Thái Nguyên lập tổ công tác đặc biệt giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp

VOV.VN - Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đang là vấn đề được các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên quan tâm.

Thái Nguyên là một trong địa phương kiểm soát tốt dịch Covid-19. Tuy nhiên, do chuỗi cung ứng hàng hóa, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất bị đứt gãy, nên hơn 7.000 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cũng đang gặp nhiều khó khăn. Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đang là vấn đề được các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp quan tâm.

Chịu ảnh hưởng rõ nhất bởi dịch Covid 19 đó là nhà hàng, hoạt động du lịch. Những tháng qua, hầu như những doanh nghiệp trong lĩnh vực này ở Thái Nguyên doanh thu đều bằng không. Là một doanh nghiệp chuyên về thương mại, doanh thu của Công ty CP Thương mại Minh Cầu cũng chỉ duy trì ở mức trên dưới 80%, so với trước khi có dịch.

Ông Trần Huy Luân, Chủ tịch HĐQT công ty, cho biết, trong đợt dịch thứ 4, siêu thị của Minh Cầu có 1 trường hợp là F0, nên cả hệ thống phải đóng cửa, toàn bộ nhân viên phải xét nghiệm cách ly.

“Sau 21 ngày hệ thống cách ly khách hàng mới quay trở lại. Cho đến thời điểm này, hệ thống đã trở lại hoạt động bình thường, nhưng có điều là nguồn tiền trong dân có hạn nên sức mua giảm”, ông Luân cho biết.

Nằm trong khối doanh nghiệp sản xuất, phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên vật liệu đầu vào và phải nhập khẩu, bà Phạm Thị Thu Hà, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Đúc Thái Nguyên cho hay, giá vật tư đầu vào trong nước tăng 30%, vật tư nhập khẩu tăng tới 50%, cước vận tải tăng lên gấp đôi. Sản phẩm bán ra giá không tăng, nên doanh nghiệp cũng chỉ sản xuất cầm chừng, duy trì việc làm cho công nhân. Năm ngoái, đơn vị đầu tư một dây chuyền sản xuất mới hơn 60 tỷ đồng, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên khó khăn càng thêm khó khăn. 

“Khó nhất là chi phí lãi vay cũng bị hạn chế nhiều, quy định mới chi phí lãi vay không được tính nên doanh nghiệp cũng thiệt thòi. Doanh nghiệp mong muốn làm sao giá vật tư phải được ổn định, tránh bị động trong sản xuất. Nhiều khi doanh nghiệp nhận được đơn hàng, nhưng sau đó, giá vật tư lại tăng nên rất khó kiểm soát”, bà Hà thông tin. 

Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thái Nguyên đang triển khai hỗ trợ doanh nghiệp về bảo hiểm xã hội cho người lao động chịu ảnh hưởng vì Covid-19, theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. Tuy nhiên, các hoạt động hỗ trợ khác, đặc biệt các khoản ưu đãi về vốn vay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được.

Ông Nguyễn Văn Cường, Công ty TNHH Trung Thành- Thái Nguyên, cho biết, các ngân hàng hạ lãi suất cho vay, nhưng lại đi liền với đó là những chính sách khác nên không phải doanh nghiệp nào cũng thuận lợi. “Chẳng hạn như vẫn đề khống chế 30% đối với doanh nghiệp có hoạt động liên kết. Ngân hàng hạ lãi suất cho vay, nhưng khi trả lãi ngân hàng lại phải cộng vào khống chế chi phí lãi vay theo Nghị định 132 của Chính phủ năm 2020, nên doanh nghiệp đã khó khăn lại chồng chất khó khăn”, ông Cường bày tỏ.

Nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tỉnh Thái Nguyên đã thành lập tổ công tác đặc biệt, trực tiếp Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng.

Nhiệm vụ của tổ công tác đặc biệt là chủ động tiếp cận, nắm bắt, tiếp nhận thông tin, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và người dân. Từ đó, đề xuất phương hướng, giải pháp để kịp thời giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách trên các địa bàn, lĩnh vực nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên cho biết, Sở thường xuyên cập nhật thông tin thị trường xuất nhập khẩu từ Bộ Công Thương; các Sở Công Thương tỉnh, thành phố cũng như tại các cửa khẩu tới doanh nghiệp để chủ động kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu hàng hóa để hạn chế rủi ro.

Khó khăn của doanh nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên cũng là khó khăn chung của các doanh nghiệp trên cả nước. Cùng với sự tích cực chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành thì những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bám sát được thực tế mới có thể tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid -19./.  

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lao động quay trở lại TP.HCM làm việc: Chủ doanh nghiệp mừng nhưng cũng lo
Lao động quay trở lại TP.HCM làm việc: Chủ doanh nghiệp mừng nhưng cũng lo

VOV.VN - Người lao động quê ở miền Tây, Tây Nguyên... bắt đầu quay trở lại TP.HCM làm việc, nhiều chủ doanh nghiệp vừa vui mừng vì có người làm, nhưng cũng không ít nỗi lo.

Lao động quay trở lại TP.HCM làm việc: Chủ doanh nghiệp mừng nhưng cũng lo

Lao động quay trở lại TP.HCM làm việc: Chủ doanh nghiệp mừng nhưng cũng lo

VOV.VN - Người lao động quê ở miền Tây, Tây Nguyên... bắt đầu quay trở lại TP.HCM làm việc, nhiều chủ doanh nghiệp vừa vui mừng vì có người làm, nhưng cũng không ít nỗi lo.

Doanh nghiệp TP.HCM khó đáp ứng Bộ tiêu chí sản xuất an toàn
Doanh nghiệp TP.HCM khó đáp ứng Bộ tiêu chí sản xuất an toàn

VOV.VN - Các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM đã đưa ra nhiều kiến nghị để có thể phục hồi tốt sau khi thành phố mở cửa trở lại.

Doanh nghiệp TP.HCM khó đáp ứng Bộ tiêu chí sản xuất an toàn

Doanh nghiệp TP.HCM khó đáp ứng Bộ tiêu chí sản xuất an toàn

VOV.VN - Các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM đã đưa ra nhiều kiến nghị để có thể phục hồi tốt sau khi thành phố mở cửa trở lại.

Tiếp cận vốn sau đại dịch, doanh nghiệp cần chuẩn bị gì? 
Tiếp cận vốn sau đại dịch, doanh nghiệp cần chuẩn bị gì? 

VOV.VN - Thời gian qua, Chính phủ cùng các cấp, ngành, các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ tài chính giúp doanh nghiệp vượt khó sau dịch Covid-19.

Tiếp cận vốn sau đại dịch, doanh nghiệp cần chuẩn bị gì? 

Tiếp cận vốn sau đại dịch, doanh nghiệp cần chuẩn bị gì? 

VOV.VN - Thời gian qua, Chính phủ cùng các cấp, ngành, các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ tài chính giúp doanh nghiệp vượt khó sau dịch Covid-19.