Tăng giá điện không lệ thuộc vào kết quả kinh doanh của EVN?

Năm 2013, lợi nhuận hợp nhất sau thuế của EVN là 9.197 tỷ đồng, tuy nhiên, sau khi bù lỗ lũy kế, lợi nhuận còn lại chỉ là 547 tỷ đồng.

Thủy văn tốt, giá điện tăng

Trong đó, lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam là 8.239 tỷ đồng. Theo sự đánh giá của EVN, kết quả này là nhờ tình hình thủy văn thuận lợi, vận hành hợp lý các nguồn thủy điện, giảm các nguồn có giá cao.

Trên thực tế, trong năm 2013, nguồn thủy điện huy động tăng so với phê duyệt của Bộ Công thương 3,003 tỷ KWh, trong khi đó, nhiệt điện than giảm 2,54 tỷ KWh; nhiệt điện khí giảm 1,295 tỷ  KWh. Đặc biệt, nhiệt điện chạy dầu và tua-bin khí phải đổ dầu vào chạy chỉ huy động tổng cộng 0,147 tỷ kWh (bằng 1/10 kế hoạch được lập).


Chi phí sản xuất giảm, giá điện tăng giúp doanh thu của ngành điện đạt kết quả khả quan (Ảnh: KT)

Kết quả này đã khiến chi phí sản xuất điện giảm nhiều. Bên cạnh đó, giá điện đã tăng 2 lần vào tháng 12/2012 và tháng 8/2013 cũng giúp cho doanh thu của ngành điện năm 2013 rất khả quan.

Ngoài ra, việc tỷ giá ổn định, thậm chí có lợi cho đồng Việt Nam trong năm 2013, đã khiến chi phí mua điện của các hợp đồng mua điện thanh toán bằng ngoại tệ không bị biến động tăng.

Với các kết quả lợi nhuận và doanh thu có được, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2013 tại EVN đạt 5,5%, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đạt 2,2% đều tăng mạnh so với năm 2012. Số nộp ngân sách Nhà nước ở mức 4.258 tỷ đồng.

Tập đoàn và các đơn vị đã ký được hợp đồng vay trên 20.000 tỷ đồng vốn vay thương mại và tín dụng  ưu đãi trong nước. Tổng nguồn vốn nước ngoài đã ký kết trong năm 2013 đạt 792 triệu USD (trong đó có 120 triệu EUR vốn ODA). Qua đàm phán, EVN đã được các ngân hàng cho giãn trả nợ khoảng 3.000 tỷ đồng cho dự án Thủy điện Sơn La.

Bù lỗ tồn

Theo báo cáo của EVN, sau khi bù các khoản lỗ lũy kế còn tồn lại, thì lợi nhuận sau thuế còn lại của Công ty mẹ chỉ là 267 tỷ đồng.

Vào cuối năm 2013, khi công bố kết quả sản xuất, kinh doanh điện của năm 2012, Cục Điều tiết Điện lực cho hay, tổng số lỗ lũy kế sản xuất kinh doanh điện và các khoản chi phí chưa hạch toán vào giá thành đến 31/12/2012 là 19.877,76 tỷ đồng.

Theo giải thích của các chuyên gia EVN, năm 2012, EVN có lãi từ sản xuất - kinh doanh điện là 4.404 tỷ đồng. Cộng với một số khoản lãi từ các hoạt động kinh doanh liên quan đến điện như tiền bán công suất phản kháng, lãi tiền gửi, lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư vào các công ty cổ phần phát điện…, nên số lỗ lũy kế sản xuất - kinh doanh điện là khoảng 11.000 tỷ đồng của hai năm 2010 - 2011 đã giảm còn 4.736 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2012. Ngoài ra, phần lỗ do chênh lệch tỷ giá còn lại tại thời điểm 31/12/2012 cũng chỉ còn 15.109 tỷ đồng và chi phí tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn là 31,54 tỷ đồng.

Như vậy, đã có 7.972 tỷ đồng lỗ còn tồn từ các năm trước đã được hạch toán vào kết quả hoạt động của năm 2013, nhưng sau khi hạch toán khoản này, số lỗ còn tồn lại là bao nhiêu, thì phải chờ công bố của Cục Điều tiết Điện lực.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Đinh Thế Phúc, Phó cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho hay, các thông số được đưa ra trong báo cáo giám sát năm 2013 của Công ty mẹ - EVN gửi tới và được Bộ Công thương công bố công khai là dựa trên kết quả kiểm toán độc lập của bản thân EVN.

Dựa trên báo cáo này, Tổ công tác liên ngành của Bộ Công thương và Bộ Tài chính sẽ tiến hành kiểm tra số liệu, sau đó sẽ công bố giá thành, chi phí sản xuất điện của năm 2013. “Tổ công tác sẽ kiểm tra cả tính hợp lý và sự hợp lệ. Theo dự kiến, trong quý III sẽ hoàn tất”, ông Phúc nói.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc “liệu việc tăng giá điện có thể diễn ra ngay cả khi chưa có kết quả kiểm tra của Tổ công tác?”, ông Phúc cho hay, việc điều chỉnh giá điện sẽ theo Quyết định 69/2013/QĐ-TTg, chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả kiểm tra của Tổ công tác liên ngành. Theo quyết định trên, khi các thông số đầu vào cơ bản tại thời điểm tính toán biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân cơ sở làm giá bán điện bình quân cơ sở thay đổi, thì sẽ tính tới việc điều chỉnh giá điện.

Được biết, theo tính toán của EVN, trong năm 2014, chi phí sản xuất điện sẽ tăng thêm 5.500 tỷ đồng do giá  đầu vào và thuế tài nguyên nước tăng. Đó là chưa tính tới biến động tỷ giá ngoại tệ giữa Việt Nam đồng và đô - la Mỹ vừa được điều chỉnh và việc đồng yên Nhật tăng giá./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đóng điện thử nghiệm đường dây 500 kV Phú Lâm - Ô Môn
Đóng điện thử nghiệm đường dây 500 kV Phú Lâm - Ô Môn

VOV.VN - Việc đóng điện đoạn Phú Lâm - Long An dài 34,34 km sẽ là bước chuẩn bị để đưa vào vận hành toàn tuyến 500 kV Phú Lâm - Ô Môn.

Đóng điện thử nghiệm đường dây 500 kV Phú Lâm - Ô Môn

Đóng điện thử nghiệm đường dây 500 kV Phú Lâm - Ô Môn

VOV.VN - Việc đóng điện đoạn Phú Lâm - Long An dài 34,34 km sẽ là bước chuẩn bị để đưa vào vận hành toàn tuyến 500 kV Phú Lâm - Ô Môn.

Tăng giá điện, EVN công bố lãi “khủng“
Tăng giá điện, EVN công bố lãi “khủng“

VOV.VN -  Doanh thu hợp nhất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đạt 177.850 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 9.197 tỷ đồng. 

Tăng giá điện, EVN công bố lãi “khủng“

Tăng giá điện, EVN công bố lãi “khủng“

VOV.VN -  Doanh thu hợp nhất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đạt 177.850 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 9.197 tỷ đồng. 

Bộ Công Thương bổ nhiệm Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực
Bộ Công Thương bổ nhiệm Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực

VOV.VN - Ông Nguyễn Anh Tuấn - Ủy viên Hội đồng Thành viên EVN sẽ giữ chức vụ Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực.

Bộ Công Thương bổ nhiệm Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực

Bộ Công Thương bổ nhiệm Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực

VOV.VN - Ông Nguyễn Anh Tuấn - Ủy viên Hội đồng Thành viên EVN sẽ giữ chức vụ Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực.