Tăng cường các giải pháp tiếp cận tín dụng nhằm đẩy lùi “tín dụng đen”

VOV.VN - Hoạt động tín dụng đen trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang diễn biến phức tạp, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng... gây bức xúc trong xã hội.

Sáng 18/4, tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo “Tăng cường các giải pháp tiếp cận tín dụng cho phụ nữ góp phần đẩy lùi tín dụng đen".

Báo cáo tại Hội thảo cho thấy, hoạt động tín dụng đen trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng về an ninh trật tự, gây bức xúc trong xã hội. Đối tượng cho vay dưới dạng đại lý vật tư nông nghiệp, dịch vụ cầm đồ, đáo hạn ngân hàng, kinh doanh nhỏ lẻ… thủ tục cho vay, mua nợ không cần thế chấp tài sản, cách thức tính lãi, trả nợ đa dạng, dễ dàng.

Hội thảo “Tăng cường các giải pháp tiếp cận tín dụng cho phụ nữ góp phần đẩy lùi tín dụng đen"

Qua thống kê sơ bộ của các cơ quan chức năng, hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có khoảng 40 tổ chức trong và ngoài tỉnh cho vay tiền, mua nợ hàng hóa. Tính từ tháng 10/2018 - 1/2019, Công an tỉnh Đắk Lắk đã đấu tranh, triệt phá, làm tan rã 24 nhóm với 91 đối tượng hoạt động tín dụng đen.

Về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng người dân, đặc biệt là chị em phụ nữ rơi vào bẫy tín dụng đen, bà Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam cho biết: "Chúng tôi nghĩ khởi đầu nguyên nhân của tình trạng này chính là nhận thức pháp luật của chị em phụ nữ về vấn đề tín dụng trong ngân hàng, những quy định pháp luật của ngân hàng về những hoạt động tạo nguồn vốn là chưa đầy đủ".

Bà Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Một điều khác, theo bà Hòa, cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tình trạng tín dụng đen chính là những cơ chế, thủ tục, những chính sách vay chưa đến được với người dân. Một phần là người dân chưa hiểu hết những ưu việt trong chính sách, một phần trong đó có những quy định để tiếp cận nguồn vốn này rất khó khăn, trong khi người dân cần những món vay tức thời nhưng chưa được giải quyết.

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa là do sự buông lỏng trong quản lý nhà nước để hoạt động tín dụng đen này hoành hành gây ra những hệ lụy rất phức tạp ở vùng nông thôn, bà Hòa chỉ rõ.

Tại Hội thảo, các chị em được thông tin về cách thức hoạt động của tín dụng đen; giải pháp phòng ngừa, đẩy lùi nạn tín dụng đen trên địa bàn tỉnh, các giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng nhằm hạn chế tín dụng đen…

Để ngăn chặn tình trạng tín dụng đen, trong thời giạn vừa qua, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai đòng loạt nhiều giải pháp như đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về tín dụng đen; thông tin rộng rãi các gói vay ưu đãi, các quỹ hỗ trợ của Nhà nước để người dân tiếp cận nguồn vốn; Các tổ chức đoàn thể, chính trị tăng cường phối hợp với các ngân hàng để tín chấp cho phụ nữ vay vốn. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tấn công, trấn át tội phạm về cho vay nặng  lãi, cũng như nững hành vi đòi nợ thuê trái pháp luật.

Qua thống kê sơ bộ của các cơ quan chức năng, hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có khoảng 40 tổ chức trong và ngoài tỉnh cho vay tiền, mua nợ hàng hóa.

Theo Thượng tá Nguyễn Văn Quý, Phó trưởng phòng PC45 Công an tỉnh Đắk Lắk, giải pháp căn cơ nhất để đẩy lùi hoạt động tín dụng đen là nhà nước cần có cơ chế, chính sách để người dân tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng dễ dàng hơn.

