Tăng cường thông tin đến doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào tỉnh Quảng Tây

VOV.VN - "Cập nhật thông tin về thị trường; tháo gỡ vướng mắc về hồ sơ đăng ký cho doanh nghiệp xuất khẩu, mở rộng cơ hội giao thương giữa 2 bên" là một trong những nội dung chính được các đại biểu chia sẻ tại Diễn đàn thúc đẩy thương mại nông sản, thủy sản và sản phẩm thủy sản giữa Việt Nam và tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc.

Tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, Trung Quốc đã trở lại là thị trường nhập khẩu nông lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam, với giá trị kim ngạch xuất khẩu trong 2 tháng qua đạt 1,27 tỷ USD. Hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái của Việt Nam với Đông Hưng, Trung Quốc được khôi phục vào tháng 2 vừa qua mở ra cơ hội lớn cho việc giao thương nông lâm, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc. Đến nay, các doanh nghiệp 2 bên đã tập trung tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái - Đông Hưng để tìm kiếm bạn hàng, nhất là mặt hàng thủy sản của Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, đến nay, Trung Quốc đã cấp phép cho 128 mã sản phẩm liên quan tới thủy sản của Việt Nam. Doanh nghiệp thủy sản muốn xuất khẩu sang Trung Quốc thì phải có tên trong danh mục 805 doanh nghiệp đã được phía Trung Quốc cấp phép, nếu chưa có phải bổ sung hồ sơ và chờ cấp phép.

Thông tin thêm về vấn đề này, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) cho biết, sau khi ban hành Lệnh 248 về “Quy định quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu", đến nay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc chưa thay đổi nội dung các quy định.

“Văn phòng SPS Việt Nam ngay từ tháng 2 đã phối hợp với phía Trung Quốc và đã có Công văn gửi 5 cơ quan thẩm quyền của Việt Nam đề nghị rà soát các doanh nghiệp đã nộp hồ sơ sang phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc mà đến nay vẫn chưa được phê duyệt để tổng hợp để gửi phía Trung Quốc để tập trung tháo gỡ. Những doanh nghiệp đã nộp hồ sơ cho cơ quan có và hồ sơ đã được phía Việt Nam gửi sang phía Trung Quốc mà chưa được phê duyệt đề nghị liên hệ ngay với cơ quan thẩm quyền để tổng hợp danh sách và gửi về Văn phòng SPS Việt Nam, qua đó sẽ làm việc với phía Trung Quốc để tháo gỡ cho các doanh nghiệp” - ông Ngô Xuân Nam nói.

Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc nói chung, tỉnh Quảng Tây nói riêng, các đại biểu lưu ý, ngoài cập nhật thường xuyên và tuân thủ những quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc của thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nhu cầu và xu thế phát triển của thị trường.

Thông tin thêm về thương mại thủy sản Việt Nam và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Quảng Tây là địa phương lớn thứ 3 ở Trung Quốc về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Phát huy lợi thế này, đề nghị thúc đẩy tiến độ duyệt hồ sơ cho các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc, đặc biệt là cập nhật, cung cấp thông tin về nhu cầu và quy định của thị trường các địa phương phía Trung Quốc cho doanh nghiệp Việt Nam.

“Trong những năm qua, thủy sản tươi sống xuất khẩu sang Trung Quốc đạt khoảng 2 tỷ USD. Đây là thị phần mà doanh nghiệp có thể thúc đẩy thời gian tới. Các mặt hàng thủy sản đối với Quảng Tây (Trung Quốc) đang được quan tâm nhiều nhất, tiếp đến là sản phẩm có giá trị gia tăng như: bóng cá, hàng cá tra và các mặt hàng tươi sống, vì vậy doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm nhiều hơn trong tìm kiếm các đối tác phía thị trường Quảng Tây” - ông Nguyễn Hoài Nam nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phân hạng an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu
Phân hạng an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu

VOV.VN - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở được phân làm 4 loại, gồm hạng 1 là rất tốt, hạng 2 là tốt, hạng 3 là đạt và hạng 4 là không đạt.

Phân hạng an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu

Phân hạng an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu

VOV.VN - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở được phân làm 4 loại, gồm hạng 1 là rất tốt, hạng 2 là tốt, hạng 3 là đạt và hạng 4 là không đạt.

Xuất khẩu thủy sản đứng trước nhiều khó khăn trong năm 2023
Xuất khẩu thủy sản đứng trước nhiều khó khăn trong năm 2023

VOV.VN - Xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2022 đạt mốc 11 tỷ USD là con số kỷ lục trong 20 năm qua. Tuy nhiên, một số dự báo cho thấy, năm 2023, xuất khẩu thuỷ sản sẽ gặp không ít khó khăn.

Xuất khẩu thủy sản đứng trước nhiều khó khăn trong năm 2023

Xuất khẩu thủy sản đứng trước nhiều khó khăn trong năm 2023

VOV.VN - Xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2022 đạt mốc 11 tỷ USD là con số kỷ lục trong 20 năm qua. Tuy nhiên, một số dự báo cho thấy, năm 2023, xuất khẩu thuỷ sản sẽ gặp không ít khó khăn.

Trung Quốc trở lại là thị trường nhập khẩu nông lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam
Trung Quốc trở lại là thị trường nhập khẩu nông lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam

VOV.VN - Trung Quốc đã quay trở lại là thị trường nhập khẩu lớn nhất nông lâm, thủy sản sản Việt Nam trong 2 tháng qua, đạt 1,27 tỷ đô la Mỹ, tiếp đến là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc …

Trung Quốc trở lại là thị trường nhập khẩu nông lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc trở lại là thị trường nhập khẩu nông lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam

VOV.VN - Trung Quốc đã quay trở lại là thị trường nhập khẩu lớn nhất nông lâm, thủy sản sản Việt Nam trong 2 tháng qua, đạt 1,27 tỷ đô la Mỹ, tiếp đến là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc …