Thái Nguyên triển khai gói an sinh xã hội và xúc tiến đầu tư trong đại dịch Covid-19

VOV.VN - Chung tay cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid-19 đang được tỉnh Thái Nguyên coi là nhiệm vụ hàng đầu.

Do ảnh hưởng của Covid-19, đến thời điểm này, tỉnh Thái Nguyên có gần 400 doanh nghiệp, hàng ngàn hộ kinh doanh nhỏ lẻ tạm dừng hoạt động. Để giúp doanh nghiệp, các hộ kinh doanh  vượt qua khó khăn, các cấp, các ngành ở tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp, các hộ kinh doanh vượt qua khó khăn trong đại dịch, đồng thời có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên.

16.000 hộ kinh doanh có nộp thuế ở Thái Nguyên đang gặp khó khăn do giãn cách xã hội trong đại dịch Covid-19. Nhiều nhà hàng, quán ăn, hộ buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ đã phải đóng cửa, thậm chí còn khó có khả năng vực dậy khi đại dịch đi qua. Thực hiện Nghị quyết 42 NQ-CP đến nay, Thái Nguyên đã chi trả tiền hỗ trợ trên 5 tỷ đồng cho gần 5 nghìn người lao động tại các hộ kinh doanh, cửa hàng không có hợp đồng lao động.

Bà Tô Thị Thể, ở 255 Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên, cho biết: "Cán bộ UBND Phường đã vào hỗ trợ cho tôi. Tôi rất cảm ơn vì nó rất có ý nghĩa đối với mọi người và tôi, khi đợt Covid-19 vừa rồi bán hàng không được."

Trước bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại ở nhiều quốc gia trên thế giới và quay trở lại nước ta, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng như cả nước đã gặp khó khăn nay lại càng khó khăn hơn nữa. Doanh nghiệp chưa kịp lấy lại nhịp độ sản xuất, thị trường chưa khơi thông, hàng hóa chưa kịp tiêu thụ lại gặp phải sự sụt giảm của nhu cầu thị trường.

Nhận xét về những chính sách, sự hỗ trợ của Nhà nước và tỉnh Thái Nguyên trước ảnh hưởng Covid-19, bà Đinh Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Aluminum Hàn – Việt, Khu Công nghiệp Điềm Thụy chia sẻ: "Tôi thấy rất kịp thời, ngành ngân hàng cũng rất tốt. Các chính sách của tỉnh đối với các doanh nghiệp nói chung là rất hiệu quả."

Do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 sản xuất công nghiệp ở Thái Nguyên bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là trong lĩnh vực dệt may, chỉ số sản xuất công nghiệp liên tục giảm. Tính đến thời điểm này giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh chỉ tăng 2,5%. Giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt trên 20 tỷ USD, giảm 5,6% so với cùng kỳ, thu ngân sách giảm 9%. Để tháo gỡ khó khăn, cùng với chính sách hỗ trợ của các cấp, ngành ngân hàng đã điều chỉnh giảm 2 lần mức lãi suất, 0,5%/năm, miễn giảm lãi vay cho trên 3.800 khách hàng với số tiền trên 4,2 tỷ đồng.

Nhằm thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI), từ đầu năm đến nay Thái Nguyên đã cấp giấy chứng nhận cho 11 dự án đầu tư mới, với tổng số vốn đăng ký gần 31 triệu USD. Trong số 11 dự án được cấp phép, có 9 dự án thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, còn lại là kinh doanh bất động sản và chuyên ngành khoa học công nghệ. Hiện đang có 156 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động ở Thái Nguyên với tổng số vốn đăng ký đạt trên 8,2 tỷ USD.

Ông Trần Quốc Trung, Phó trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên cho biết: Để đón làn sóng chuyển dịch đầu tư, UBND tỉnh Thái Nguyên đang quyết liệt hoàn thiện hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp.

"Làm tốt việc đồng hành với doanh nghiệp là một kênh thu hút đầu tư trực tiếp. Ngoài kênh khác thì việc giải quyết tốt khó khăn doanh nghiệp đặc biệt là sau Covid-19 như tiếp cận nguồn vốn, điện… sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư. Cùng với đó là giải quyết giảm những khâu trung gian trong thủ tục hành chính", ông Trần Quốc Trung nêu rõ.

Để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào tỉnh Thái Nguyên, trong xu hướng chuyển dịch vì đại dịch COVID-19, ông Đặng Văn Huy, Phó Giám đốc Sở KH& ĐT tỉnh Thái Nguyên, khẳng định, cải cách thủ tục hành chính là vấn đề xuyên suốt theo chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh... Cải cách hành chính là vấn đề đi đầu, cốt lõi phải đảm bảo công khai, minh bạch sẽ thu hút các nhà đầu tư.

Xác định doanh nghiệp là động lực chính phát triển kinh tế xã hội của địa phương, để giúp đỡ hộ kinh doanh, doanh nghiệp, tỉnh Thái Nguyên đã có những hỗ trợ cụ thể bằng những chính sách tài chính, tư vấn, xúc tiến đầu tư, cải cách thủ tục hành chính… Chung tay cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid-19 đang được tỉnh Thái Nguyên coi là nhiệm vụ hàng đầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thái Nguyên - điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài
Thái Nguyên - điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài

VOV.VN - Tỉnh Thái Nguyên vươn lên trở thành một trong những điểm sáng của khu vực trung du miền núi phía Bắc về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Thái Nguyên - điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài

Thái Nguyên - điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài

VOV.VN - Tỉnh Thái Nguyên vươn lên trở thành một trong những điểm sáng của khu vực trung du miền núi phía Bắc về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án đầu tư quan trọng
Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án đầu tư quan trọng

VOV.VN - Trong nhiều dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng có vị trí nổi bật.

Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án đầu tư quan trọng

Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án đầu tư quan trọng

VOV.VN - Trong nhiều dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng có vị trí nổi bật.

Ngành chè Thái nguyên tìm hướng đi bền vững trong “tình hình mới”
Ngành chè Thái nguyên tìm hướng đi bền vững trong “tình hình mới”

VOV.VN - Ngành chè sẽ xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị để mở rộng thị trường tiêu thụ; phát triển chè với văn hóa, du lịch trải nghiệm.

Ngành chè Thái nguyên tìm hướng đi bền vững trong “tình hình mới”

Ngành chè Thái nguyên tìm hướng đi bền vững trong “tình hình mới”

VOV.VN - Ngành chè sẽ xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị để mở rộng thị trường tiêu thụ; phát triển chè với văn hóa, du lịch trải nghiệm.