Tăng trưởng, nợ công, tín dụng làm “nóng” nghị trường trong tuần

VOV.VN - Nhiều đại biểu Quốc hội “hiến kế” để đạt mục tiêu tăng trưởng 2017, kiểm soát nợ công và tìm cách “giải cứu” các tổ chức tín dụng hoạt động yếu kém.

Tăng trưởng khả quan

Báo cáo của Chính phủ dự báo cả năm 2017 sẽ đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó đáng chú ý về chỉ tiêu vượt kế hoạch là tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu và tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP. Đây được coi là một thành công lớn của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm dần khai thác tài nguyên.

Tăng trưởng kinh tế năm 2017 khả quan

Phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,41%, cả năm 2017 ước đạt 6,7%.

Đánh giá cao kết quả tăng trưởng 3 quý vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đó là nhờ cả 3 khu vực tăng trưởng khá đồng đều: Nông nghiệp tăng 2,78% (gấp hơn 4 lần cùng kỳ), trong đó thủy sản tăng cao 5,42%; xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước cả năm đạt 35 tỷ USD. Công nghiệp và xây dựng tăng 7,17%, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 12,8%. Khu vực dịch vụ tăng 7,25%, cao nhất kể từ năm 2008. Thu hút khách du lịch đạt kỷ lục, khách quốc tế đạt 9,45 triệu lượt, ước cả năm 13 triệu lượt, tăng 30%; khách trong nước đạt 57,9 triệu lượt, ước cả năm 75 triệu lượt, tăng 12%.

Thủ tướng nhấn mạnh: Chính phủ đã tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo mọi thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật; đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là về tín dụng, thuế, phí, đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường, xuất nhập khẩu; cắt giảm điều kiện kinh doanh; thường xuyên đối thoại, lắng nghe, giải quyết kịp thời hơn kiến nghị của doanh nghiệp, người dân...

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Tại phiên họp tổ Quốc hội về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam không thể dựa vào khai khoáng và vốn như trước.

Ông Huệ cho biết, từ năm 2016 đến 2017, Việt Nam bắt đầu đối mặt với thực tế công nghiệp khai khoáng liên tục giảm sâu. Các mặt hàng quan trọng đều sụt giảm là dầu thô và than đá do khó khăn trong khai thác, chi phí lên cao…

Theo Phó Thủ tướng, tăng trưởng của Việt Nam hiện nay phần lớn là dựa vào công nghiệp tăng, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo. Tăng trưởng dịch vụ và du lịch đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP cả nước, hoàn toàn có thể bù đắp thiếu hụt về khai thác dầu thô.

Trả đúng hạn nhiều khoản vay nước ngoài

Bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu Quốc hội nhận định, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Chất lượng tăng trưởng cải thiện còn chậm, năng suất lao động chưa cao, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp so với các nước trong khu vực, nợ công vẫn ở mức cao…

Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình nợ công, tính đến cuối năm 2017, dư nợ công khoảng 62,6% GDP, dư nợ chính phủ khoảng 51,8% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 45,2% GDP.

Về kế hoạch vay trả nợ của Chính phủ, báo cáo nêu nhiệm vụ huy động vốn vay của Chính phủ cho cân đối ngân sách trung ương năm 2017 là 316.300 tỷ đồng. Chính phủ dự kiến vay nước ngoài về cho vay lại các dự án/chương trình, chính quyền địa phương, trong năm 2017 khoảng 1.120 triệu USD (tương đương khoảng 25.760 tỷ đồng).

Nghĩa vụ nợ của Chính phủ trong năm 2017 khoảng 260.150 tỷ đồng, gồm trả nợ trong nước là 214.878 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài trực tiếp là 28.022 tỷ đồng, trả nợ của các dự án vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ trong năm 2017 ở mức khoảng 17.250 tỷ đồng.

Theo dự kiến kế hoạch năm 2018 Chính phủ báo cáo Quốc hội thì vay trả nợ của Chính phủ dự kiến nhu cầu vay bù đắp bội chi Ngân sách trung ương là 195.000 tỷ đồng, vay mới để trả nợ gốc là 146.770 tỷ đồng và vay nước ngoài về cho vay lại khoảng 40.000 tỷ đồng.

Dự kiến dư nợ công cuối năm 2018 ở mức khoảng 63,9%GDP, dư nợ chính phủ ở mức khoảng 52,5%GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,6%GDP, nằm trong giới hạn cho phép.

