Thị trường vốn của Trung Quốc trong tầm kiểm soát

VOV.VN - Cục quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc cho biết, những biến động ngắn hạn trong đầu tư chứng khoán xuyên biên giới gần đây không thể hiện xu hướng dài hạn của đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn Trung Quốc.

Theo Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc, sự biến động của các quỹ xuyên biên giới trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán nằm trong phạm vi bình thường, có thể kiểm soát được, giá trị của đồng Nhân dân tệ về cơ bản ổn định và tài sản bằng đồng Nhân dân tệ có giá trị phân bổ tốt.

Thông tin từ trang Caixin.com, trong tháng 3/2022, có 3 ngày dòng chảy tiền ròng vượt quá 10 tỷ Nhân dân tệ. Ngoài ra, báo cáo nghiên cứu của JP Morgan Chase ước tính trong tuần thứ 3 của tháng 3, các nhà đầu tư nước ngoài đã giảm lượng nắm giữ trái phiếu Trung Quốc lên đến 1,1 tỷ USD. Do đó, trên thị trường dự đoán cho rằng các tổ chức nước ngoài đang rút khỏi thị trường vốn Trung Quốc.

Người phụ trách liên quan của Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc cho biết, do bị ảnh hưởng của thay đổi môi trường bên ngoài gần đây, sự biến động của đầu tư nước ngoài vào cổ phiếu và trái phiếu tại Trung Quốc tăng lên, đó là hoạt động bình thường. Biến động vốn xuyên biên giới trong đầu tư chứng khoán nằm trong biên độ bình thường và có thể kiểm soát được.

Số liệu mới nhất cho thấy, tính đến cuối tháng 2/2022, tổng giá trị thị trường của trái phiếu và cổ phiếu sở hữu nước ngoài ở Trung Quốc là 1,25 nghìn tỷ USD. Việc giảm tỷ lệ nắm giữ của người nước ngoài đối với cổ phiếu và trái phiếu trong nước là tương đối hạn chế, tác động lên tỷ giá Nhân dân tệ và dòng vốn xuyên biên giới có thể kiểm soát được.

Theo người phụ trách, dòng vốn xuyên biên giới của Trung Quốc hiện vẫn hợp lý, cân bằng, thị trường ngoại hối nhìn chung hoạt động ổn định, cung cầu ngoại hối trong nước về cơ bản cân bằng.

Xu hướng tương lai, đầu tư nước ngoài vào tài sản bằng đồng Nhân dân tệ sẽ tập trung vào việc tăng phân bổ, điều này phụ thuộc vào hoạt động kinh tế của Trung Quốc duy trì trong phạm vi hợp lý, việc mở cửa thị trường tài chính được nâng cao đều và giá trị của đồng Nhân dân tệ ổn định; tài sản bằng đồng Nhân dân tệ có lợi tức độc lập trên quy mô toàn cầu, giúp các nhà đầu tư nước ngoài đa dạng hóa rủi ro; tỷ lệ đầu tư nước ngoài hiện tại trên thị trường trái phiếu Trung Quốc và thị trường chứng khoán chỉ khoảng 3-5%, vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang gia tăng và còn rất nhiều tiềm năng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng tưởng kinh tế khoảng 5,5% năm 2022
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng tưởng kinh tế khoảng 5,5% năm 2022

VOV.VN - Nhận định những rủi ro và thách thức phải đối mặt trong năm nay “tăng lên đáng kể”, Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2022 là khoảng 5,5%, tiếp tục duy trì mục tiêu tạo việc làm cho hơn 11 triệu người...

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng tưởng kinh tế khoảng 5,5% năm 2022

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng tưởng kinh tế khoảng 5,5% năm 2022

VOV.VN - Nhận định những rủi ro và thách thức phải đối mặt trong năm nay “tăng lên đáng kể”, Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2022 là khoảng 5,5%, tiếp tục duy trì mục tiêu tạo việc làm cho hơn 11 triệu người...

Nền kinh tế Trung Quốc vẫn là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới
Nền kinh tế Trung Quốc vẫn là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới

VOV.VN - Mặc dù chịu ảnh hưởng của hợp tác kinh tế và thương mại toàn cầu, nhưng Trung Quốc đã vượt qua được sức ép, kiên quyết mở rộng cửa, cam kết duy trì sự ổn định của chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nền kinh tế Trung Quốc vẫn là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới

Nền kinh tế Trung Quốc vẫn là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới

VOV.VN - Mặc dù chịu ảnh hưởng của hợp tác kinh tế và thương mại toàn cầu, nhưng Trung Quốc đã vượt qua được sức ép, kiên quyết mở rộng cửa, cam kết duy trì sự ổn định của chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Quảng Đông (Trung Quốc) có thể vượt Hàn Quốc, lọt vào 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới
Quảng Đông (Trung Quốc) có thể vượt Hàn Quốc, lọt vào 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới

VOV.VN - Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành ở Trung Quốc đã công bố số liệu kinh tế năm 2021. Trong đó, đáng chú ý có tỉnh Quảng Đông, miền Nam nước này, đã trở thành địa phương đầu tiên có GDP vượt 12.000 tỷ nhân dân tệ, lớn hơn 90% các quốc gia trên thế giới.

Quảng Đông (Trung Quốc) có thể vượt Hàn Quốc, lọt vào 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Quảng Đông (Trung Quốc) có thể vượt Hàn Quốc, lọt vào 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới

VOV.VN - Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành ở Trung Quốc đã công bố số liệu kinh tế năm 2021. Trong đó, đáng chú ý có tỉnh Quảng Đông, miền Nam nước này, đã trở thành địa phương đầu tiên có GDP vượt 12.000 tỷ nhân dân tệ, lớn hơn 90% các quốc gia trên thế giới.