân” dẫn dắt trong tái đàn chăn nuôi an toàn.

Thống nhất chung về nhận định, các đại biểu cho rằng, tái đàn an toàn đàn lợn trong thời điểm này không nên vội vàng, phải kiểm soát được nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi và xác xuất rủi ro dịch tái phát. Tái đàn không chỉ đáp ứng nguồn cung cho tiêu dùng mà phải đảm bảo được an toàn dịch bệnh.

Tái đàn chăn nuôi an toàn, doanh nghiệp là “hạt nhân” dẫn dắt.

Ông Đặng Văn Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa cho biết, đến nay, Thanh Hóa vẫn đảm bảo được nguồn cung trong tỉnh và một phần cung cấp cho các địa phương lân cận. Về nguồn thực phẩm từ lợn và sản phẩm thịt lợn trước sức ép về giá thời điểm hiện nay, quan điểm của tỉnh là khuyến khích tái đàn đối với những cơ sở chăn nuôi, gia trại đủ điều kiện an toàn dịch bệnh.

“Việc giá lợn tăng cao, người dân chăn nuôi nhỏ lẻ khi tái đàn tự phát sẽ gây chiều hướng ngược lại, đặc biệt là đối với bệnh dịch tả lợn Châu Phi hiện nay chưa có vacxin điều trị, nếu không kiểm soát tốt mà tự phát nuôi tái đàn khi dịch bệnh xảy ra nguy cơ rất cao và thiệt hại tiếp tục rất lớn. Đòi hỏi cơ quan quản lý quản lý chặt chẽ công tác cho tái đàn đối với cơ sở, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học” - ông Hiệp nói.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, trong tái đàn chăn nuôi doanh nghiệp là “hạt nhân” với vai trò vừa là người dẫn dắt giá, vừa là nơi cung cấp nguồn cung con giống, quy trình kỹ thuật an toàn sinh học. Bởi lượng con giống và lợn nái hiện nay chủ yếu chủ yếu tập trung là cơ sở chăn nuôi của các doanh nghiệp lớn, với đàn lợn giống là 109.000 con và 2,7 triệu lợn nái.

Bên cạnh đó, khu vực này đóng vai trò quyết định đến chăn nuôi tập trung, quy mô lớn và an toàn. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, lúc này các doanh nghiệp lớn phải đảm bảo vai trò hạt nhân dẫn dắt. Trong tái đàn phải cung ứng những sản phẩm tốt nhất, đặc biệt là trong kỹ thuật về an toàn sinh học, phổ biến đến bà con chăn nuôi, những điểm vệ tinh của các công ty, kể cả những điểm mua giống của các doanh nghiệp với trách nhiệm hướng dẫn đó phối hợp cùng các cơ quan quản lý nhà nước ở địa điểm đó.

“Quan trọng nhất hiện nay nguồn lợn thương phẩm ở khu vực này hiện rất lớn vì vậy là doanh nghiệp phải có trách nhiệm tham gia và đưa ra thị trường với giá hợp lý tích cực nhất. Bởi có như vậy mới bảo vệ được thị trường cùng với người dân về lâu dài, chứ nếu giá cao quá thì nay mai thị trường quay lưng lại. Thứ hai là nhập giống tự phát ở các nước xung quanh vào không kiểm soát được bệnh thì sẽ tác động đến chính bản thân chăn nuôi an toàn của doanh nghiệp” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.

Thúc đẩy sản xuất an toàn dịch bệnh, đến nay các cơ sở được công bố hết dịch tả lợn Châu Phi đã chủ động tái đàn ngay từ đầu quý 4 năm nay theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cũng theo nhận định của ngành nông nghiệp, nguồn cung thịt lợn cho thị trường sẽ được bổ sung từ cuối quý 1 năm 2020 và từ quý 2, sản lượng thịt lợn xuất chuồng sẽ tiếp tục được tăng lên./.

Tái đàn chăn nuôi lợn: Dễ hay khó?

VOV.VN - Trong khi giá thịt lợn tăng cao, nguồn cung khan hiếm, ngành chăn nuôi lợn của tỉnh Hưng Yên làm cách nào để tái đàn và kiểm soát dịch tả lợn.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người chăn nuôi lợn ở Tiền Giang, Bến Tre lỗ trên 300.000 đồng/tạ
Người chăn nuôi lợn ở Tiền Giang, Bến Tre lỗ trên 300.000 đồng/tạ

VOV.VN - Với mức giá hiện nay từ 2,5 - 2,7 triệu đồng/tạ, người chăn nuôi lợn ở Tiền Giang, Bến Tre thua lỗ trên 300.000 đồng/tạ.

Người chăn nuôi lợn ở Tiền Giang, Bến Tre lỗ trên 300.000 đồng/tạ

Người chăn nuôi lợn ở Tiền Giang, Bến Tre lỗ trên 300.000 đồng/tạ

VOV.VN - Với mức giá hiện nay từ 2,5 - 2,7 triệu đồng/tạ, người chăn nuôi lợn ở Tiền Giang, Bến Tre thua lỗ trên 300.000 đồng/tạ.

Làm giàu từ mô hình chăn nuôi lợn gia công
Làm giàu từ mô hình chăn nuôi lợn gia công

VOV.VN -Mấy năm gần đây, tại xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, mô hình chăn nuôi lợn gia công cho doanh nghiệp giúp nhiều hộ dân vươn lên làm giàu.

Làm giàu từ mô hình chăn nuôi lợn gia công

Làm giàu từ mô hình chăn nuôi lợn gia công

VOV.VN -Mấy năm gần đây, tại xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, mô hình chăn nuôi lợn gia công cho doanh nghiệp giúp nhiều hộ dân vươn lên làm giàu.

Chăn nuôi lợn sau dịch đón giá tăng kỷ lục
Chăn nuôi lợn sau dịch đón giá tăng kỷ lục

VOV.VN - Theo Bộ NN&PTNT, giá lợn hơi thời gian tới sẽ cao kỷ lục do nguồn cung thịt lợn không còn bởi ảnh hưởng từ dịch tả lợn châu Phi.

Chăn nuôi lợn sau dịch đón giá tăng kỷ lục

Chăn nuôi lợn sau dịch đón giá tăng kỷ lục

VOV.VN - Theo Bộ NN&PTNT, giá lợn hơi thời gian tới sẽ cao kỷ lục do nguồn cung thịt lợn không còn bởi ảnh hưởng từ dịch tả lợn châu Phi.