Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án đầu tư quan trọng

VOV.VN - Trong nhiều dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng có vị trí nổi bật.

Những năm qua, các cấp, ngành tỉnh Thái Nguyên đã tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả nhiều nguồn lực đầu tư để từng bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn đồng bộ, hiện đại. Việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư trên địa bàn hiện đang được chỉ đạo thực hiện quyết liệt, nhằm hoàn thành theo đúng tiến độ đã đề ra.

Nhiều dự án trọng điểm

Đối với các dự án đang triển khai theo kế hoạch, tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền cấp huyện làm việc trực tiếp với nhà đầu tư để thống nhất các nội dung liên quan về trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc, xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai cụ thể.

Đối với các dự án đầu tư công trên địa bàn, hiện nay dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế 5 sao Hồ Núi Cốc tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ do Tập đoàn Flamingo đề xuất, có tổng mức đầu tư lên đến trên 2.500 tỷ đồng hiện đã nhận được sự đồng tình về chủ trương đối với đề xuất thực hiện dự án, UBND tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Các dự án hạ tầng giao thông của Thái Nguyên hiện nay đang phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại. Trong 5 năm qua, tổng nguồn vốn huy động thực hiện các dự án đầu tư công bố trí cho ngành giao thông đạt trên 1.200 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có gần 5.000km đường bộ tạo thành mạng lưới giao thông rộng khắp, kết nối giao thương trong tỉnh và với các tỉnh, thành lân cận.

Nhiều dự án quan trọng đã và đang được triển khai như đường vành đai V vùng Thủ đô Hà Nội, đường 47m, đường gom nối Khu công nghiệp (KCN) Yên Bình và KCN Điềm Thụy, đường 36m từ nút giao Sông Công vào KCN Sông Công II, đường Hồ Chí Minh, đường Thái Nguyên - Chợ Mới, đường Bắc Sơn kéo dài, đường Việt Bắc, cầu Bến Tượng… và nhiều dự án nâng cấp, cải tạo các tuyến tỉnh lộ, đường nội thị.

Theo ông Tạ Văn Thuyết, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Thái Nguyên, không chỉ hệ thống đường cao tốc, quốc lộ và tỉnh lộ, hạ tầng giao thông nông thôn, nhất là tại các địa phương xây dựng nông thôn mới được quan tâm đầu tư với nguồn lực rất lớn.

Cùng với giao thông, các KCN trọng điểm đến nay cơ bản đã có hạ tầng đồng bộ, hiện đại điển hình là KCN Điềm Thụy và KCN Sông Công II… là những nhân tố chính giúp kết quả thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp liên tục đạt những mốc đột phá mới.

Riêng tại khu vực TP Thái Nguyên hiện nay đã kết nối quy hoạch nội vùng giữa khu vực phía Đông với phía Tây (hồ Núi Cốc và trục sông Cầu); khu vực Nam - Bắc và quy hoạch kết nối giữa Thành phố với các huyện, thành giáp ranh. Công tác quy hoạch đô thị đã khẳng định vai trò đi trước một bước, là cơ sở và nhân tố quan trọng để thành phố thu hút đầu tư.

Đặc biệt, việc triển khai Dự án “Chương trình đô thị miền núi phía Bắc Thành phố Thái Nguyên” và dự án “Phát triển tổng hợp đô thị động lực Thành phố Thái Nguyên” với tổng số vốn 181 triệu USD sẽ là nguồn lực tài chính quan trọng tạo động lực cho phát triển đô thị của thành phố.

Giải quyết khó khăn vướng mắc cho từng dự án

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN triển khai dự án đầu tư trên địa bàn, tỉnh đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia hồ Núi Cốc; quy hoạch chung T P Thái Nguyên; tham mưu chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 của Tổ hợp Yên Bình và các quy hoạch xây dựng liên quan đến các dự án cần điều chỉnh quy hoạch phân khu.

