Thép giá rẻ Trung Quốc tràn vào Việt Nam

Lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh hơn 1,6 triệu tấn, nhưng tổng giá trị kim ngạch chỉ nhỉnh hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 100 triệu USD.

Theo thông tin cập nhật của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến 15/8, cả nước nhập khẩu lượng sắt thép gần 11,8 triệu tấn tăng 2,63 triệu tấn so với cùng kỳ 2015, tổng giá trị kim ngạch đạt gần 4,84 tỷ USD.

Công chức Hải quan Hải Phòng kiểm tra mặt hàng thép nhập khẩu

Đáng chú ý, trong khi sản lượng sắt thép nhập khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ 2015, thì tổng giá trị kim ngạch gần như giữ nguyên. Cụ thể cùng kỳ năm 2015 sản lượng sắt thép cả nước chỉ đạt 9,17 triệu tấn, nhưng tổng giá trị kim ngạch đạt gần 4,83 tỷ USD.

Nhìn vào kết quả trên, dễ dàng nhận thấy mức giá nhập khẩu bình quân mặt hàng sắt thép đã sụt giảm chóng mặt trong vòng 1 năm qua. Căn cứ vào sản lượng và tổng trị giá nhập khẩu nêu trên thì mức giá trung bình của sắt thép nhập khẩu năm 2016 chỉ vào khoảng 410/tấn, trong khi cùng kỳ năm 2015, mức giá bình quân của mặt hàng này là 527 USD/tấn.

Nghĩa là trong vòng 1 năm trở lại đây, mức giá bình quân mặt hàng sắt thép nhập khẩu đã giảm tới 117 USD/tấn, tương đương mức giảm 28,5%.

Biểu đồ sản lượng sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc tính từ đầu năm đến 15-8 trong 3 năm gần đây, đơn vị tính "triệu tấn". (Biểu đồ: T.Bình)

Không khó để nhận ra nguồn sắt thép giá rẻ đổ bộ vào Việt Nam đến chủ yếu từ Trung Quốc. Theo thông tin về thị trường nhập khẩu mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 7, lượng sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến 6,556 triệu tấn, chiếm 59% tổng lượng sắt thép nhập khẩu cả nước trong cùng thời điểm, tổng giá trị kim ngạch đạt 2,52 tỷ USD, chiếm 56%.

Như vậy, lượng sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc tăng tới 1,611 triệu tấn, tương đương 32,6% so với cùng kỳ năm 2015, tuy nhiên tổng giá trị kim ngạch chỉ tăng 105 triệu USD, tương đương 4,3%.

Điều này cũng đồng nghĩa với đơn giá bình quân sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc đang có chiều hướng giảm mạnh. Cụ thể, mức giá bình quân năm 2016 chỉ là 384 USD/tấn, trong khi cùng kỳ năm 2015 là 488 USD/tấn.

Ngoài Trung Quốc, một số quốc gia là thị trường cung cấp sắt thép lớn cho Việt Nam có thể kể đến là Nhật Bản, Hàn Quốc. Hết tháng 7, nước ta nhập khẩu từ Nhật Bản lượng sắt thép 1,644 triệu tấn, tổng giá trị kim ngạch 683 triệu USD (thông tin thị trường nhập khẩu cập nhật của Tổng cục Hải quan đến tháng 7); nhập khẩu từ Hàn Quốc với sản lượng 1,02 triệu tấn, tổng trị giá 530 triệu USD.

So với 2 thị trường lớn nêu trên giá sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc cũng thấp hơn đáng kể. Cụ thể, bình quân giá sắt thép của Hàn Quốc cao hơn 136 USD/tấn, giá sắt thép Nhật Bản cao hơn 32 USD/tấn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp lại “khóc ròng” vì phôi thép giá rẻ
Doanh nghiệp lại “khóc ròng” vì phôi thép giá rẻ

VOV.VN - Lượng phôi thép giá rẻ nhập khẩu ồ ạt trong những tháng đầu năm đã ảnh hưởng cực kì xấu đến hoạt động của các doanh nghiệp thép trong nước.

Doanh nghiệp lại “khóc ròng” vì phôi thép giá rẻ

Doanh nghiệp lại “khóc ròng” vì phôi thép giá rẻ

VOV.VN - Lượng phôi thép giá rẻ nhập khẩu ồ ạt trong những tháng đầu năm đã ảnh hưởng cực kì xấu đến hoạt động của các doanh nghiệp thép trong nước.

Tôn màu giá rẻ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam
Tôn màu giá rẻ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam

Giá bán rẻ hơn 30-31%, tôn phủ màu ồ ạt nhập khẩu từ Trung Quốc đang đẩy nhiều nhiều doanh đứng trước nguy cơ phá sản.

Tôn màu giá rẻ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam

Tôn màu giá rẻ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam

Giá bán rẻ hơn 30-31%, tôn phủ màu ồ ạt nhập khẩu từ Trung Quốc đang đẩy nhiều nhiều doanh đứng trước nguy cơ phá sản.

Thép nhập khẩu giá rẻ đang khiến “kẻ khóc, người cười”
Thép nhập khẩu giá rẻ đang khiến “kẻ khóc, người cười”

VOV.VN - Nếu ngăn chặn phôi thép nhập khẩu sẽ được nhiều doanh nghiệp hoan nghênh nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp lên tiếng phản đối.

Thép nhập khẩu giá rẻ đang khiến “kẻ khóc, người cười”

Thép nhập khẩu giá rẻ đang khiến “kẻ khóc, người cười”

VOV.VN - Nếu ngăn chặn phôi thép nhập khẩu sẽ được nhiều doanh nghiệp hoan nghênh nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp lên tiếng phản đối.