Thị trường lao động TP Hồ Chí Minh bớt căng thẳng

(VOV) - Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc TT Dự báo nhu cầu nhân lực & thông tin thị trường lao động TPHCM đánh giá về thị trường lao động.

Khác hẳn với những năm trước, tình trạng thiếu hụt, khan hiếm lao động trong quý 1/2013, nhất là thời điểm trước và sau Tết nguyên đán trong cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã bớt căng thẳng.

Người lao động không có xu hướng nhảy việc và doanh nghiệp cũng không tuyển dụng lao động ồ ạt, thay vào đó là ưu tiên những người có kinh nghiệm, chuyên môn kỹ thuật có thể đáp ứng được yêu cầu công việc tại các doanh nghiệp.

Phóng viên VOV phỏng vấn ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh về nội dung này.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh

PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về cung-cầu lao động thành phố Hồ Chí Minh trong quý  1 và cơ hội việc làm cho người lao động ra sao?.

Ông Trần Anh Tuấn: Tình hình thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh trong quý 1/2013 cho thấy nhu cầu nhân lực tăng 1,4% so với quý 4/2012. Nhu cầu tuyển dụng lao động tập trung các nhóm ngành dịch vụ và phục vụ, chiến khoảng 18% trong tổng nguồn nhân lực, kế đến là nhân viên bán hàng và đến tháng 3/2013 nhu cầu tuyển dụng tăng ở một số nhóm ngành như cơ khí  - tự động hóa, công nghệ thông tin, kiến trúc – xây dựng, dệt may giày da...

Phân tích nhu cầu nhân lực của những nhóm ngành nghề cần nhiều lao động cho thấy rõ nhóm ngành kinh doanh – bán hàng nhu cầu tuyển dụng đòi hỏi nhân lực có kỹ năng, kinh nghiệm.

Năm nay có một dặc điểm là sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ, tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động phổ thông tại thành phố có giảm hơn, chỉ ở mức cục bộ là 15%. Tỷ lệ thiếu hụt lao động phổ thông giảm 68% so với quý 1/2012, tình trạng dịch chuyển lao động ít hơn. Nguyên nhân do tình hình sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp đã tăng cường, chú trọng đến các chính sách chăm lo đời sống người lao động.

So sánh cung cầu lao động trong quý 1/2013 theo đánh giá của các doanh nghiệp và Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố Hồ Chí Minh thì về số lượng người có nhu cầu việc làm và số lượng chỗ làm việc có tương ứng với nhau. Tuy nhiên, nghịch lý cung cầu lao động vẫn diễn ra, do chất lượng và đào tạo của nhân lực phân bổ chưa đồng đều giữa các nhóm ngành kinh tế kỹ thuật, khoa học xã hội và cơ cấu trình độ cao đẳng và trung cấp có thể thấy rõ nhu cầu người lao động có nghề kỹ thuật ở bậc trung cấp, công nhân kỹ thuật luôn cao hơn số người tìm việc làm.

Mặt khác, một số nhóm ngành nghề nhà tuyển dụng đòi hỏi người lao động phải có kinh nghiệm, kỹ năng như kế toán, kiểm toán, quản lý điều hành, nhân viên kinh doanh lại chưa đáp ứng được. Vì vậy, cung nhân lực tiếp tục chưa phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp.

PV: Như ông vừa nói, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong quý 1, nhất là thời điểm sau Tết vừa qua không còn căng thẳng như những năm trước, vậy điều này nói lên điều gì, thưa ông?

Ông Trần Anh Tuấn: Thứ nhất là các doanh nghiệp mà sử dụng nhiều lao động phổ thông và sơ cấp thì trong quá trình còn khó khăn về sản xuất kinh doanh bắt đầu chú trọng đến những lao động lâu năm gắn bó với doanh nghiệp hơn và lực lượng lao động phổ thông cũng gắn bó với doanh nghiệp, không dịch chuyển…điều này làm cho gắn kết cung cầu nhiều hơn và thuận lợi hơn. Tuy nhiên, đồng thời cho thấy khi mức độ dịch chuyển lao động thấp hơn thì có nghĩa nhu cầu tuyển dụng hầu hết là việc làm mới và nhu cầu việc làm này đòi hỏi trình độ nghề nghiệp, kỹ năng cao hơn.

Căn cứ vào chương trình việc làm thành phố và khảo sát thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp, chúng tôi dự báo nhu cầu nhân lực quý 2/2013 thu hút khoảng 70.000 chỗ làm việc,….chủ yếu ở các ngành: kinh doanh, marketing, dịch vụ phục vụ, dệt may – giày da, y dược- chăm sóc sức khoẻ, vận tải – kho bãi và xuất nhập khẩu...

PV: Đã nhiều lần chúng ta nhắc đến một thực tế là tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo nghề hoặc được đào tạo nhưng vẫn bị hạn chế về kỹ năng nghề, trong khi hiện nay các doanh nghiệp tuyển dụng hướng đến việc ưu tiên tuyển dụng những lao động có kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật cao. Vậy theo ông, lời giải cho bài toán này là ở đâu?

Ông Trần Anh Tuấn: Trong thị trường lao động hiện nay, quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp gắn liền với tái cấu trúc nhân lực, yêu cầu người lao động nâng cao chất lượng chuyên môn. Vì vậy dẫn đến tình trạng có nhiều lao động đang làm việc có thể sẽ mất việc làm và thất nghiệp. Nhiều người lao động đã được đào tạo nhưng không có kỹ năng sẽ rất khó tìm việc làm.

Tình trạng này cho thấy sự mất cân đối trong nguồn nhân lực, chúng ta cảm thấy khó khăn giữa đào tạo và sử dụng lao động vẫn còn những điểm chưa gặp nhau, chưa phù hợp. Về vấn đề học nghề, cấp bậc đại học, cao đẳng, trung cấp hay công nhân kỹ thuật thì cũng phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết. Mà kỹ năng đó theo tôi quan trọng nhất đó là trách nhiệm, về kiến thức về làm việc, về khả năng thực tế và phối hợp làm việc nhóm cũng như kỹ năng cần thiết về giao tiếp trong quá trình làm việc.

Những kỹ năng này tôi nghĩ người lao động có thể rèn luyện được nếu chúng ta có sự hỗ trợ, đào tạo…Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng phải tạo điều kiện cho các nhà trường có thể hiểu về chương trình cần thiết của mình để đào tạo và doanh nghiệp cũng phải gắn bó người lao động trong quá trình vừa học vừa rèn luyện đào tạo thì mới phù hợp được.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội: Sôi động thị trường lao động đầu năm
Hà Nội: Sôi động thị trường lao động đầu năm

(VOV) - Trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới, đã có 50 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng được 200 lao động. 

Hà Nội: Sôi động thị trường lao động đầu năm

Hà Nội: Sôi động thị trường lao động đầu năm

(VOV) - Trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới, đã có 50 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng được 200 lao động. 

Nhóm ngành kinh tế, xã hội đang dư thừa lao động
Nhóm ngành kinh tế, xã hội đang dư thừa lao động

(VOV) -Các ngành có cơ hội việc làm lớn là chế biến gỗ, xây dựng, bán lẻ, công nghệ thông tin, điện tử…

Nhóm ngành kinh tế, xã hội đang dư thừa lao động

Nhóm ngành kinh tế, xã hội đang dư thừa lao động

(VOV) -Các ngành có cơ hội việc làm lớn là chế biến gỗ, xây dựng, bán lẻ, công nghệ thông tin, điện tử…

Tiếp tục đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ
Tiếp tục đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ

(VOV) -Việc phụ nữ về hưu trước nam giới 5 tuổi đã lãng phí đi một nguồn lực rất lớn.

Tiếp tục đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ

Tiếp tục đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ

(VOV) -Việc phụ nữ về hưu trước nam giới 5 tuổi đã lãng phí đi một nguồn lực rất lớn.

Trên 700 lao động Việt Nam sang Lybia làm việc
Trên 700 lao động Việt Nam sang Lybia làm việc

(VOV) -Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo, hướng dẫn doanh nghiệp xuất khẩu đưa lao động Việt Nam trở lại làm việc tại thị trường Lybia.

Trên 700 lao động Việt Nam sang Lybia làm việc

Trên 700 lao động Việt Nam sang Lybia làm việc

(VOV) -Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo, hướng dẫn doanh nghiệp xuất khẩu đưa lao động Việt Nam trở lại làm việc tại thị trường Lybia.

Phần lớn lao động Việt Nam ở nước ngoài không được bảo vệ
Phần lớn lao động Việt Nam ở nước ngoài không được bảo vệ

(VOV) -ILO đề nghị công đoàn Việt Nam đóng vai trò tích cực hơn trong bảo vệ người lao động đi làm việc tại nước ngoài.

Phần lớn lao động Việt Nam ở nước ngoài không được bảo vệ

Phần lớn lao động Việt Nam ở nước ngoài không được bảo vệ

(VOV) -ILO đề nghị công đoàn Việt Nam đóng vai trò tích cực hơn trong bảo vệ người lao động đi làm việc tại nước ngoài.