Táo, lê để được hơn 1 năm: Bộ trưởng trăn trở, người dân nghi ngại

VOV.VN- Đến thời điểm này, kết quả kiểm nghiệm các mẫu hoa quả có chất bảo quản độc hại hay không vẫn chưa được công bố...

Phản hồi trước thông tin táo để 5 tháng và lê để 9 tháng không hỏng, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, việc bảo quản phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên chưa thể vội kết luận đó là do chất bảo quản độc hại.

Viện kiểm nghiệm An toàn Thực phẩm Quốc gia đã lấy 15 mẫu hoa quả tại Lạng Sơn và nhiều mẫu ở các địa phương, trong đó có Hà Nội để kiểm nghiệm. Tuy nhiên, đến thời điểm này, kết quả kiểm nghiệm vẫn chưa được công bố trong khi táo, lê nhập khẩu từ Trung Quốc tràn ngập thị trường, còn người dân vẫn hoài nghi về độc hại trong các loại trái cây.


Một người dân phản ánh, quả táo họ mua về để 9 tháng không hỏng. (Ảnh: Hà My/VnExpress)

Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát về vấn đề này.

PV: Thưa Bộ trưởng, người dân còn nghi ngại trước thông tin của Cục Bảo vệ thực vật cho rằng táo, lê Trung Quốc để 5 tháng không hỏng là bình thường. Điều này không được sự đồng tình của nhà khoa học và người dân. Vậy quan điểm của Bộ trưởng có tin rằng, trái cây để được 9 tháng mà vẫn sử dụng an toàn được không?

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật chủ trì tổ chức những hội thảo khoa học mời các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực để có sự trao đổi và thống nhất về cách nhìn nhận và đánh giá để thông tin cho nhân dân biết. Đặc biệt, thông qua đó để xác định những giải pháp mà các cơ quan Nhà nước cần triển khai trong lĩnh vực quản lý của mình, đáp ứng sự mong đợi của nhân dân.

Các nhà khoa học có thông tin cho tôi, về mặt sinh học, cũng có những giống táo, lê có thể để được lâu. Ở nước ta, quả bưởi Đoan Hùng, nếu để trong điều kiện mát cũng được mấy tháng. Hơn nữa, khi sử dụng một số loại thuốc bảo quản, có thể kéo dài thời gian bảo quản, chủ yếu làm chậm quá trình sinh học trong sản phẩm đó. Vấn đề thuốc đó có an toàn hay không thì hiện nay trên thế giới có nhiều loại thuốc đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm.

Bộ cũng đã cố gắng tổ chức giám sát việc sử dụng những loại thuốc đó trong bảo quản các loại trái cây, rau được nhập khẩu vào nước ta và đã phát hiện một số trường hợp vượt mức dư lượng theo thông lệ quốc tế, chúng tôi buộc phải tái xuất.

PV: Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, hầu hết loại trái cây có thể để được từ 5 đến 9 tháng có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ, Úc, nhưng thực tế trái cây nước ta chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Người dân lo ngại điều này, thưa Bộ trưởng?

Chúng tôi rất trăn trở trước những quan ngại của người tiêu dùng. Vì thế, tôi đã chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc Bộ, đặc biệt là Cục Bảo vệ thực vật phải thực hiện tất cả các biện pháp để giám sát; nông sản, trong đó có rau quả nhập vào Việt Nam phải đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm.

Riêng trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu thực hiện giám sát nghiêm ngặt theo thông lệ quốc tế cũng như kiểm tra đối với các nước khác. Một số trái cây có thể bảo quản trong thời gian dài, kể cả của Trung Quốc cũng như nước khác là kết quả của giống và sử dụng các loại thuốc bảo quản chứ không phải chỉ phụ thuộc vào mỗi thuốc bảo quản. Ở Trung Quốc cũng sử dụng một số giống của một số nước.

PV: Thưa Bộ trưởng, hiện nay, trên thế giới có hàng nghìn hóa chất bảo quản trong khi đó ở Việt Nam chưa cấp phép lưu hành bất kỳ loại thuốc bảo quản nào. Việc kiểm tra các loại hoa quả nhập khẩu được thực hiện như thế nào?

