Tạm ngưng tăng thuế, quan hệ thương mại Mỹ-Trung​ chưa hết căng?

VOV.VN - Washington Post nhận định, dù cuộc chiến thương mại đã "tạm ngưng" nhưng quan hệ kinh tế Mỹ-Trung sẽ vẫn tiếp tục căng thẳng.

Washington Post cho hay, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires, Argentina vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có buổi ăn tối cùng nhau và đi đến thống nhất về "tạm dừng" cuộc chiến thương mại giữa hai bên.

Cụ thể, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí trì hoãn việc áp thuế bổ sung lên hàng hóa đối phương, trong khi hai nước sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận thương mại trong vòng 90 ngày.

Cuộc gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump bên lề Hội nghị G20. (Ảnh: AP)

Hai bên cam kết sẽ tiếp tục thương lượng nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ và thảo luận về các hàng rào phi thuế quan.

Tờ Washington Post nhận định, kết quả cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và ông Donald Trump dấy lên tia hy vọng về giải pháp hòa bình cho cuộc chiến thuế ở khu vực xuyên Thái Bình Dương. Song, thực chất, mối quan hệ kinh tế giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới đã bị thay đổi vĩnh viễn kể từ khi có lệch áp thuế bổ sung.

Mấy thập kỷ vừa qua, các nhà sản xuất của Mỹ đã phải dựa vào lực lượng nhân công giá rẻ ở Trung Quốc để sản xuất ra những chiếc iPhone, quần áo và các linh kiện phục vụ cho ngành công nghiệp và đổ một lượng tiền rất lớn vào các nhà máy tại Trung Quốc.

Ở chiều ngược lại, Trung Quốc đã đầu tư hơn 140 tỷ USD vào Mỹ kể từ năm 2000, theo thống kê của Rhodium Group.

Những trận đánh thuế trả đũa qua lại giữa hai nền kinh tế - Mỹ và Trung Quốc - đã khiến giá cả hàng hóa leo thang, đầu tư co lại, kiểm soát xuất nhập khẩu khắt khe hơn, và khiến các quan chức chính phủ phải "đau đầu", doanh nghiệp hai nước cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Theo đánh giá của ông Wendy Cutler, một nhân vật đã từng tham gia đàm phán thương mại của phái đoàn Mỹ, cả Mỹ và Trung Quốc đều có quan điểm cứng rắn về chính sách thương mại vì thế rất khó xoay chuyển để có thể tạo ra các bước tiến mới trong đàm phán thương mại song phương.

"Chúng ta đang ở trong một thế giới mới", ông Wendy Cutler nói. Quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đã thay đổi lớn kể từ khi Tổng thống Donald Trump thực hiện chính sách thương mại "Nước Mỹ trước tiên" (America First).

Nhiều nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc sẽ điều chỉnh căn bản hệ thống kinh tế trong quá trình đàm phán 90 ngày. Thuế của Mỹ cũng có thể sẽ thay đổi. Dù thế nào thì dòng di chuyển tự do của hàng hóa và vốn cũng sẽ vẫn duy trì.

Hôm 26/11 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảnh báo, nếu cuộc gặp giữa ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị G20 không đạt được thỏa thuận, Mỹ sẽ áp thêm mức thuế suất 10% hoặc 25% lên 267 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc.

Trước đó, Mỹ cũng thông báo sẽ tăng mức thuế suất từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc kế từ ngày 1/1/2019.

Tuy nhiên, sau cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị G20, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý từ ngày 1/1/2019, thuế nhập khẩu với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc sẽ tạm thời được giữ nguyên ở 10%, thay vì nâng lên 25% như đã cảnh báo.

Đáp lại, Trung Quốc đã đồng ý mua "một lượng đáng kể" nông phẩm, nhiên liệu, sản phẩm công nghiệp và nhiều hàng hóa khác từ Mỹ để cân đối thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên, con số cụ thể chưa được phía Trung Quốc đưa ra.