Nhìn chung, công tác trả nợ của Chính phủ năm 2017 được thực hiện chặt chẽ, trả nợ đúng hạn đầy đủ theo đúng các cam kết của Chính phủ với nhà tài trợ.

Để kiểm soát nợ công, Chính phủ cho hay đã triển khai đồng loạt các biện pháp tăng cường quản lý chặt chẽ, đảm bảo nợ công trong mức an toàn, trong đó có chủ trương tạm dừng xem xét cấp bảo lãnh cho các dự án mới.

Tái cơ cơ cấu ngân hàng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, không quy định việc sử dụng ngân sách nhà nước trong quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng, đồng thời thống nhất các phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Theo đó, các phương án bao gồm: phục hồi; sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, cổ phần đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; giải thể; chuyển giao bắt buộc; phá sản.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết, dự luật đã cho phép Chính phủ áp dụng các giải pháp đặc biệt, do đó có thể quy định chi trả vượt hạn mức cho người gửi tiền trong trường hợp đặc biệt.

Cần xử lý "mạnh tay" với ngân hàng yếu kém (Ảnh minh họa: KT)

Về phương án phá sản các TCTD yếu kém, Thống đốc NHNN cho rằng, các TCTD khi gặp khó khăn có thể dẫn tới rủi ro rút tiền hàng loạt, gây ra hiệu ứng dây truyền, ảnh hưởng nghiêm trọng tới người rút tiền. Do đó, Chính phủ cũng như cơ quan soạn thảo đã rà soát kỹ các phương án phá sản. Theo ông Lê Minh Hưng, phá sản chỉ nên xem là biện pháp cuối cùng, khi những phương án khác như phục hồi, chuyển giao, giải thể,... không thực hiện được.

Trong các phiên thảo luận tại Hội trường và họp ở tổ, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gần 5.000 hộ dân để làm cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Nhiều đại biểu thống nhất quan điểm thu hồi đất một lần, tiết kiệm chi, bổ sung vốn đầu công trung hạn, tính toán đến lợi ích của người dân trong diện bị thu hồi đất làm sân bay Long Thành. Trong đó, một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm đặc biệt là việc làm, đào tạo tay nghề cho các đối tượng lao động thuộc diện mất đất do giải phóng mặt bằng làm sân bay…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

3 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2017
3 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2017

VOV.VN - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2017 với 3 mức cao, mức khá và mức trung bình.

3 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2017

3 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2017

VOV.VN - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2017 với 3 mức cao, mức khá và mức trung bình.

Kinh tế Việt Nam: Các số đều tốt, rất triển vọng
Kinh tế Việt Nam: Các số đều tốt, rất triển vọng

VOV.VN -Theo đánh giá của Ngân hàng HSBC, kết quả hoạt động kinh tế của Việt Nam vẫn tiếp tục thể hiện rất tốt so với các các nước khác.

Kinh tế Việt Nam: Các số đều tốt, rất triển vọng

Kinh tế Việt Nam: Các số đều tốt, rất triển vọng

VOV.VN -Theo đánh giá của Ngân hàng HSBC, kết quả hoạt động kinh tế của Việt Nam vẫn tiếp tục thể hiện rất tốt so với các các nước khác.

Kinh tế Việt Nam gia tăng sự phụ thuộc vào khu vực FDI?
Kinh tế Việt Nam gia tăng sự phụ thuộc vào khu vực FDI?

VOV.VN -Nhìn lại bức tranh kinh tế sau 2 quý đầu năm 2017 cho thấy, sự phụ thuộc vào khối FDI không giảm, thậm chí còn lộ rõ xu hướng tăng.

Kinh tế Việt Nam gia tăng sự phụ thuộc vào khu vực FDI?

Kinh tế Việt Nam gia tăng sự phụ thuộc vào khu vực FDI?

VOV.VN -Nhìn lại bức tranh kinh tế sau 2 quý đầu năm 2017 cho thấy, sự phụ thuộc vào khối FDI không giảm, thậm chí còn lộ rõ xu hướng tăng.

Khai khoáng không còn là chỗ dựa cho nền kinh tế Việt Nam
Khai khoáng không còn là chỗ dựa cho nền kinh tế Việt Nam

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, khai thác khoáng sản, đặc biệt là dầu thô, không còn là chỗ dựa cho nền kinh tế Việt Nam.

Khai khoáng không còn là chỗ dựa cho nền kinh tế Việt Nam

Khai khoáng không còn là chỗ dựa cho nền kinh tế Việt Nam

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, khai thác khoáng sản, đặc biệt là dầu thô, không còn là chỗ dựa cho nền kinh tế Việt Nam.