Hiện nay có hàng ngàn loại thuốc bảo quản nhưng với một loại trái cây hay nông sản, họ chỉ sử dụng một số loại thuốc chứ không sử dụng tất cả. Vì vậy, khi tổ chức giám sát thực hiện theo quy trình đánh giá nguy cơ rủi ro. Trước khi cho phép nhập khẩu vào Việt Nam, cơ quan chức năng của hai nước phải có thỏa thuận, thông báo về quy trình sản xuất, bảo quản ở nước mình và có những cam kết công nhận lẫn nhau về sự giám sát của hai bên.

Khi vào biên giới, cơ quan chức năng tiến hành giám sát lại trên cơ sở phân tích trái cây này thường sử dụng ở nước đó là thuốc nào và nguy cơ sử dụng thuốc có vượt hay không, nếu đúng là loại thuốc nào thì tập trung phân tích vào loại đó. Vì theo thông lệ quốc tế mà các nước đang thực hiện, không phải tất cả loại trái cây, rau thì được các cơ quan phân tích, làm việc này rất tốn kém.

PV: Vâng, xin cảm ơn Bộ trưởng!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguy hiểm từ chất bảo quản
Nguy hiểm từ chất bảo quản

Tính độc hại của các loại phụ gia, hoá chất được phép sử dụng trong thực phẩm đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và chứng minh cụ thể.

Nguy hiểm từ chất bảo quản

Nguy hiểm từ chất bảo quản

Tính độc hại của các loại phụ gia, hoá chất được phép sử dụng trong thực phẩm đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và chứng minh cụ thể.

Sử dụng chất bảo quản vượt ngưỡng có thể gây vô sinh
Sử dụng chất bảo quản vượt ngưỡng có thể gây vô sinh

(VOV) -Các nhà khoa học Việt Nam vừa cảnh báo, việc sử dụng chất bảo quản hoa quả nhập khẩu vượt ngưỡng cho phép có thể gây vô sinh.

Sử dụng chất bảo quản vượt ngưỡng có thể gây vô sinh

Sử dụng chất bảo quản vượt ngưỡng có thể gây vô sinh

(VOV) -Các nhà khoa học Việt Nam vừa cảnh báo, việc sử dụng chất bảo quản hoa quả nhập khẩu vượt ngưỡng cho phép có thể gây vô sinh.

Phải sớm công bố thông tin lê, táo có chất bảo quản độc hại hay không?
Phải sớm công bố thông tin lê, táo có chất bảo quản độc hại hay không?

VOV.VN -Yêu cầu này được đưa ra trước thông tin quả lê để 5 tháng và quả táo để 9 tháng không bị hư hỏng.

Phải sớm công bố thông tin lê, táo có chất bảo quản độc hại hay không?

Phải sớm công bố thông tin lê, táo có chất bảo quản độc hại hay không?

VOV.VN -Yêu cầu này được đưa ra trước thông tin quả lê để 5 tháng và quả táo để 9 tháng không bị hư hỏng.

Không có chất bảo quản hoa quả gây phá huỷ nội tạng
Không có chất bảo quản hoa quả gây phá huỷ nội tạng

TS Lê Thị Hồng Hảo: Thông tin này hoàn toàn là không chính xác. Một số người có thể lạm dụng thuốc trừ sâu để bảo quản hoa quả. Nhưng những chất này không có tính chất phá huỷ nội tạng.

Không có chất bảo quản hoa quả gây phá huỷ nội tạng

Không có chất bảo quản hoa quả gây phá huỷ nội tạng

TS Lê Thị Hồng Hảo: Thông tin này hoàn toàn là không chính xác. Một số người có thể lạm dụng thuốc trừ sâu để bảo quản hoa quả. Nhưng những chất này không có tính chất phá huỷ nội tạng.

“Không phải thấy hoa quả tươi lâu là có chất bảo quản độc hại“
“Không phải thấy hoa quả tươi lâu là có chất bảo quản độc hại“

VOV.VN -Việc bảo quản trái cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố và khi mà thấy trái cây giữ được lâu thì chưa nên vội kết luận đó là do các chất bảo quản độc hại.

“Không phải thấy hoa quả tươi lâu là có chất bảo quản độc hại“

“Không phải thấy hoa quả tươi lâu là có chất bảo quản độc hại“

VOV.VN -Việc bảo quản trái cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố và khi mà thấy trái cây giữ được lâu thì chưa nên vội kết luận đó là do các chất bảo quản độc hại.