Tờ China Daily cho hay, đây là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung gặp nhau từ khi cuộc chiến thương mại giữa hai nước bắt đầu. Cuộc gặp này được kỳ vọng sẽ là cơ hội xoa dịu tình trạng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington.

Mỹ và Trung Quốc bắt đầu áp thuế lên hàng hoá lẫn nhau từ đầu năm 2018. Trong đó, Washington đã đánh thuế lên hàng hóa Trung Quốc trị giá 250 tỷ USD, còn Bắc Kinh đáp trả với thuế nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ trị giá 110 tỷ USD.

Nếu hai bên không thể đạt được một thỏa thuận, Mỹ sẽ áp thuế, 10% hoặc 25%, lên 267 tỷ USD hàng Trung Quốc nữa, nâng tổng số hàng chịu ảnh hưởng lên hơn 500 tỷ USD – tương đương kim ngạch nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc năm ngoái./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc gặp Mỹ- Trung: Tín hiệu tích cực giải quyết bất đồng thương mại
Cuộc gặp Mỹ- Trung: Tín hiệu tích cực giải quyết bất đồng thương mại

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump có nhận định khá tích cực khi nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc gặp song phương với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Cuộc gặp Mỹ- Trung: Tín hiệu tích cực giải quyết bất đồng thương mại

Cuộc gặp Mỹ- Trung: Tín hiệu tích cực giải quyết bất đồng thương mại

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump có nhận định khá tích cực khi nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc gặp song phương với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chỉ kết thúc khi Trung Quốc nhượng bộ?
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chỉ kết thúc khi Trung Quốc nhượng bộ?

VOV.VN - Nếu sức chống chọi với cuộc chiến thương mại của Mỹ và Trung Quốc vẫn bền bỉ, thì cuộc chiến này sẽ càng kéo dài.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chỉ kết thúc khi Trung Quốc nhượng bộ?

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chỉ kết thúc khi Trung Quốc nhượng bộ?

VOV.VN - Nếu sức chống chọi với cuộc chiến thương mại của Mỹ và Trung Quốc vẫn bền bỉ, thì cuộc chiến này sẽ càng kéo dài.

Hội nghị G20 sẽ là diễn đàn tốt cho đàm phán thương mại Mỹ - Trung?
Hội nghị G20 sẽ là diễn đàn tốt cho đàm phán thương mại Mỹ - Trung?

VOV.VN - Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) sắp diễn ra sẽ là cơ hội tốt cho đàm phán thương mại Mỹ - Trung.

Hội nghị G20 sẽ là diễn đàn tốt cho đàm phán thương mại Mỹ - Trung?

Hội nghị G20 sẽ là diễn đàn tốt cho đàm phán thương mại Mỹ - Trung?

VOV.VN - Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) sắp diễn ra sẽ là cơ hội tốt cho đàm phán thương mại Mỹ - Trung.

Các Bộ trưởng tài chính G20 họp về bất đồng thương mại Mỹ - Trung
Các Bộ trưởng tài chính G20 họp về bất đồng thương mại Mỹ - Trung

VOV.VN - Trọng tâm của cuộc họp lần này là hướng tới các cuộc thảo luận mang tính xây dựng để giải quyết bất đồng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Các Bộ trưởng tài chính G20 họp về bất đồng thương mại Mỹ - Trung

Các Bộ trưởng tài chính G20 họp về bất đồng thương mại Mỹ - Trung

VOV.VN - Trọng tâm của cuộc họp lần này là hướng tới các cuộc thảo luận mang tính xây dựng để giải quyết bất đồng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Doanh nghiệp “tham” sẽ thất bại trong xung đột Mỹ-Trung
Doanh nghiệp “tham” sẽ thất bại trong xung đột Mỹ-Trung

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể biến Việt Nam thành thị trường chuyển dịch của các dòng vốn giả tạo, gian lận thương mại.

Doanh nghiệp “tham” sẽ thất bại trong xung đột Mỹ-Trung

Doanh nghiệp “tham” sẽ thất bại trong xung đột Mỹ-Trung

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể biến Việt Nam thành thị trường chuyển dịch của các dòng vốn giả tạo, gian lận thương mại.