Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu

VOV.VN - Đây cũng là thời điểm tốt để các doanh nghiệp thành phố đầu tư đổi mới công nghệ, cơ cấu lại thị trường xuất, nhập khẩu.

6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp TP HCM vào thị trường Trung Quốc chỉ đạt gần 840 triệu USD, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Trước tình hình này, lãnh đạo thành phố đang tìm giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giảm phụ thuộc vào thị trường này.

Trong những mặt hàng của TP HCM xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc 6 tháng đầu năm, có 2 mặt hàng giảm bao gồm máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện điện tử, chỉ  đạt 275 triệu USD, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm trước; gạo đạt gần 110 triệu USD (giảm 4,6%). Có 2 mặt hàng xuất khẩu tăng là rau quả và dệt may.

Dự đoán những khó khăn có thể xảy ra đối với thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp của TP HCM đã đa dạng dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu, tránh bị lệ thuộc. Cụ thể, trước đây thị trường xuất khẩu chủ yếu của máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện điện tử  tập trung ở Philippines, Trung Quốc và Indonesia, thì hiện nay các doanh nghiệp đã mở rộng xuất  sang thị trường Mỹ.

Đối với các mặt hàng rau quả, thành phố đang xuất sang thị trường  mới là Campuchia, Singapore và Malaysia. Riêng mặt hàng gạo, ngoài Trung Quốc, các doanh nghiệp cũng tập trung sang Malaysia và  Ấn Độ. Tuy nhiên, muốn mở rộng thị trường thì rất cần có sự giúp sức của chính quyền thành phố trong xúc tiến thương mại.

Theo lý giải của bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TP HCM, vai trò của nhà nước trong lúc này là vô cùng quan trọng. Bởi Hiệp không có đủ kinh phí để xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp trong khi thị trường rộng lớn

Bên cạnh việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp của thành phố cũng đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh lệ thuộc nhập khẩu quá nhiều vào một vài thị trường.

Chẳng hạn, hiện nay, kim ngạch nhập khẩu của thành phố từ Trung Quốc chiếm khá lớn, 6 tháng qua, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đạt 2,35 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng doanh nghiệp thành phố nhập khẩu nhiều là máy móc, thiết bị sản xuất, nguyên phụ liệu ngành dệt may, giày da, thuốc trừ sâu. Trong đó, khoảng 70% doanh nghiệp sản xuất, gia công dệt may và 24% doanh nghiệp giày da nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc. 

Để chuẩn bị tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), các doanh nghiệp thành phố đã tìm thị trường mới để nhập khẩu nguyên phụ liệu để được hưởng thuế suất ưu đãi.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất khi  nhập khẩu ở các thị trường mới này là chi phí tăng từ 10-15%, thời gian giao hàng cũng chậm hơn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đề nghị thành phố hỗ trợ lãi suất vay trong thời gian chuyển dịch thị trường nhập khẩu này.

“Chúng tôi ưu tiên xúc tiến thương mại  ở các thị trường có kết hiệp định thương mại tư do, như xúc tiến nhập khẩu sơn ở Thái Lan, Hàn Quốc. Các mặt hàng vải sợi từ Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia….Các doanh nghiệp có thể sản xuất được các mặt hàng nguyên phụ liệu ngành dệt may, giày da thì chúng tôi cũng đề nghị được được hưởng ưu đãi từ chương trình kích cầu để có điều kiện phát triển thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu”, ông Lê Văn Khoa, Giám đốc Sở Công Thương TP HCM cho biết.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp TP HCM cũng cần phải đổi mới công nghệ, trang thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất và tạo sản phẩm cạnh tranh. Vì các thiết bị công nghệ của Trung Quốc giá rẻ nhưng  hao tốn nhiên liệu và sử dụng nhiều lao động.

Ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cao su nhựa TP HCM đề nghị: Dây chuyền công nghệ của Trung Quốc thường tốn nhiều nhiên liệu. Trong khi hiện nay, các doanh nghiệp cần đổi mới công nghệ nếu ngân hàng nhà nước vào cuộc hỗ trợ lãi suất  tốt thì doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới công nghệ sẽ giảm sử dụng nhiều lao động và giảm ô nhiễm môi trường”, ông Việt Anh cho biết.

Trước những kiến nghị của các doanh nghiệp, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Ngoài việc đẩy mạnh cơ sở hạn tần, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh vấn đề trang thiết bị, ngành thuế cũng phải nghiên cứu đối với các doanh nghiệp đổi mới công nghệ thì chúng ta có chính sách khuyến khích như thế nào, lãi suất vay thế nào. Thành phố  sẽ tiếp tục hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong bối cảnh này thì tiếp tục đẩy mạnh sự hỗ trợ này cho các doanh nghiệp”.

Theo quy luật thị trường, trong khó khăn khó khăn bao giờ cũng kèm theo cơ hội.  Đây cũng là thời điểm tốt để các doanh nghiệp thành phố đầu tư đổi mới công nghệ, cơ cấu lại thị trường xuất, nhập khẩu.

Việc tập trung quá nhiều vào một thị trường cũng giống như “bỏ trứng vào một rổ” cũng là một rủi ro lớn cho doanh nghiệp khi thị trường đó có biến động. Đặc biệt, với ngành dệt may việc tìm thị trường nhập khẩu mới cho nguồn nguyên liệu cũng là một bước chuẩn bị tốt khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, tận dụng được  chính sách thuế ưu đãi đối với ngành hàng này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng năng lực tái cơ cấu doanh nghiệp và tổ chức tín dụng
Tăng năng lực tái cơ cấu doanh nghiệp và tổ chức tín dụng

VOV.VN - Quá trình thực hiện phải được thực hiện một cách vững chắc với lộ trình phù hợp.

Tăng năng lực tái cơ cấu doanh nghiệp và tổ chức tín dụng

Tăng năng lực tái cơ cấu doanh nghiệp và tổ chức tín dụng

VOV.VN - Quá trình thực hiện phải được thực hiện một cách vững chắc với lộ trình phù hợp.

Thủ tướng phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước
Thủ tướng phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước

Đề án được xây dựng với mục tiêu  làm cho doanh nghiệp Nhà nước có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt

Thủ tướng phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước

Thủ tướng phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước

Đề án được xây dựng với mục tiêu  làm cho doanh nghiệp Nhà nước có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt