Tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong mời gọi đầu tư vào nông nghiệp ở An Giang

VOV.VN - Theo UBND tỉnh An Giang, từ 2016 đến nay, tỉnh An Giang tập trung nhiều giải pháp tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong mời gọi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là về thủ tục hành chính.

Hôm nay 28/6, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cùng đoàn công tác của Bộ đã có buổi làm việc với UBND tỉnh An Giang liên quan đến vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Theo UBND tỉnh An Giang, từ 2016 đến nay, tỉnh An Giang tập trung nhiều giải pháp tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong mời gọi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là về thủ tục hành chính. Cụ thể, đã thu hút 60 dự án đầu tư vào nông nghiệp trên tổng số 231 dự án đã đăng ký, chiếm trên 26% tổng số dự án, với tổng vốn đăng ký là 22.860 tỷ đồng/52.160 tỷ đồng tổng số vốn đăng ký, chiếm gần 44% tổng vốn đăng ký đầu tư.

Hiện nay, nghề nuôi cá ở An Giang phát triển khá lớn, đạt khoảng 2.400 ha. Trong đó, diện tích có doanh nghiệp liên kết tiêu thụ là hơn 1.700 ha (chiếm khoảng 70%) và cá tra An Giang xuất khẩu hơn 100 nước trên thế giới, nghề nuôi cá tra giờ chủ động con giống, kỹ thuật nuôi theo công nghệ cao. Sản xuất bình quân mỗi năm 3 vụ hơn 670.000 ha, đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 250 triệu USD/năm.

Tại buổi làm việc, tỉnh An Giang có kiến nghị với Bộ NN&PTNT liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó, đáng chú ý là tiếp tục hỗ trợ, bổ sung thay thế dần đàn cá tra bố mẹ được cải thiện di truyền về tốc độ tăng trưởng và kháng bệnh cho tỉnh. Từ đó, để phân bổ cho các cơ sở sản xuất cá tra bột tham gia chuỗi liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp của tỉnh, giai đoạn năm 2021 – 2025. Sớm đề xuất Chính phủ ban hành Quỹ bình ổn giá đối với sản phẩm lúa gạo và cá tra.

Xem xét hỗ trợ tỉnh An Giang khoảng 1.000 tỷ đồng để thực hiện khẩn cấp 6 dự án xử lý sạt lở nhằm sớm thực hiện khắc phục tình trạng sạt lở tiếp tục kéo dài và hoàn chỉnh công trình phòng, chống thiên tai, công trình xử lý sạt lở. Đồng thời, xem xét hỗ trợ An Giang xây dựng các cụm tuyến dân cư cho các hộ dân trong vùng sạt lở nghiêm trọng theo Chương trình đầu tư công về bố trí, sắp xếp dân cư nhằm phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2021 - 2025 với tổng kinh phí khoảng 1.465 tỷ đồng.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, với thế mạnh là nông nghiệp, thời gian qua An Giang đã phát huy rất tốt thế mạnh của mình để góp phần đưa kinh tế xã hội địa phương ngày thêm phát triển trước những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, trước biến động của khí hậu, thị trường và đặc biệt là xu thế của người tiêu dùng từ ăn no, mặc ấm sang ăn ngon, mặc đẹp. Do vậy, cần xác định cụ thể vấn đề để có từ khóa mở ra sự phù hợp với việc chuyển đổi theo Nghị quyết 120 của Chính phủ khi ưu tiên là cá tra, rau màu và cây ăn trái và cuối cùng mới đến lúa gạo.

Thực tế, vấn đề sản xuất thuận thiên để hướng đến nền nông nghiệp hiện đại và bền vững đã và đang được tỉnh An Giang thực hiện rất thành công. Đây được xem là điều kiện cần để nền nông nghiệp của địa phương ngày thêm phát triển, thật sự trở thành trụ đỡ cho phát triển kinh tế xã hội thời gian tiếp theo. Trong khi đó, điều quan trọng hơn lúc này chính là An Giang cần xác định làm nông nghiệp là nghề để giúp nông dân có tư duy làm nông nghiệp hướng đến sự bền vững.

Theo ông Lê Minh Hoan, vấn đề quan trọng hơn lúc này là phải định hướng để nông nghiệp An Giang nói riêng, ĐBSCL nói chung hướng đến phát triển bền vững và hiện đại bằng những nông dân canh tác trên mảnh đất của mình cùng với tư duy hiện đại mới và bền vững.

“Từ xưa tới giờ, chúng ta tư duy là sản xuất nông nghiệp phải đẩy sản lượng lên cao, chưa bao giờ tính chi phí; chi phí sản xuất là một chuyện, chi phí môi trường còn là chuyện lớn hơn; càng ngày chi phí sản xuất càng nâng lên. Bây giờ phải xuất phát từ tư duy sản lượng và chất lượng, phải đổi mới chương trình khuyến nông, khuyến nông không chỉ là chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống cây trồng, giống vật nuôi, mà khuyến nông phải là tổ chức lại đời sống nông thôn. Phải làm nền nông nghiệp đa giá trị chứ không phải đơn giá trị”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tập đoàn Anova và hành trình bứt phá cùng nền nông nghiệp Việt
Tập đoàn Anova và hành trình bứt phá cùng nền nông nghiệp Việt

VOV.VN - Với 35% thị trường thuốc thú y trong nước, Tập đoàn Anova tự hào là đơn vị đi đầu và là lựa chọn hàng đầu của hàng triệu người nông dân Việt Nam trong các vụ mùa.

Tập đoàn Anova và hành trình bứt phá cùng nền nông nghiệp Việt

Tập đoàn Anova và hành trình bứt phá cùng nền nông nghiệp Việt

VOV.VN - Với 35% thị trường thuốc thú y trong nước, Tập đoàn Anova tự hào là đơn vị đi đầu và là lựa chọn hàng đầu của hàng triệu người nông dân Việt Nam trong các vụ mùa.

Doanh nghiệp chế biến nông sản ở Yên Bái gặp khó khi xuất khẩu
Doanh nghiệp chế biến nông sản ở Yên Bái gặp khó khi xuất khẩu

VOV.VN - Hiện giá xuất khẩu giảm sâu, chi phí vận tải tăng cao, nhu cầu nhập khẩu từ nước ngoài cũng rất hạn chế nên tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Yên Bái rất khó khăn.

Doanh nghiệp chế biến nông sản ở Yên Bái gặp khó khi xuất khẩu

Doanh nghiệp chế biến nông sản ở Yên Bái gặp khó khi xuất khẩu

VOV.VN - Hiện giá xuất khẩu giảm sâu, chi phí vận tải tăng cao, nhu cầu nhập khẩu từ nước ngoài cũng rất hạn chế nên tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Yên Bái rất khó khăn.

Đặt mục tiêu xử lý dứt điểm tồn tại tài chính, đất đai cho 100% công ty nông, lâm nghiệp
Đặt mục tiêu xử lý dứt điểm tồn tại tài chính, đất đai cho 100% công ty nông, lâm nghiệp

VOV.VN - Kế hoạch vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% công ty nông, lâm nghiệp được xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính, đất đai và kinh doanh có lãi; đạt được tiêu chí phổ biến về quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế.

Đặt mục tiêu xử lý dứt điểm tồn tại tài chính, đất đai cho 100% công ty nông, lâm nghiệp

Đặt mục tiêu xử lý dứt điểm tồn tại tài chính, đất đai cho 100% công ty nông, lâm nghiệp

VOV.VN - Kế hoạch vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% công ty nông, lâm nghiệp được xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính, đất đai và kinh doanh có lãi; đạt được tiêu chí phổ biến về quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế.