“Thanh khoản ngân hàng còn mỏng và bấp bênh”

(VOV) -Khoảng 50 TCTD thường xuyên có tỷ lệ sử dụng vốn cao hơn huy động, dẫn đến lãi suất bị đẩy lên cao.

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội sáng nay, nói về thanh khoản của hệ thống ngân hàng, Thống đốc cho biết là: “hết sức mỏng” và “bấp bênh” dù thanh khoản đã được cải thiện. Năm 2011, tỷ lệ sử dụng vốn trong hệ thống ngân hàng lên tới hơn 100%, dẫn đến thiếu thanh khoản. Nay tình hình này đã được cải thiện, tỷ lệ sử dụng vốn dao động từ 93 - 96%, nhưng chưa chắc chắn.

Trên quốc tế, tỷ lệ sử dụng vốn chỉ khoảng 30 - 70%, còn 30 - 40% còn lại sẽ dùng để đầu tư vào công cụ có thanh khoản cao, trong khi các ngân hàng Việt Nam hoàn toàn đầu tư vào tín dụng.

Về câu hỏi vì sao lãi suất còn cao, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết: Trong những tháng đầu năm, lãi suất còn cao, nhưng đến tháng 6/2012, lãi suất huy động đã giảm rất nhanh về còn 9%/năm. Theo đó, tỷ trọng dư nợ lãi suất trên 15%/năm cũng giảm mạnh, trước ngày 15/7, tỷ lệ này dao động từ 65 - 70%, đến nay chỉ còn chưa đến 20%.

Cũng theo thông tin từ Thống đốc Bình, trong hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam, hàng ngày thường xuyên có 50 tổ chức tín dụng có tỷ lệ sử dụng vốn cao hơn huy động vốn, dẫn đến lãi suất bị đẩy lên cao. Ngoài ra, lạm phát rình rập tăng trở lại cũng gây áp lực lên lãi suất.

Do đó, lãi suất vẫn còn cao so với khả năng hấp thụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ có giải pháp giảm lãi suất thêm nữa, trong đó bao gồm cả nhiệm vụ phải kiểm soát được lạm phát.

Tăng trưởng tín dụng 5%

Thống đốc cho biết, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống tính đến ngày 30/6 khoảng 3,36%. Từ nay tới cuối năm, tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ đạt khoảng 5%.

Tuy nhiên, để tăng trưởng tín dụng mà an toàn, ngành ngân hàng phải cân đối được các yếu tố: Không làm tăng nợ xấu, không làm suy giảm chất lượng, trong mục tiêu chung là tín dụng tăng trưởng hài hòa.

Để đạt được mức tăng trướng tín dụng 5% vào cuối năm, Thống đốc cho rằng, tăng trưởng tín dụng không phải nhất thiết tăng trực tiếp vào doanh nghiệp, mà có thể qua kênh phát hành trái phiếu. Sau nhiều năm không thể phát hành trái phiếu, năm nay chúng ta đã phát hành thành công trái phiếu với số lượng lớn. Riêng hệ thống ngân hàng mua trái phiếu Chính phủ phát hành và trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đạt khoảng 183.000 tỷ, tương đương từ 6 - 7% của tăng trưởng tín dụng.

Nợ xấu tăng 66%

Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng hiện nay, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết: Ngân hàng Nhà nước đã nhìn thấy nguy cơ nợ xấu từ tháng 8/2011 và nguy cơ nợ xấu đang tăng lên rất nhanh.

Tuy nhiên, theo khẳng định của Thống đốc Bình, nếu quyết tâm xử lý thì nợ xấu có thể chững lại và không tăng nữa. Vấn đề nợ xấu có thể giải quyết được nhưng không phải dễ dàng.

Ngoài ra, thời gian qua, do dễ dãi trong việc tăng trưởng tín dụng nên nợ xấu gia tăng. Năm vừa rồi tăng trưởng tín dụng hết sức khó khăn. Đến nay, các ngân hàng hoạt động khó khăn, nên họ phải thận trọng và kiểm soát chặt chẽ đồng vốn cho vay ra. Trong khi đó, doanh nghiệp sau nhiều năm vất vả, tình hình tài chính cũng rất khó khăn nên hai bên rất khó gặp nhau.

Trả lời đại biểu Quốc hội về con số chính xác nợ xấu hiện nay, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, với 3 số liệu về nợ xấu (của tổ chức tín dụng, NHNN và tổ chức quốc tế), số liệu đáng tin cậy nhất là số liệu của cơ quan Nhà nước.

Theo số liệu của tổ chức tín dụng, đến 30/9, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 4,93%, nhưng theo công bố của NHNN, tỷ lệ nợ xấu khoảng 8,82%. Nợ xấu cũng liên tục tăng từ năm 2008 đến nay, đến tháng 10/2012, nợ xấu tăng khoảng 66%.

Đã xử lý được 12.000 tỷ đồng nợ xấu

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt để giảm nợ xấu, như: cơ cấu lại nợ với thời hạn, lãi suất thích hợp. Trong tháng 4 vừa qua, NHNN đã ban hành văn bản 780 về cơ cấu nợ cho DN và đã đem lại kết quả rất ấn tượng.

Đến 30/6, tổng số nợ cơ cấu lại chỉ khoảng hơn 36.000 tỷ, nhưng đến 30/9, số nợ được cơ cấu lại lên 252.000 tỷ đồng. Với dư nợ tín dụng cỡ 2,7 triệu tỷ đồng, số nợ đã cơ cấu lại đến 30/9 chiếm xấp xỉ 8%.

Về xử lý tài sản đảm bảo, theo Thống đốc NHNN, trong khoảng 2,7 triệu tỷ đồng dư nợ của toàn nền kinh tế thì 73% có tài sản đảm bảo, với 66% được đảm bảo bằng bất động sản. Tính chung tổng dư nợ có đảm bảo bằng bất động sản chiếm khoảng 46%.

Theo báo cáo của tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ xấu là 4,93%, trong số nợ xấu đó có 80% có tài sản đảm bảo (57% được đảm bảo bằng bất động sản).

Do vậy, Thống đốc cho rằng, xử lý nợ xấu cần có sự phối hợp với các bộ ngành, như Bộ Xây dựng để xử lý tài sản đảm bảo bằng bất động sản. Thị trường bất động sản phải xử lý được lượng tồn kho, bởi hiện nay bất động sản không có người mua.

Ngoài ra, xử lý nợ xấu cũng có sự hỗ trợ từ phía Bộ Tài chính, chính quyền địa phương để xử lý tồn đọng xây dựng cơ bản, khoảng 93.000 tỷ đồng.

Cũng theo đánh giá từ Thống đốc NHNN, các tổ chức tín dụng đã thực hiện trích lập dự phòng tốt. Từ đầu năm đến nay, số dự phòng rủi ro đã được trích lập là 75.000 tỷ đồng; trong đó có 12.000 tỷ đồng nợ xấu được xử lý từ số dự phòng đã trích lập này.

Bên cạnh đó, NHNN cũng đã yêu cầu các tổ chức tín dụng rà soát nợ vay và tính số dự phòng. Tổ chức nào không trích đủ dự phòng thì không được chia cổ tức./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Buôn lậu nghiêm trọng- trách nhiệm của Bộ Công Thương
Buôn lậu nghiêm trọng- trách nhiệm của Bộ Công Thương

(VOV) - Lời hứa của Bộ trưởng là tạo được một bước chuyển biến tích cực trong  năm 2013 trong phòng chống, buôn lậu

Buôn lậu nghiêm trọng- trách nhiệm của Bộ Công Thương

Buôn lậu nghiêm trọng- trách nhiệm của Bộ Công Thương

(VOV) - Lời hứa của Bộ trưởng là tạo được một bước chuyển biến tích cực trong  năm 2013 trong phòng chống, buôn lậu

Thống đốc trả lời chất vấn về thị trường vàng
Thống đốc trả lời chất vấn về thị trường vàng

(VOV) - Sau 5 tháng thực hiện Nghị định 24, các tổ chức tín dụng đã mua lại của dân hơn 60 tấn vàng.

Thống đốc trả lời chất vấn về thị trường vàng

Thống đốc trả lời chất vấn về thị trường vàng

(VOV) - Sau 5 tháng thực hiện Nghị định 24, các tổ chức tín dụng đã mua lại của dân hơn 60 tấn vàng.

Quản lý, dự báo kém dẫn đến hàng tồn kho cao
Quản lý, dự báo kém dẫn đến hàng tồn kho cao

(VOV) - Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, chất lượng quy hoạch, dự báo thị trường và quản lý còn nhiều hạn chế.

Quản lý, dự báo kém dẫn đến hàng tồn kho cao

Quản lý, dự báo kém dẫn đến hàng tồn kho cao

(VOV) - Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, chất lượng quy hoạch, dự báo thị trường và quản lý còn nhiều hạn chế.

Chất vấn chuyện Petrolimex lỗ lớn, lương cao
Chất vấn chuyện Petrolimex lỗ lớn, lương cao

(VOV) - Theo Tổng kiểm toán, năm Petrolimex lỗ 1.423 tỷ đồng, lương Chủ tịch là 58 triệu đồng/tháng

Chất vấn chuyện Petrolimex lỗ lớn, lương cao

Chất vấn chuyện Petrolimex lỗ lớn, lương cao

(VOV) - Theo Tổng kiểm toán, năm Petrolimex lỗ 1.423 tỷ đồng, lương Chủ tịch là 58 triệu đồng/tháng

Giá xăng dầu giảm không liên quan đến họp Quốc hội
Giá xăng dầu giảm không liên quan đến họp Quốc hội

(VOV) -Hai Bộ trưởng Tài chính – Công thương khẳng định điều này tại phiên chất vấn sáng nay (12/11).

Giá xăng dầu giảm không liên quan đến họp Quốc hội

Giá xăng dầu giảm không liên quan đến họp Quốc hội

(VOV) -Hai Bộ trưởng Tài chính – Công thương khẳng định điều này tại phiên chất vấn sáng nay (12/11).

Thị trường xăng dầu chưa cạnh tranh
Thị trường xăng dầu chưa cạnh tranh

(VOV) - Bộ trưởng Công thương: Petrolimex chiếm tới 48 - 50%, PV Oil chiếm 15 – 16% thị phần là lớn, nhưng đây là do lịch sử để lại.

Thị trường xăng dầu chưa cạnh tranh

Thị trường xăng dầu chưa cạnh tranh

(VOV) - Bộ trưởng Công thương: Petrolimex chiếm tới 48 - 50%, PV Oil chiếm 15 – 16% thị phần là lớn, nhưng đây là do lịch sử để lại.

Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 76,2% dự toán
Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 76,2% dự toán

(VOV) - Các tháng cuối năm thu ngân sách phải đạt 11,9%/tháng, trong khi thu bình quân 10 tháng là 7,6% ...

Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 76,2% dự toán

Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 76,2% dự toán

(VOV) - Các tháng cuối năm thu ngân sách phải đạt 11,9%/tháng, trong khi thu bình quân 10 tháng là 7,6% ...

Đẩy nhanh lộ trình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
Đẩy nhanh lộ trình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh

(VOV) - Theo lộ trình, đến năm 2022 sẽ thực hiện thị trường bán lẻ cạnh tranh, nhưng có thể thị trường này sẽ có sớm hơn.

Đẩy nhanh lộ trình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh

Đẩy nhanh lộ trình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh

(VOV) - Theo lộ trình, đến năm 2022 sẽ thực hiện thị trường bán lẻ cạnh tranh, nhưng có thể thị trường này sẽ có sớm hơn.

Giá trị bất động sản tồn kho 40.750 tỷ đồng
Giá trị bất động sản tồn kho 40.750 tỷ đồng

(VOV) - Bộ trưởng Bộ Xây dựng báo cáo trước Quốc hội cho biết, tổng giá trị tồn kho ước tính khoảng 40.750 tỷ đồng.

Giá trị bất động sản tồn kho 40.750 tỷ đồng

Giá trị bất động sản tồn kho 40.750 tỷ đồng

(VOV) - Bộ trưởng Bộ Xây dựng báo cáo trước Quốc hội cho biết, tổng giá trị tồn kho ước tính khoảng 40.750 tỷ đồng.

“Cái khó với chúng ta là thương hiệu gạo”
“Cái khó với chúng ta là thương hiệu gạo”

Bộ Công thương với vai trò quản lý nhà nước nhưng chưa làm tốt vai trò phối hợp, dẫn dắt và bàn bạc với các doanh nghiệp.

“Cái khó với chúng ta là thương hiệu gạo”

“Cái khó với chúng ta là thương hiệu gạo”

Bộ Công thương với vai trò quản lý nhà nước nhưng chưa làm tốt vai trò phối hợp, dẫn dắt và bàn bạc với các doanh nghiệp.

Sắp xếp lại cơ bản thị trường vàng
Sắp xếp lại cơ bản thị trường vàng

Chính phủ chỉ đạo sắp xếp lại một cách cơ bản thị trường vàng, tổ chức mạng lưới mua bán vàng miếng theo cơ chế thị trường.

Sắp xếp lại cơ bản thị trường vàng

Sắp xếp lại cơ bản thị trường vàng

Chính phủ chỉ đạo sắp xếp lại một cách cơ bản thị trường vàng, tổ chức mạng lưới mua bán vàng miếng theo cơ chế thị trường.