Tăng năng lực khai thác thủy sản: Nâng cấp cảng cá là nhu cầu cấp thiết

VOV.VN - Tỉnh Bình Định đang dành nguồn lực đầu tư, nâng cấp để sớm đưa một số cảng cá đạt tiêu chuẩn, phục vụ tốt cho công tác khai thác thủy sản.

Theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch hệ thống cảng cá, tỉnh Bình Định có 4 cảng cá, trong đó cảng cá Quy Nhơn được quy hoạch cảng loại I. Các cảng cá Đề Gi, Nhơn Châu và Tam Quan là cảng cá loại II. Thế nhưng, hiện cảng cá Tam Quan dịch vụ hậu cần nghề cá còn rất yếu, trong khi đây là địa phương có số lượng tàu đánh bắt xa bờ nhiều nhất tỉnh này. Tỉnh Bình Định đang dành nguồn lực để đầu tư, nâng cấp, sớm đưa cảng Tam Quan lên loại I theo khuyến cáo của Ủy ban châu Âu (EC) trong chống khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định).

Cảng Tam Quan, ở thị xã Hoài Nhơn là cảng cá ngừ chuyên dùng khi 90% tàu đánh bắt cá ngừ đại dương của tỉnh Bình Định đều ở thị xã Hoài Nhơn, hầu hết về neo đậu cảng. Nhiều năm qua, do thiếu kinh phí nên cảng cá này chưa được đầu tư xây dựng dịch vụ hậu cần, luồng lạch thường xuyên bồi lấp. Sau những chuyến biển, các tàu phải đưa hải sản đi nơi khác tiêu thụ, địa phương cũng mất nguồn thu từ các tàu cá.

“Trước đây việc ra khơi gặp nhiều phức tạp, mùa gió bấc cửa biển có lúc bị bồi lấp, lúc sâu lúc cạn tàu về cảng không được nên phải về cảng Quy Nhơn hoặc về Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Bà con ngư dân cũng phản ánh mong muốn có cửa biển sâu để cho tàu về. Giờ tàu ra khơi sản lượng sản lượng sụt giảm, chi phí nước đá, dầu mỡ, dịch vụ tăng cao khiến ngư dân hết sức khó khăn”, ông Trần Quyến, chủ 5 tàu đánh bắt cá ngừ đại dương cho biết.

Do luồng lạch vào cảng Tam Quan thường xuyên bị bồi lấp, tàu bè ra vào khó khăn nên mỗi năm địa phương phải thuê tàu hút cát. Đã vậy, dịch vụ hậu cần nghề cá ở đây cũng hầu như không có gì. Từ năm ngoái đến nay, UBND tỉnh Bình Định và thị xã Hoài Nhơn đã bố trí kinh phí đầu tư cho dịch vụ hậu cần nghề cá. Theo đó, tại khu E của bến cá cũ, UBND thị xã Hoài Nhơn đầu tư 25 tỷ đồng xây dựng bờ kè và 122 trụ neo đậu, Hiện tại đang tiếp tục xây dựng các hạng mục trên bờ như 3 dàn nhà lồng, khu vực lên hải sản, hệ thống vệ sinh, điện, nước...

UBND tỉnh Bình Định cũng đã đầu tư xây dựng cảng cá Tam Quan đạt chuẩn loại II với tổng diện tích rộng 5,2ha. Các đơn vị thi công đang làm bờ kè biển dài hơn 160m để các tàu cá vào neo đậu mùa bão; đồng thời làm con đường từ Quốc lộ 1A chạy thẳng xuống cảng cá Tam Quan, tiếp đó sẽ thi công các hạng mục dùng chung cho cảng cá.

Ông Hồ Nguyên Sĩ, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án NN&PTNT tỉnh Bình Định - đơn vị chủ đầu tư thi công kè biển Tam Quan cho biết, hiện nay, tỉnh giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư 1 hạng mục kè chống sói lở kết hợp tường đứng để cập tàu. Tổng chiều dài tuyến kè này khoảng 600m, thi công xong sẽ triển khai các hạng mục ưu tiên tiếp theo để đảm bảo đạt cảng cá loại II.

Tỉnh Bình Định là một trong những địa phương có số lượng tàu cá lớn nhất cả nước với khoảng 6.000 tàu cá, trong đó hơn 1/2 là tàu đánh bắt xa bờ, riêng thị xã Hoài Nhơn có 2.100 tàu đánh bắt xa bờ. Thế nhưng, cảng cá Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn được quy hoạch chỉ đáp ứng từ 1.000 – 1.200 tàu cá. Hiện cảng cá này như tấm áo đã chật, luồng lạch thường xuyên bồi lấp.

“Ít nhất trong tháng 6 này tỉnh sẽ công bố cảng cá Tam Quan đảm bảo được tiêu chuẩn cảng cá loại II, đủ điều kiện để xác nhận nguồn gốc thủy sản là yêu cầu cấp thiết. Đối với 2 cảng cá Quy Nhơn và Đề Gi, tỉnh sẽ tiếp tục củng cố hoàn thiện thêm một số hạng mục, đặc biệt là cảng cá Quy Nhơn đáp ứng đủ điều kiện để đạt cảng cá loại I. Đối với cảng Đề Gi, tỉnh sẽ đẩy mạnh khu neo đậu để làm sao tàu thuyền ra vào lên cá và có khu neo đậu đảm bảo an toàn”, ông Phúc khẳng định.

Hiện nay, cảng cá Quy Nhơn ở TP Quy Nhơn đang hoạt động như trung tâm nghề cá của vùng với tổng diện tích 3,5ha, tổng sản lượng hải sản lên cảng khoảng 37.000 tấn/năm. Cảng này được xây dựng khu nhà làm việc, khu nhà lồng, khu tập kết hải sản, khu đổ xăng dầu, nhà máy nước đá, cửa hàng dịch vụ… Trong khi đó, Cảng cá Đề Gi cũng được xây dựng thành cảng cá loại II, có tổng diện tích 2,5ha với đầy đủ dịch vụ hậu cần nghề cá.

Từ việc tập trung đầu tư xây dựng các cảng cá Quy Nhơn, Đề Gi và cảng Tam Quan, tỉnh Bình Định có đủ cơ sở hạ tầng đón nhận tàu cá vào ra theo khuyến cáo của Ủy ban châu Âu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu: Nâng cấp, mở rộng cảng cá Gành Hào phải làm nhanh
Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu: Nâng cấp, mở rộng cảng cá Gành Hào phải làm nhanh

VOV.VN - Phải làm nhanh bởi không còn thời gian cho sự chậm trễ. Đây là chỉ đạo của ông Lữ Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu đối với việc thi công nâng cấp, mở rộng cảng cá Gành Hào.

Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu: Nâng cấp, mở rộng cảng cá Gành Hào phải làm nhanh

Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu: Nâng cấp, mở rộng cảng cá Gành Hào phải làm nhanh

VOV.VN - Phải làm nhanh bởi không còn thời gian cho sự chậm trễ. Đây là chỉ đạo của ông Lữ Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu đối với việc thi công nâng cấp, mở rộng cảng cá Gành Hào.

Chợ đầu mối, cảng cá Khánh Hòa nhộn nhịp đầu năm mới
Chợ đầu mối, cảng cá Khánh Hòa nhộn nhịp đầu năm mới

VOV.VN - Trong ngày đầu tiên của năm mới, các hoạt động mua bán diễn ra bình thường, giá cá ổn định.

Chợ đầu mối, cảng cá Khánh Hòa nhộn nhịp đầu năm mới

Chợ đầu mối, cảng cá Khánh Hòa nhộn nhịp đầu năm mới

VOV.VN - Trong ngày đầu tiên của năm mới, các hoạt động mua bán diễn ra bình thường, giá cá ổn định.

Đầu tư gần 160 tỷ đồng xây dựng Cảng cá Vàm Láng
Đầu tư gần 160 tỷ đồng xây dựng Cảng cá Vàm Láng

VOV.VN - Cảng cá Vàm Láng và Khu neo đậu trú tránh bão cho tàu cá được xây dựng trên diện tích 28 ha với kinh phí gần 160 tỷ đồng, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang).

Đầu tư gần 160 tỷ đồng xây dựng Cảng cá Vàm Láng

Đầu tư gần 160 tỷ đồng xây dựng Cảng cá Vàm Láng

VOV.VN - Cảng cá Vàm Láng và Khu neo đậu trú tránh bão cho tàu cá được xây dựng trên diện tích 28 ha với kinh phí gần 160 tỷ đồng, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang).