Theo giá xăng, nhiều mặt hàng tăng giá dữ dội

VOV.VN - Bên cạnh giá xăng tăng kỷ lục vượt ngưỡng 30.500đồng/lít, hàng loạt mặt hàng tiêu dùng cũng tăng giá khiến người tiêu dùng "choáng váng".

Xăng đắt chưa từng có, vượt 30.000 đồng/lít

Từ chiều 23/5, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng thêm 674 đồng/lít, lên mức 29.633 đồng/lít; xăng RON95 tăng 669 đồng/lít lên mức 30.657 đồng/lít. Như vậy, với đợt điều chỉnh này, giá xăng dầu chính thức lập kỷ lục mới cao nhất từ trước tới nay khi vượt ngưỡng 30.500 đồng/lít.

Các chuyên gia lo ngại giá xăng tăng mạnh sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Theo chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê, chi phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế. Theo tính toán, khi giá xăng dầu tăng 10% sẽ làm GDP giảm khoảng 0,5% - mức giảm khá lớn, phản ánh tác động rất mạnh của biến động giá xăng dầu tới tăng trưởng kinh tế.

Trứng gà tăng gần gấp đôi

Theo khảo sát, trứng gà công nghiệp tại nhiều chợ truyền thống ở TP.HCM đã ở mức 35.000 đồng/chục, trứng vịt 38.000 đồng/chục, giá này tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021. Trứng gà ta cũng lên 40.000 đồng một chục, tăng 10.000-15.000 đồng, tương đương tăng 30% so với đầu năm. Riêng trứng vịt nhích nhẹ khoảng 1.000 - 2.000 đồng, lên 37.000 đồng hộp 10 quả.

Tương tự, thị trường Hà Nội cũng ghi nhận giá trứng gà ta và công nghiệp tăng vọt. Trong đó, giá mỗi hộp trứng gà ta 10 quả là 55.000 đồng, còn gà công nghiệp lên 37.000 đồng. Đây cũng là mức giá cao nhất từ trước đến nay. Tại nhiều siêu thị, mặc dù có chương trình khuyến mãi, giá trứng gà vẫn ở mức cao. Nhiều siêu thị còn giới hạn số lượng đối với người mua. Giới kinh doanh cho biết, nguyên nhân khiến giá trứng tăng cao là do chi phí vận chuyển tăng, giá thức ăn chăn nuôi tăng, người nuôi giảm đàn, nguồn cung sụt giảm…

Dầu ăn tăng phi mã

Mỗi lít dầu ăn hiện tăng 50% so với đầu năm và gấp đôi 2 năm trước, lên hơn 55.000 đồng/lít, mức cao nhất từ trước đến nay. Theo ghi nhận, từ đầu năm đến nay, giá dầu thực vật đã được các đại lý điều chỉnh 3 lần từ 32.000 đồng lên 48.000 đồng/lít. Giá bán lẻ mặt hàng này cũng tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2020, lên 48.000-55.000 đồng mỗi lít.

Tương tự, dòng sản phẩm trung và cao cấp như dầu đậu nành, hướng dương, gạo lứt tăng lên 68.000-85.000 đồng một lít, tăng 90% so với cùng kỳ 2020. Giá dầu tăng mạnh chủ yếu do ảnh hưởng từ sự tăng vọt của giá nguyên liệu sản xuất, 2 năm qua, giá dầu cọ đã tăng gấp 4 lần. Nguyên liệu dầu cọ đang chiếm 80-90% trong cấu thành sản phẩm dầu thực vật. 

Cá hồi gần 800.000 đồng/kg, cao nhất từ trước tới nay

Theo đánh giá của nhiều tiểu thương, cá hồi tăng lên mức cao nhất từ trước tới nay. Cụ thể, giá cá hồi Na Uy loại nguyên con có giá bán lẻ 470.000 đồng/kg, còn loại phi lê là 780.000 đồng, tăng gấp 1,5 so với hồi đầu năm và gần gấp 2 so với cùng kỳ năm ngoái. Cá hồi là món ăn phổ biến và được ưa chuộng của người tiêu dùng Việt. Mức giá cao chót vót này khiến không ít người choáng váng.

Nguyên nhân khiến giá các loại thủy hải sản từ nước ngoài tăng dồn dập là do chi phí nhập tăng cao. Riêng với cá hồi, nguồn hàng đang rất khan hiếm. Tại Na Uy, chi phí đầu vào để nuôi cá hồi cũng đã tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái khiến các hộ nuôi e ngại và giảm sản lượng. Trong khi đó, lượng cá hồi tồn kho tại Na Uy đã giảm mạnh tới 30%. Bên cạnh đó, chiến tranh Nga – Ukraine đã làm ảnh hưởng tới tình hình sản xuất của thị trường này.

Đánh giá của chuyên gia cá hồi tại Na Uy cũng cho thấy, đây là mức giá cao nhất trong 22 năm qua. Theo dữ liệu từ Mintec, tính đến tháng 4, giá cá hồi Na Uy đã tăng 49% so với đầu năm.

Giá phân bón cao nhất 50 năm

Ghi nhận thị trường thế giới, trong tháng qua, giá bán lẻ phân bón trên thị trường Mỹ tăng. Phân DAP tăng mạnh nhất với 8% lên 1.047 USD/tấn. Tiếp đó là phân urê tăng 7% lên 1.017 USD/tấn, phân MAP tăng 6% lên 1.071 USD/tấn, phân kali tăng 4% lên 875 USD/tấn. Các loại phân lót, phân khô cũng tăng.

Trong khi đó, thị trường nội địa tháng 4 vừa qua, tại các tỉnh ĐBSCL, giá các loại phân bón đều có mức tăng 1.000 - 1.900 đồng/kg. Đây là đợt tăng thứ 4 liên tiếp, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) nhận định giá phân bón tăng cao nhất trong 50 năm qua. Chẳng hạn, giá bán lẻ phân DAP Trung Quốc có mức 1,34 triệu đồng/bao (26.800 đồng/kg), phân DAP nội địa là 1,12 triệu đồng/bao (22.400 đồng/kg), phân kali 975.000 đồng/bao (19.500 đồng/kg), phân urê là 910.000 đồng/bao (18.200 đồng/kg), phân NPK Cò Pháp mức 21.900 đồng/kg, phân NPK đầu trâu TE 22.000 đồng/kg, phân NPK Việt Nhật 19.000 đồng/kg…

Theo Bộ NN&PTNT, chi phí phân bón chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất, tới 50% và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, nhất là với phân DAP và kali. Nguyên nhân tăng do nguồn cung phân bón nói chung đang khan hiếm do ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine. Việc Nga bị loại khỏi Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu của Nga, trong đó có phân bón.

Để "hạ nhiệt" giá phân bón, mới đây Bộ NN&PTNT đã đề nghị áp thuế xuất khẩu phân bón với urê, DAP, MAP nhằm hỗ trợ ngành sản xuất phân bón trong nước, giảm khó khăn cho nông dân. Đồng thời, bộ kiến nghị kiểm soát xuất khẩu đối với mặt hàng phân bón để đảm bảo nguồn cung nội địa trong tình hình khan hiếm như hiện nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá xăng dầu tăng kỷ lục: Giá hàng hóa đua nhau “té nước" theo… xăng
Giá xăng dầu tăng kỷ lục: Giá hàng hóa đua nhau “té nước" theo… xăng

VOV.VN - Thời gian qua, giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu liên tục tăng theo giá xăng dầu khiến người tiêu dùng buộc phải thắt chặt chi tiêu. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, đang có tình trạng "té nước" theo... xăng, tốc độ tăng của giá xăng không nhanh như tốc độ tăng giá của hàng hóa.

Giá xăng dầu tăng kỷ lục: Giá hàng hóa đua nhau “té nước" theo… xăng

Giá xăng dầu tăng kỷ lục: Giá hàng hóa đua nhau “té nước" theo… xăng

VOV.VN - Thời gian qua, giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu liên tục tăng theo giá xăng dầu khiến người tiêu dùng buộc phải thắt chặt chi tiêu. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, đang có tình trạng "té nước" theo... xăng, tốc độ tăng của giá xăng không nhanh như tốc độ tăng giá của hàng hóa.

Giá cả hàng tiêu dùng ở TP.HCM tăng theo giá xăng
Giá cả hàng tiêu dùng ở TP.HCM tăng theo giá xăng

VOV.VN - Giá hàng tiêu dùng thiết yếu tăng chủ yếu tại các chợ truyền thống và các điểm bán lẻ, tại hệ thống siêu thị vẫn giữ mức giá ổn định.

Giá cả hàng tiêu dùng ở TP.HCM tăng theo giá xăng

Giá cả hàng tiêu dùng ở TP.HCM tăng theo giá xăng

VOV.VN - Giá hàng tiêu dùng thiết yếu tăng chủ yếu tại các chợ truyền thống và các điểm bán lẻ, tại hệ thống siêu thị vẫn giữ mức giá ổn định.

Doanh nghiệp "gồng mình" sản xuất, tăng giá sản phẩm theo giá xăng dầu
Doanh nghiệp "gồng mình" sản xuất, tăng giá sản phẩm theo giá xăng dầu

VOV.VN - Trong tình hình giá xăng dầu ở mức cao và nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng, nhiều doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm ở TP.HCM đều phải có kế hoạch điều chỉnh tăng giá sản phẩm.

Doanh nghiệp "gồng mình" sản xuất, tăng giá sản phẩm theo giá xăng dầu

Doanh nghiệp "gồng mình" sản xuất, tăng giá sản phẩm theo giá xăng dầu

VOV.VN - Trong tình hình giá xăng dầu ở mức cao và nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng, nhiều doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm ở TP.HCM đều phải có kế hoạch điều chỉnh tăng giá sản phẩm.