“Những giải pháp để đầy lùi ngăn chặn tín dụng đen đã được chúng tôi tham mưu cho Ban Giám đốc lãnh đạo cùng với Ban phòng chống tội phạm của tỉnh để chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp với Công an trong phòng chống tín dụng đen. Về giải pháp căn cơ thì nhà nước cần có chính sách nào đó để chỉ đạo ngân hàng có cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho các đối tượng nông dân, tiểu thương, sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn theo đúng quy định của pháp luật. Giải pháp nữa là theo quy định của pháp luật hiện hành để hướng dẫn các cơ quan tố tụng để xử lý cụ thể hành vi cho vay lãi nặng vì bản chất của tín dụng đen này là giao dịch dân sự. Vì vậy, phải làm sao đó nâng mức hình phạt lên để góp phần vào việc phòng ngừa, răn đe” - Thượng tá Nguyễn Văn Quý cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tín dụng đen: Chiếc vòi bạch tuộc “tác oai, tác quái”
Tín dụng đen: Chiếc vòi bạch tuộc “tác oai, tác quái”

VOV.VN - Khi người dân gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn hợp pháp thì không còn cách nào khác là phải tìm đến tín dụng đen...

Tín dụng đen: Chiếc vòi bạch tuộc “tác oai, tác quái”

Tín dụng đen: Chiếc vòi bạch tuộc “tác oai, tác quái”

VOV.VN - Khi người dân gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn hợp pháp thì không còn cách nào khác là phải tìm đến tín dụng đen...

Hạn chế tiền mặt trong cho vay tiêu dùng khó đẩy lùi tín dụng đen?
Hạn chế tiền mặt trong cho vay tiêu dùng khó đẩy lùi tín dụng đen?

VOV.VN -Hạn chế tiền mặt trong cho vay tiêu dùng có mâu thuẫn với chủ trương đẩy lùi “tín dụng đen” bằng các công cụ cho vay tín chấp qua tổ chức tài chính.

Hạn chế tiền mặt trong cho vay tiêu dùng khó đẩy lùi tín dụng đen?

Hạn chế tiền mặt trong cho vay tiêu dùng khó đẩy lùi tín dụng đen?

VOV.VN -Hạn chế tiền mặt trong cho vay tiêu dùng có mâu thuẫn với chủ trương đẩy lùi “tín dụng đen” bằng các công cụ cho vay tín chấp qua tổ chức tài chính.

Phát triển tín dụng tiêu dùng: Giải pháp đẩy lùi tín dụng đen
Phát triển tín dụng tiêu dùng: Giải pháp đẩy lùi tín dụng đen

VOV.VN - Nhu cầu vay vốn của người dân rất lớn nhưng lại gặp khó trong việc tiếp cận tín dụng các kênh chính thống, điều này đã “tiếp tay” cho tín dụng đen. 

Phát triển tín dụng tiêu dùng: Giải pháp đẩy lùi tín dụng đen

Phát triển tín dụng tiêu dùng: Giải pháp đẩy lùi tín dụng đen

VOV.VN - Nhu cầu vay vốn của người dân rất lớn nhưng lại gặp khó trong việc tiếp cận tín dụng các kênh chính thống, điều này đã “tiếp tay” cho tín dụng đen. 

Lo ngại dân nợ tiền đất tái định cư dính bẫy tín dụng đen
Lo ngại dân nợ tiền đất tái định cư dính bẫy tín dụng đen

VOV.VN - Chính quyền thành phố Đà Nẵng đang nỗ lực triển khai các biện pháp ngăn chặn, không để dân nghèo dính bẫy tín dụng đen vì nợ tiền đất tái định cư.

Lo ngại dân nợ tiền đất tái định cư dính bẫy tín dụng đen

Lo ngại dân nợ tiền đất tái định cư dính bẫy tín dụng đen

VOV.VN - Chính quyền thành phố Đà Nẵng đang nỗ lực triển khai các biện pháp ngăn chặn, không để dân nghèo dính bẫy tín dụng đen vì nợ tiền đất tái định cư.

Gói 5.000 tỷ liệu có đủ lực đẩy lùi tín dụng đen?
Gói 5.000 tỷ liệu có đủ lực đẩy lùi tín dụng đen?

VOV.VN - Để chương trình giải ngân đẩy lùi tín dụng đen có hiệu quả cao, ngành Ngân hàng cần có những chính sách, điều kiện cụ thể để trong quá trình thực hiện.

Gói 5.000 tỷ liệu có đủ lực đẩy lùi tín dụng đen?

Gói 5.000 tỷ liệu có đủ lực đẩy lùi tín dụng đen?

VOV.VN - Để chương trình giải ngân đẩy lùi tín dụng đen có hiệu quả cao, ngành Ngân hàng cần có những chính sách, điều kiện cụ thể để trong quá trình thực hiện.