Bắc Giang sẵn sàng đáp ứng tiêu chuẩn đưa trái vải thiều vào thị trường khó tính

VOV.VN - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, tỉnh đã chuẩn bị kỹ các điều kiện bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho các thương nhân, doanh nghiệp đến thu mua vải thiều. Tập trung các nguồn lực để sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của các đối tác tiêu thụ vải thiều trong và ngoài nước.

Ngày 25/5, UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành, địa phương tổ chức Hội nghị trực tuyến Xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2022 nhằm chủ động, hỗ trợ nhân dân sản xuất, tiêu thụ vải thiều, các nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh Bắc Giang năm 2022 phù hợp với diễn biến tình hình thị trường trong và ngoài nước.

Tại điểm cầu chính Trung tâm Hội nghị tỉnh Bắc Giang, ông Phan Thế Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang - cho biết: Năm 2022 thời tiết thuận lợi nên cây vải thiều ra hoa, đậu quả với tỷ lệ 70-90%. Tổng sản lượng thu hoạch vải thiều Bắc Giang năm nay dự kiến đạt khoảng 180.000 tấn; trong đó sản lượng vải an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP khoảng 112.900 tấn (chiếm 62,7% tổng sản lượng vải).

Hiện toàn tỉnh Bắc Giang có 18 mã vùng trồng với diện tích 218 ha vải thiều, sản xuất, cung cấp cho thị trường Mỹ, EU, Úc, EU; thị trường Nhật Bản có 30 mã số vùng trồng, diện tích hơn 269 ha, sản lượng khoảng 1.800 nghìn tấn.

Theo ông Nguyễn Phi Thoàn, Giám đốc điều hành Công ty JV Solutions tại Nhật Bản, năm 2022 là năm thứ 3 Công ty đồng hành đưa vải thiều Bắc Giang vào thị trường Nhật Bản. Với ưu điểm về độ ngọt, hương thơm, vải thiều ở Bắc Giang nói riêng, Việt Nam nói chung có lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác.

“Vải thiều là loại trái cây được mong đợi nhất vào mùa hè hằng năm tại Nhật Bản. Vì vậy, cách đây 2-3 tháng, các đơn vị nhập khẩu đã lên kế hoạch nhập hàng và chào bán chuyến vải đầu tiên. Tuy nhiên, năm nay Nhật Bản áp dụng quy định kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với nông sản từ Việt Nam. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ thực hiện các bước thận trọng, thu mua vải thiều chất lượng cung cấp đến người tiêu dùng” - ông Thoàn nói.

Theo đại diện Sở Thương mại tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Bắc Giang được tổ chức từ nhiều năm qua, mang lại hiệu quả thiết thực, kết nối được nhiều đầu mối tiêu thụ sản phẩm.

Qua hội nghị, người tiêu dùng, thương nhân đã hiểu rõ hơn về vải thiều Bắc Giang, thúc đẩy hợp tác. Gần đây, năng lực thông quan tại các cửa khẩu hai nước Việt Nam-Trung Quốc tăng dần lên, tạo nền móng cho giao lưu thương mại và xuất nhập khẩu thời gian tới. Để tránh ùn tắc, bảo đảm chuỗi cung ứng thương mại xuyên biên giới, thời gian tới hai bên tiếp tục hợp tác thúc đẩy giao thương.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp, hỗ trợ tỉnh Bắc Giang duy trì kết nối, quảng bá thương hiệu và tiêu thụ vải thiều Bắc Giang ở cả thị trường trong nước và quốc tế, hỗ trợ cập nhật thông tin về chính sách xuất nhập khẩu, các tiêu chuẩn, quy định, thị hiếu tiêu dùng của những thị trường nhập khẩu.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng lưu ý, việc phát triển chế biến sâu để đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng giá trị cho trái vải, nâng cao khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường.

“Xây dựng đi đôi với phát triển và bảo vệ thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế là những bước đi có tính chiến lược cần tiếp tục có sự nỗ lực bền bỉ của tỉnh Bắc Giang, cũng như sự chung tay của các bộ, ngành và cả hệ sinh thái ngành nông nghiệp mà chúng ta đang hướng tới” - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Kết luận Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương nêu rõ năm nay là lần thứ 3 Bắc Giang phối hợp tổ chức hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều ở trong, ngoài nước, được các bộ, ngành, Trung ương, các tỉnh, thành phố trong cả nước và bạn bè quốc tế ủng hộ. Năm 2021, trong bối cảnh là tâm dịch COVID-19 của cả nước, tỉnh Bắc Giang vẫn có vụ vải thiều thành công, tiêu thụ nội địa thuận lợi và xuất khẩu ra hơn 30 quốc gia.

