Tăng trưởng chậm, doanh nghiệp dệt may đang “hụt hơi”

VOV.VN - 9 tháng qua, xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trưởng chậm lại là do nhu cầu thế giới giảm, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc tiếp tục leo thang.

Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), trong quý 3/2019, doanh thu thuần của Tập đoàn chỉ đạt 4.152 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2018. Sau khi trừ các chi phí, Vinatex thu về 186 tỷ đồng lãi ròng, giảm 13% so với quý 3 năm ngoái. Luỹ kế 9 tháng, lợi nhuận sau thuế của Vinatex giảm 20%, chỉ đạt 534 tỷ đồng. 

Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Vinatex cho hay, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn ngành dệt may nói chung và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn nói riêng, đặc biệt là các đơn vị sản xuất sợi. Do đó, kết quả sản xuất kinh doanh ở một số đơn vị sản xuất sợi của Tập đoàn trong quý 3 đã giảm mạnh, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh chung của toàn Tập đoàn.

Lợi nhuận của ngành dệt may Việt Nam sụt giảm mạnh.

Còn theo báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán BSC, xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong 9 qua tăng trưởng chậm lại là do nhu cầu thế giới giảm, căng thẳng giữa Mỹ-Trung Quốc tiếp tục leo thang.  

Doanh thu giảm ở các doanh  nghiệp sợi là do Mỹ áp thuế đối với các mặt hàng dệt may Trung Quốc làm giảm xuất khẩu sợi và vải từ Trung Quốc sang Mỹ. Từ đó gia tăng nguồn cung và áp lực cạnh tranh lên thị trường, kéo giá giảm. Đối với các doanh nghiệp may, tình trạng đơn hàng suy giảm chỉ diễn ra cục bộ tại một số doanh nghiệp, trong khi một số doanh nghiệp khác vẫn diễn biến tích cực.

BSC dự báo từ nay tới cuối năm, tăng trưởng ngành dệt may vẫn sẽ duy trì trên 10% nhờ vào các Hiệp định thương mại EVFTA và CPTPP.

Dự báo này được đưa ra trên cơ sở số liệu, đến hết tháng 9 vừa qua, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt 24,61 tỷ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam với trị giá đạt 11,21 tỷ USD, tăng gần 8% và chiếm 45,5% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước. 

Các thị trường lớn khác như: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…cũng có mức tăng trưởng từ 4 – 10%... Năm 2020 sẽ phát triển chậm lại với tốc độ tăng trưởng ở mức 8-10% bởi cầu thế giới sẽ tiếp tục giảm do kinh tế thế giới yếu đi vì xung đột Mỹ - Trung./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu dệt may: Gánh nặng dồn về cuối năm
Xuất khẩu dệt may: Gánh nặng dồn về cuối năm

VOV.VN - Cùng với tình trạng thiếu đơn hàng, thách thức cạnh tranh lao động, vốn và chi phí sản xuất gia tăng cũng đang hiện hữu trong các doanh nghiệp dệt may.

Xuất khẩu dệt may: Gánh nặng dồn về cuối năm

Xuất khẩu dệt may: Gánh nặng dồn về cuối năm

VOV.VN - Cùng với tình trạng thiếu đơn hàng, thách thức cạnh tranh lao động, vốn và chi phí sản xuất gia tăng cũng đang hiện hữu trong các doanh nghiệp dệt may.

Doanh nghiệp dệt may Việt Nam tìm cơ hội mở rộng thị trường tại Nga
Doanh nghiệp dệt may Việt Nam tìm cơ hội mở rộng thị trường tại Nga

VOV.VN - Từ ngày 17 đến 20/9, tại thủ đô Moscow, Nga diễn ra Hội chợ công nghiệp Dệt may toàn liên bang lần thứ 53.

Doanh nghiệp dệt may Việt Nam tìm cơ hội mở rộng thị trường tại Nga

Doanh nghiệp dệt may Việt Nam tìm cơ hội mở rộng thị trường tại Nga

VOV.VN - Từ ngày 17 đến 20/9, tại thủ đô Moscow, Nga diễn ra Hội chợ công nghiệp Dệt may toàn liên bang lần thứ 53.

Dệt may vẫn gặp khó trong những tháng cuối năm
Dệt may vẫn gặp khó trong những tháng cuối năm

VOV.VN - Ngành dệt may Việt Nam vẫn đang phải đối diện với nhiều khó khăn, đó là sự cạnh tranh về đơn hàng giữa các đối tác, sự khan hiếm đơn hàng. 

Dệt may vẫn gặp khó trong những tháng cuối năm

Dệt may vẫn gặp khó trong những tháng cuối năm

VOV.VN - Ngành dệt may Việt Nam vẫn đang phải đối diện với nhiều khó khăn, đó là sự cạnh tranh về đơn hàng giữa các đối tác, sự khan hiếm đơn hàng.