Bên cạnh đó, các cấp, ngành chức năng của tỉnh tăng cường kiểm tra, đôn đốc, theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình giải quyết các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư, DN. Tỉnh cũng đã thành lập Tổ tiếp nhận thông tin hỗ trợ nhà đầu tư về các TTHC trong lĩnh vực đầu tư, kịp thời tham mưu giải quyết những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của nhà đầu tư, bảo đảm các dự án được triển khai theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với các dự án đang triển khai theo kế hoạch, tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền cấp huyện làm việc trực tiếp với nhà đầu tư để thống nhất những nội dung liên quan về trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc, xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai.

Nhờ những giải pháp nêu trên, đến nay đã có 27 dự án đăng ký hoàn thành các thủ tục về đầu tư; 34 dự án đang trong giai đoạn đề xuất, nghiên cứu, hoàn thiện các thủ tục về đầu tư. Có 8 dự án cơ bản hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ bản, bước đầu đi vào sản xuất; 17 dự án đang hoàn thiện các thủ tục về môi trường, đất đai, cấp phép xây dựng và thực hiện công tác giải phóng mặt bằng...

Đánh giá về vấn đề thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn T&T chia sẻ: Chúng tôi rất yên tâm khi lựa chọn Thái Nguyên làm “điểm đến” đầu tư. Nếu không có gì thay đổi, Tập đoàn sẽ hoàn thiện các thủ tục pháp lý và tiến hành đầu tư 5 dự án trên địa bàn tỉnh từ đầu năm 2020.

Trong đó có 2 dự án hạ tầng nổi bật là Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh 266 đoạn từ ngã tư KCN Sông Công đến ngã tư giao cắt với Quốc lộ 37; Dự án Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao, đô thị sinh thái Đông Tam Đảo và tuyến đường kết nối với đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. 

Rõ ràng, những thành tựu trong huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh Thái Nguyên những năm gần đây là rất đáng kể, toàn diện trên các lĩnh vực thể hiện bước đột phá, qua đó phục vụ đắc lực cho mục tiêu phát triển chung, nhất là góp phần nâng cao đời sống của người dân.

Tuy vậy, nguồn lực luôn có hạn trong khi nhu cầu đầu tư còn rất cao nên công tác phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo vẫn là một nhiệm vụ năng nề, đòi hỏi sự quyết tâm, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành và sự đồng thuận, chung sức của toàn xã hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thái Nguyên làm gì  để chương trình xóa nghèo bền vững đi vào cuộc sống
Thái Nguyên làm gì  để chương trình xóa nghèo bền vững đi vào cuộc sống

VOV.VN - Sau 5 năm thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và có nhiều chính sách phù hợp với điều kiện, đặc thù của địa phương để hỗ trợ người dân thoát nghèo.

Thái Nguyên làm gì  để chương trình xóa nghèo bền vững đi vào cuộc sống

Thái Nguyên làm gì  để chương trình xóa nghèo bền vững đi vào cuộc sống

VOV.VN - Sau 5 năm thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và có nhiều chính sách phù hợp với điều kiện, đặc thù của địa phương để hỗ trợ người dân thoát nghèo.

Thái Nguyên thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển kinh tế-xã hội
Thái Nguyên thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển kinh tế-xã hội

VOV.VN - Thái Nguyên đặt mục tiêu chống dịch COVID-19 an toàn vừa thực hiện tốt 3 nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trọng tâm năm 2020.

Thái Nguyên thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển kinh tế-xã hội

Thái Nguyên thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển kinh tế-xã hội

VOV.VN - Thái Nguyên đặt mục tiêu chống dịch COVID-19 an toàn vừa thực hiện tốt 3 nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trọng tâm năm 2020.

Thái Nguyên cần hoàn thiện chính sách thu hút nhà đầu tư chiến lược
Thái Nguyên cần hoàn thiện chính sách thu hút nhà đầu tư chiến lược

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Thái Nguyên cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút các nhà đầu tư chiến lược.

Thái Nguyên cần hoàn thiện chính sách thu hút nhà đầu tư chiến lược

Thái Nguyên cần hoàn thiện chính sách thu hút nhà đầu tư chiến lược

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Thái Nguyên cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút các nhà đầu tư chiến lược.