Tạo cơ chế thuận lợi làm “bàn đạp” cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển

VOV.VN - Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội, hiện có 57% doanh nghiệp (DN) cho biết đang hoạt động rất cầm chừng, 38% DN đang hoạt động bình thường, còn 2,6% DN đang tạm ngưng hoạt động hoặc chờ giải thể, chỉ có 1,4% các DN đang hoạt động rất tốt…

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, với số tiền khoảng 26.000 tỷ đồng. Theo ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, Nghị quyết là đòn bẩy nhằm tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Tuy nhiên, ông Mạc Quốc Anh cũng bày tỏ mong muốn, gói hỗ trợ lần này, Chính phủ có kế hoạch triển khai một cách cụ thể, nhanh chóng, kịp thời, chính xác: “Rất mong muốn là đối với gói hỗ trợ này ngoài các thủ tục điều kiện được cắt giảm, Chính phủ cũng có kế hoạch triển khai một cách cụ thể nhanh chóng kịp thời và chính xác. Năm ngoái, đối với gói hỗ trợ lần thứ nhất, các thủ tục mà chúng tôi thực hiện thường thường mất từ 45 ngày, có những thủ tục mất khoảng 3 tháng mới nhận được gói hỗ trợ. Bản thân gói hỗ trợ về mặt đối tượng chúng ta triển khai một cách rộng rãi, nhưng quan trọng nhất để thụ hưởng thì mất rất nhiều thời gian, chi phí và nguồn lực của các doanh nghiệp.”.

Với ngành hàng không, thời điểm dịch thứ 4 đúng vào mùa cao điểm của ngành, ảnh hưởng của dịch đã khiến 80-90% máy bay của các hãng bị ngưng trệ, cộng với 100 tỷ đồng/ngày để duy trì các máy bay sẵn sàng tại sân bay, các doanh nghiệp không chỉ khó khăn trong hiện tại, mà còn là thách thức để phục hồi như thế nào được nhanh nhất.

“Trước mắt, phải khôi phục thị trường, sớm triển khai tiêm vaccine để khôi phục, sớm công nhận hộ chiếu vaccine trong thời gian sớm nhất để tránh “chậm chân” so với các thị trường khác. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề xuất các ngân hàng cho vay gói 25.000 tỷ đồng. Cùng với đó, các khoản phí và lệ phí được hỗ trợ từ năm 2020 nhưng do dịch bệnh không lường trước được, do đó, đề xuất kéo dài tới tháng 6/2022”, ông Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội hàng không Việt Nam kiến nghị.

Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, khâu bán lẻ là một trong những khâu đầu ra của chuỗi sản xuất, là khâu đầu vào thiết yếu của các gia đình, nên cần quan tâm hơn để hoạt động bán lẻ được nhịp nhàng hơn, phục vụ phòng dịch tốt hơn và nhân văn hơn.

“Cần thiết phải có hỗ trợ cho hệ thống bán lẻ, một số khu vực tạo luồng xanh cho hàng hóa đi, không để hàng hóa, nhất là nông sản, thực phẩm bị ách tắc. Làm sao có kịch bản tổ chức đưa hàng hóa đến siêu thị một cách nhanh nhất, giảm trung gian, mở cửa rộng rãi, không chèn ép, không tạo chiết khấu cao của một số siêu thị. Điều này làm đẩy giá và tạo khó khăn trong giai đoạn này…”, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội nêu ý kiến.

Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc, phục hồi doanh nghiệp đang là yêu cầu bức thiết: “Trong bối cảnh dịch Covid 19, phải thực hiện những biện pháp rất khẩn trương trong phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế, khi chúng ta gặp vướng mắc ở các quy định này quy định khác, nếu như Quốc hội có một nghị quyết cho phép Chính phủ có thể hành động trên cơ sở sự thống nhất, thì có thể là một giải pháp để chúng ta có thể giải quyết được rất nhiều những vấn đề vướng mắc hiện nay. Chúng tôi cũng đề nghị nên có một Luật sửa nhiều luật, để sửa ngay những điểm bất hợp lý chồng chéo. Từ đó, để hậu thuẫn cho cộng đồng doanh nghiệp, còn những biện pháp và các gói hỗ trợ, gói kích thích tài khóa, tín dụng thì đây là vấn đề hữu hạn”.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, Đảng và Nhà nước và nhân dân hiện đã và đang đồng lòng trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Đây cũng là điểm thích hợp để chúng ta đồng lòng trong những nỗ lực đột phá thể chế, tạo điều kiện quan trọng, giúp doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và phát triển trong bối cảnh được dự báo vẫn còn tiềm ẩn những biến động, yếu tố bất định trong thời gian tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trái phiếu doanh nghiệp: Lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao
Trái phiếu doanh nghiệp: Lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao

VOV.VN - Lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao, do đó, nhà đầu tư phải hết sức thận trọng, đánh giá kỹ về các rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu doanh nghiệp.

Trái phiếu doanh nghiệp: Lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao

Trái phiếu doanh nghiệp: Lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao

VOV.VN - Lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao, do đó, nhà đầu tư phải hết sức thận trọng, đánh giá kỹ về các rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu doanh nghiệp.

Xác định trị giá hải quan - Đừng để doanh nghiệp phải kiện
Xác định trị giá hải quan - Đừng để doanh nghiệp phải kiện

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp cho biết, muốn kiện cơ quan thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá mà… không dám.

Xác định trị giá hải quan - Đừng để doanh nghiệp phải kiện

Xác định trị giá hải quan - Đừng để doanh nghiệp phải kiện

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp cho biết, muốn kiện cơ quan thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá mà… không dám.

Doanh nghiệp TP.HCM “chạy đua” trước giờ G để đảm bảo phòng dịch Covid-19
Doanh nghiệp TP.HCM “chạy đua” trước giờ G để đảm bảo phòng dịch Covid-19

VOV.VN - Theo quyết định mới nhất từ UBND TP.HCM, để đảm bảo phòng chống dịch, doanh nghiệp phải thực hiện được một trong 2 điều kiện là “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường- 2 điểm đến” mới được phép hoạt động sản xuất từ 0h ngày 15/7.

Doanh nghiệp TP.HCM “chạy đua” trước giờ G để đảm bảo phòng dịch Covid-19

Doanh nghiệp TP.HCM “chạy đua” trước giờ G để đảm bảo phòng dịch Covid-19

VOV.VN - Theo quyết định mới nhất từ UBND TP.HCM, để đảm bảo phòng chống dịch, doanh nghiệp phải thực hiện được một trong 2 điều kiện là “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường- 2 điểm đến” mới được phép hoạt động sản xuất từ 0h ngày 15/7.

Doanh nghiệp Khánh Hòa vừa phòng chống dịch, vừa duy trì sản xuất
Doanh nghiệp Khánh Hòa vừa phòng chống dịch, vừa duy trì sản xuất

VOV.VN - Tỉnh Khánh Hòa đang thực hiện Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội tại nhiều địa phương. Hiện các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực thiết yếu vừa phòng chống dịch, vừa duy trì sản xuất, đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung cứng.

Doanh nghiệp Khánh Hòa vừa phòng chống dịch, vừa duy trì sản xuất

Doanh nghiệp Khánh Hòa vừa phòng chống dịch, vừa duy trì sản xuất

VOV.VN - Tỉnh Khánh Hòa đang thực hiện Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội tại nhiều địa phương. Hiện các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực thiết yếu vừa phòng chống dịch, vừa duy trì sản xuất, đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung cứng.