Tăng thu nhập: Năng suất, chất lượng nguồn nhân lực vẫn là nút thắt

VOV.VN - Với mặt bằng năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực hiện nay, việc nới khung giờ làm thêm đến cả nghìn giờ cũng không đảm bảo tăng thu nhập.

Thảo luận Góp ý vào dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), đại biểu Phạm Trọng Nhân (đoàn Bình Dương) cho biết, nếu ghép thực trạng về tăng ca, tăng giờ làm thêm của người lao động cả nước thì bức tranh về thu nhập của người lao động cả nước (dù đã mở rộng khung giờ làm thêm theo luật hiện hành), “chưa đủ sống” dường như vẫn là gam màu chủ đạo.

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (đoàn Bình Dương)

Thời điểm thẩm tra dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) kỳ 2 Quốc hội khoá XIII cũng là lúc Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình của thế giới và từ đó đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế được cho là tích cực nhưng chung quy lại những thành tựu này có ý nghĩa gì và mang lại những gì cho người lao động? “Liệu rằng câu chuyện tiếp tục đề xuất, điều chỉnh nâng khung ở Quốc hội khoá XV lên 500 giờ hay thậm chí 600 giờ hay không, vì nhiều ý kiến cho rằng phạm vi như trên còn trong ngưỡng an toàn đối với người lao động”, đại biểu tỉnh Bình Dương nêu ý kiến.

Thực trạng sau 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài đã chỉ ra cả tích cực lẫn hạn chế, tỷ lệ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ của Châu Âu và Mỹ chỉ chiếm 6%, trong khi công nghệ từ Trung Quốc chiếm gần 40%. Điều đáng nói là 80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ ở mức trung bình thế giới, 14% ở mức thấp, lạc hậu, chỉ có 5%-6% công nghệ cao.

“Như vậy, tuy có tiếng là công nghệ cao nhưng thực chất các công đoạn được thực hiện tại Việt Nam đa phần là khâu gia công, lắp ráp, hoàn chỉnh bao bì”, ông Nhân cho biết.

“Phải chăng vì sản xuất trên nền công nghệ như vậy mà năng suất lao động người Việt Nam cách đây vài năm được báo chí hình tượng hoá khi 16 người Việt Nam làm việc bằng 1 người Singapore hay 1 người Việt Nam làm 100 giờ chỉ bằng 1 lao động ở quốc gia này trong 7,2 giờ?”, đại biểu tỉnh Bình Dương đặt câu hỏi.

Qua 25 năm, năng suất lao động quốc gia không tăng 3 lần, thấp hơn rất nhiều so với các nước khác. Một phần nguyên nhân quan trọng được giới chuyên gia khẳng định là chi phí đầu tư cho khoa học và công nghệ tính trên GDP của Việt Nam liên tục giảm.

Trong vòng 10 năm, từ năm 2006 chi phí đầu tư cho khoa học, công nghệ giảm từ 0,51% xuống 0,39 % GDP, so với các nước trong khu vực, khiến Việt Nam ở vị trí cuối bảng của khu vực. Tỷ lệ này chỉ bằng 20% mức trung bình của thế giới và bằng 1/3 so với các nước đang phát triển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới về các yếu tố phát triển nhân lực và đổi mới sáng tạo tính trong 100 quốc gia, Việt Nam đứng thứ 70 về nguồn nhân lực, thứ 81 về chỉ số lao động chuyên môn cao, thứ 90 về đổi mới công nghệ và sáng tạo, thứ 92 về công nghệ nền và thứ 77 về năng lực sáng tạo. Các chỉ số này đều là những hợp phần trọng yếu trong nâng cao năng suất lao động và tất cả đều ở một vị trí khiêm tốn, nếu không muốn nói là ở mức thấp của thế giới.

Đại biểu Phạm Trọng Nhân cho rằng, với mặt bằng năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực như trên. Việc mở rộng khung giờ làm thêm đến cả nghìn giờ cũng không thể nào đảm bảo tăng thu nhập một cách đúng nghĩa trong tương quan với sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người làm công.

Đại biểu Mai Sỹ Diến (đoàn Thanh Hoá)

Cùng quan điểm, đại biểu Mai Sỹ Diến (đoàn Thanh Hoá) cho rằng, hiện nay việc ứng dụng công nghệ thiết bị hiện đại để tăng thu nhập, giảm giờ lao động, nâng cao năng suất là xu hướng tiến bộ của thế giới. Đó cũng là tính ưu việt mà đại đa số người lao động và người sử dụng lao động mong muốn, phù hợp với nhiều ngành, nghề, nhiều lĩnh vực.

“Thực tiễn đã chứng minh việc hàng ngàn người lao động trên công trình thuỷ lợi, trên một số lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp đến nay không còn, thay vào đó là ứng dụng máy móc làm việc hiệu quả đã tác động chuyển dịch mạnh mẽ lao động từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ”, ông Diến nêu ví dụ.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng khẳng định việc tăng năng suất lao động từ nguồn gốc là phải đổi mới công nghệ thiết bị mới, còn tăng giờ làm sẽ làm suy giảm năng suất lao động.

“Làm thêm giờ là mệt, năng suất lao động giảm. Cho nên mục tiêu đất nước tăng năng suất thì hãy đổi mới công nghệ và hướng tới giảm giờ làm chứ không phải giảm ngược lại”, ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

Bài toán tăng lương chỉ có thể bền vững và giải quyết căn cơ khi năng suất, người lao động được cải thiện bởi chính sự lớn mạnh của khu vực doanh nghiệp và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài được tái cơ cấu để không phải tiếp tục gồng gánh cho duy trì tăng trưởng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đổi mới khoa học công nghệ: Cơ hội để VN thoát bẫy thu nhập trung bình
Đổi mới khoa học công nghệ: Cơ hội để VN thoát bẫy thu nhập trung bình

VOV.VN - Chìa khóa để Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình chính là đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo...

Đổi mới khoa học công nghệ: Cơ hội để VN thoát bẫy thu nhập trung bình

Đổi mới khoa học công nghệ: Cơ hội để VN thoát bẫy thu nhập trung bình

VOV.VN - Chìa khóa để Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình chính là đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo...

Vượt qua bẫy thu nhập trung bình, hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng
Vượt qua bẫy thu nhập trung bình, hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Việc vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” là thách thức không nhỏ đối với nhiều nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Vượt qua bẫy thu nhập trung bình, hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng

Vượt qua bẫy thu nhập trung bình, hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Việc vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” là thách thức không nhỏ đối với nhiều nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Thu nhập của nhóm lao động lãnh đạo: Cao nhất hơn 11 triệu đồng/tháng
Thu nhập của nhóm lao động lãnh đạo: Cao nhất hơn 11 triệu đồng/tháng

VOV.VN - Nhóm lao động lãnh đạo có thu nhập cao nhất, bình quân 11,1 triệu đồng, trong khi nhóm lao động giản đơn là 4,9 triệu đồng/tháng.

Thu nhập của nhóm lao động lãnh đạo: Cao nhất hơn 11 triệu đồng/tháng

Thu nhập của nhóm lao động lãnh đạo: Cao nhất hơn 11 triệu đồng/tháng

VOV.VN - Nhóm lao động lãnh đạo có thu nhập cao nhất, bình quân 11,1 triệu đồng, trong khi nhóm lao động giản đơn là 4,9 triệu đồng/tháng.