Thái Lan có nguy cơ mất vị trí thứ hai thế giới trong xuất khẩu gạo

VOV.VN - Thái Lan đứng trước nguy cơ bị mất vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới do khả năng canh tranh yếu và thiếu sự đa dạng về các loại gạo.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan Charoen Laothamatas, với chi phí sản xuất cao hơn tương đối so với các nước đối thủ, cộng với tỷ giá hối đoái không ổn định và hạn hán lan rộng, Thái Lan đang có nguy cơ rơi xuống vị trí thứ ba trong khi Việt Nam giành lại vị trí thứ hai.

Ông Charoen cho biết, Thái Lan đã xuất khẩu cùng các loại gạo trong vòng 30 năm và thiếu mở rộng sự đa dạng giống gạo để đối phó với sự thay đổi nhu cầu của thị trường và hành vi của người tiêu dùng. Trong năm nay, Hiệp hội trên đặt chỉ tiêu xuất khẩu gạo ở mức 7,5 triệu tấn, bằng với chỉ tiêu của Bộ Thương mại nước này, với tổng trị giá 4,2 tỷ USD.

Thái Lan có nguy cơ mất vị trí thứ hai thế giới trong xuất khẩu gạo. (Ảnh: KT)

Chỉ tiêu được đưa ra thấp nhất trong vòng bảy năm qua. Năm 2013, Thái Lan xuất khẩu 6,6 triệu tấn gạo. Nước này xuất khẩu 7,58 triệu tấn gạo vào năm 2019, giảm 32% về khối lượng, thu về hơn 4 tỷ đô la Mỹ, giảm 25% về giá trị. Thị trường xuất khẩu lớn nhất trong năm ngoái là Benin, Nam Phi, Mỹ và Trung Quốc.

Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan ông Chookiat cho biết, các yếu tố nguy cơ chính đối với tương lai xuất khẩu gạo của nước này bao gồm đồng Bạt mạnh, hạn hán trên diện rộng, Trung Quốc có nguồn dự trữ gạo rất lớn và khả năng đa dạng hoá sản phẩm của Việt Nam, đặc biệt là gạo hương và gạo trắng mềm.

Hơn nữa, Việt Nam đã thành công trong việc xuất khẩu gạo với giá thấp hơn so với Thái Lan, cũng như đã tiếp cận được các thị trường như Trung Quốc, Hongkong, Philippines và Malaysia.

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EU) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), những hiệp định này sẽ cho phép Việt Nam xuất khẩu đến các thị trường Châu Âu và Thái Bình Dương.

Ông Chookiat nhận định dịch virus corona dự kiến sẽ khiến cho người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng Trung Quốc, Hongkong và Singapore tích trữ thêm gạo. Indonesia cũng đang có kế hoạch tăng khối lượng nhập khẩu gạo lên khoảng 1 triệu tấn, tăng 300.000 tấn so với năm ngoái.

Theo ông Chookiat, mặc dù có sự gia tăng mạnh về nhu cầu gạo ở khu vực, nhưng Thái Lan sẽ gặp phải khó khăn để đạt được chỉ tiêu xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo trong năm nay./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhu cầu thế giới giảm khiến giá gạo Thái Lan rớt giá thảm hại
Nhu cầu thế giới giảm khiến giá gạo Thái Lan rớt giá thảm hại

VOV.VN - Giá gạo thơm Hom-Mali của Thái Lan có lúc đã giảm chỉ còn 5.000 Baht/tấn là mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Nhu cầu thế giới giảm khiến giá gạo Thái Lan rớt giá thảm hại

Nhu cầu thế giới giảm khiến giá gạo Thái Lan rớt giá thảm hại

VOV.VN - Giá gạo thơm Hom-Mali của Thái Lan có lúc đã giảm chỉ còn 5.000 Baht/tấn là mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Giá gạo Thái Lan tăng đang tác động mạnh đến thị trường gạo thế giới
Giá gạo Thái Lan tăng đang tác động mạnh đến thị trường gạo thế giới

VOV.VN -Hiện giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đang giao dịch ở mức cao nhất kể từ tháng 2/2015 và tác động đến thị trường gạo thế giới.

Giá gạo Thái Lan tăng đang tác động mạnh đến thị trường gạo thế giới

Giá gạo Thái Lan tăng đang tác động mạnh đến thị trường gạo thế giới

VOV.VN -Hiện giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đang giao dịch ở mức cao nhất kể từ tháng 2/2015 và tác động đến thị trường gạo thế giới.

Gạo Thái Lan xuống thấp kỷ lục, Chính phủ quyết định trợ giá
Gạo Thái Lan xuống thấp kỷ lục, Chính phủ quyết định trợ giá

VOV.VN - Hiện tại, Thái Lan đang vào vụ thu hoạch, giá gạo tại quốc gia này đang ở mức thấp kỷ lục trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây.

Gạo Thái Lan xuống thấp kỷ lục, Chính phủ quyết định trợ giá

Gạo Thái Lan xuống thấp kỷ lục, Chính phủ quyết định trợ giá

VOV.VN - Hiện tại, Thái Lan đang vào vụ thu hoạch, giá gạo tại quốc gia này đang ở mức thấp kỷ lục trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây.