Tàu lặn, tàu ngầm được quản lý khai thác theo quy định đặc thù

VOV.VN - Những phương tiện này có những đặc tính khác, không giống như tàu biển nên luật quy định áp dụng cho tàu biển sẽ không phù hợp.

Trong phiên họp sáng nay (3/6), Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam.

Bộ luật Hàng hải Việt Nam hiện nay ra đời năm 2005 đã tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hàng hải nước ta phát triển nhanh, toàn diện và đạt được mức tăng trưởng rất cao so với các thời kỳ trước đây. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, Bộ luật vẫn còn nhiều điều, khoản mang tính chất khung và cần phải có các văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể.

Để bảo đảm những nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế đáp ứng yêu cầu quản lý thực tiễn và hội nhập quốc tế, Bộ GTVT đã tổ chức nghiên cứu, rà soát các quy định của Bộ luật 2005; dịch, nghiên cứu 4 Luật hàng hải quốc tế cùng các Công ước quốc tế để xây dựng Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi), đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, khuyến khích phát triển kinh tế nói chung và ngành giao thông vận tải, ngành Hàng hải nói riêng phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay và những năm tới.

Bộ trưởng Đinh La Thăng trình bày dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam.
Điểm đáng chú ý của Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi) lần này là đã bổ sung một số điều khoản mới như quy định về kho chứa nổi, giàn di động là những kết cấu nổi chuyên dùng đã hoạt động tại Việt Nam.

Đồng thời, Dự thảo Luật Hàng hải (sửa đổi) cũng bổ sung cảng cạn là bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cảng đường thủy nội địa quốc tế, cửa khẩu đường bộ quốc tế, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu chưa được quy định trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005.

Riêng các chủng loại tàu lặn, tàu ngầm mới xuất hiện ở Việt Nam là các loại phương tiện thủy có những đặc thù về hoạt động là chủ yếu dưới mặt nước, các đặc tính khác không giống như tàu biển nên quy định áp dụng cho tàu biển sẽ không phù hợp đối với tàu ngầm, tàu lặn. Dự thảo Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi) đề xuất cần có những quy định đặc thù riêng cho các đối tượng này.

Ngoài ra, Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi) còn bổ sung nội dung về chính sách xã hội hóa trong đầu tư xây dựng và khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải; chính sách ưu tiên phát triển đội tàu vận tải biển thông qua chính sách ưu đãi về thuế, lãi suất; ưu tiên phát triển đội ngũ thuyền viên đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế... nhằm tạo bước đột phá cho ngành hàng hải nước ta phát triển.

Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi) cũng bổ sung chương mới quy định chi tiết nội dung liên quan đến bắt giữ tàu biển như các trường hợp được bắt giữ tàu biển, thẩm quyền và trình tự, thủ tục bắt giữ tàu biển... trên cơ sở nâng các quy định của Pháp lệnh bắt giữ tàu biển 2008 và các văn bản liên quan thành luật để tạo sự thống nhất, đồng bộ trong luật.

Đối với việc đóng mới, hoán cải phục hồi, sửa chữa tàu biển trong thời gian vừa qua còn có những bất cập. Một số cơ sở chưa đủ năng lực về nhân lực, con người, tài chính, kỹ thuật đóng tàu dẫn đến chất lượng các con tàu chưa đảm bảo chất lượng. Do đó, cần có quy định về điều kiện đối với các cơ sở này để đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật của sản phẩm.

Đồng thời hoạt động phá dỡ tàu biển là hoạt động mang lại nguồn nguyên liệu đáng kể cho ngành công nghiệp thép và cơ khí; tạo việc làm cho lực lượng lao động lớn; tỷ suất lợi nhuận cao, tăng được nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đặc biệt là quản lý được hoạt động phá dỡ tàu biển, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cần quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và bảo đảm an toàn, phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong việc phá dỡ tàu biển tại Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà nước giảm tối đa phần vốn tại các cảng biển trọng yếu
Nhà nước giảm tối đa phần vốn tại các cảng biển trọng yếu

Đối với 4 cảng đầu mối trọng yếu, Nhà nước sẽ chỉ giữ tỷ lệ vốn 51% thay vì 75% như quyết định trước đây.

Nhà nước giảm tối đa phần vốn tại các cảng biển trọng yếu

Nhà nước giảm tối đa phần vốn tại các cảng biển trọng yếu

Đối với 4 cảng đầu mối trọng yếu, Nhà nước sẽ chỉ giữ tỷ lệ vốn 51% thay vì 75% như quyết định trước đây.

Tàu biển tuyến quốc tế phải có Giấy chứng nhận Lao động hàng hải
Tàu biển tuyến quốc tế phải có Giấy chứng nhận Lao động hàng hải

VOV.VN - Giấy chứng nhận Lao động hàng hải tuân thủ theo Công ước MLC có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 20/8/2014.

Tàu biển tuyến quốc tế phải có Giấy chứng nhận Lao động hàng hải

Tàu biển tuyến quốc tế phải có Giấy chứng nhận Lao động hàng hải

VOV.VN - Giấy chứng nhận Lao động hàng hải tuân thủ theo Công ước MLC có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 20/8/2014.

Các tàu biển đã qua sử dụng nào được nhập về Việt Nam
Các tàu biển đã qua sử dụng nào được nhập về Việt Nam

VOV.VN -Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.  

Các tàu biển đã qua sử dụng nào được nhập về Việt Nam

Các tàu biển đã qua sử dụng nào được nhập về Việt Nam

VOV.VN -Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.  

Xử lý tình trạng hàng hóa tồn đọng tại cảng biển, cửa khẩu
Xử lý tình trạng hàng hóa tồn đọng tại cảng biển, cửa khẩu

VOV.VN -Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và đơn vị liên quan phối hợp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 này.

Xử lý tình trạng hàng hóa tồn đọng tại cảng biển, cửa khẩu

Xử lý tình trạng hàng hóa tồn đọng tại cảng biển, cửa khẩu

VOV.VN -Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và đơn vị liên quan phối hợp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 này.

“Ngành GTVT nung nấu sửa Bộ luật hàng hải để tạo đột phá“
“Ngành GTVT nung nấu sửa Bộ luật hàng hải để tạo đột phá“

VOV.VN - Bộ trưởng Đinh La Thăng: “Ngành giao thông vận tải nung nấu khi sửa Bộ luật này là cơ hội tạo sự đột phá về thể chế chính sách để phát triển kinh tế biển..."

“Ngành GTVT nung nấu sửa Bộ luật hàng hải để tạo đột phá“

“Ngành GTVT nung nấu sửa Bộ luật hàng hải để tạo đột phá“

VOV.VN - Bộ trưởng Đinh La Thăng: “Ngành giao thông vận tải nung nấu khi sửa Bộ luật này là cơ hội tạo sự đột phá về thể chế chính sách để phát triển kinh tế biển..."