“Vải thiều Bắc Giang đã được các thị trường đón nhận, đánh giá cao. Phát huy kết quả đạt được, vụ vải thiều năm nay, tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo, hướng dẫn nông dân kỹ thuật chăm sóc, canh tác mở rộng các vùng trồng vải theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và vải thiều hữu cơ.

Tỉnh đã chuẩn bị kỹ các điều kiện bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho các thương nhân, doanh nghiệp đến với tỉnh Bắc Giang để thu mua vải thiều. Tập trung các nguồn lực để sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của các đối tác tiêu thụ vải thiều trong nước cũng như ngoài nước. Thực hiện linh hoạt các phương pháp giao, nhận hàng để bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19”- ông Lê Ánh Dương nhấn mạnh.

Ông Dương đánh giá, Hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến góp ý bổ ích. Đây là những ý kiến rất quý báu của các đại biểu dành cho tỉnh Bắc Giang. Bắc Giang trân trọng và xin nghiêm túc tiếp thu, nhất là những ý kiến liên quan đến tuân thủ quy trình sản xuất, thu mua, đóng gói và thông quan xuất vải thiều.

Cũng tại Hội nghị, các đại biểu đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ vải thiều Bắc Giang trên các sàn thương mại điện tử; cắt băng xuất hành chuyến vải đi tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bắc Giang đảm bảo chất lượng “rộng đường” tiêu thụ vải thiều
Bắc Giang đảm bảo chất lượng “rộng đường” tiêu thụ vải thiều

VOV.VN - Gần nửa tháng nữa sẽ bước vào vụ thu hoạch vải chín sớm của tỉnh Bắc Giang, tiếp đó vào trung tuần tháng 6 địa phương này sẽ thu hoạch vải thiều chính vụ.

Bắc Giang đảm bảo chất lượng “rộng đường” tiêu thụ vải thiều

Bắc Giang đảm bảo chất lượng “rộng đường” tiêu thụ vải thiều

VOV.VN - Gần nửa tháng nữa sẽ bước vào vụ thu hoạch vải chín sớm của tỉnh Bắc Giang, tiếp đó vào trung tuần tháng 6 địa phương này sẽ thu hoạch vải thiều chính vụ.

Bắc Giang giám sát chặt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với vải thiều
Bắc Giang giám sát chặt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với vải thiều

VOV.VN - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang đề nghị các huyện sản xuất vải thiều chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn các doanh nghiệp, Hợp tác xã và các hộ tham gia liên kết tiêu thụ vải thiều xuất khẩu thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Bắc Giang giám sát chặt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với vải thiều

Bắc Giang giám sát chặt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với vải thiều

VOV.VN - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang đề nghị các huyện sản xuất vải thiều chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn các doanh nghiệp, Hợp tác xã và các hộ tham gia liên kết tiêu thụ vải thiều xuất khẩu thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Coi chất lượng là mục tiêu sống còn cho vải thiều Bắc Giang
Coi chất lượng là mục tiêu sống còn cho vải thiều Bắc Giang

VOV.VN - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, Phan Thế Tuấn khẳng định coi chất lượng sản phẩm là mục tiêu sống còn cho việc phát triển và nâng cao vị thế của nông sản tỉnh Bắc Giang, đặc biệt là quả vải.

Coi chất lượng là mục tiêu sống còn cho vải thiều Bắc Giang

Coi chất lượng là mục tiêu sống còn cho vải thiều Bắc Giang

VOV.VN - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, Phan Thế Tuấn khẳng định coi chất lượng sản phẩm là mục tiêu sống còn cho việc phát triển và nâng cao vị thế của nông sản tỉnh Bắc Giang, đặc biệt là quả vải.

Khơi thông đầu ra cho vải thiều Bắc Giang
Khơi thông đầu ra cho vải thiều Bắc Giang

VOV.VN - Để giải quyết được bài toán đầu ra cho trái vải thiều trong tình hình mới, trước những biến động không ngừng của thị trường trong và ngoài nước, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng, phê duyệt kế hoạch xúc tiến tiêu thụ và định hướng thị trường tiêu thụ cho mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương.

Khơi thông đầu ra cho vải thiều Bắc Giang

Khơi thông đầu ra cho vải thiều Bắc Giang

VOV.VN - Để giải quyết được bài toán đầu ra cho trái vải thiều trong tình hình mới, trước những biến động không ngừng của thị trường trong và ngoài nước, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng, phê duyệt kế hoạch xúc tiến tiêu thụ và định hướng thị trường tiêu thụ cho mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương.