Cảnh giác với những hình thức lừa đảo qua điện thoại và mạng xã hội

VOV.VN - Nhiều người làm theo hướng dẫn của những đối tượng lạ nên đã mất từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT&BVNTD – Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua đã nhận được rất nhiều cuộc gọi nhờ tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ những vụ việc liên quan đến các chương trình trúng thưởng của các doanh nghiệp (DN), của các kênh quảng cáo trên truyền hình hoặc nhận được những tin nhắn trúng thưởng qua messenger của Facebook,…

Hầu hết người tiêu dùng đều có tâm lý chung là hoang mang, lo lắng vì tin và làm theo hướng dẫn của những đối tượng lạ, mà họ đã mất từ vài triệu đến hàng trăm triệu nhưng không hề nhận được bất cứ phần thưởng hoặc quà khuyến mại nào.

Thậm chí, có người tiêu dùng còn vay mượn tiền của người thân, bạn bè để chuyển tiền cho đối tượng lạ với mong muốn nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để nhận thưởng theo hướng dẫn. Đây là những chiêu trò lừa đảo không mới, tuy nhiên nhiều người tiêu dùng vẫn nhẹ dạ, cả tin trở thành nạn nhân và phải gánh trên vai những khoản nợ không biết đến bao giờ mới trả hết.

Hình thức rất phổ biến của chiêu thức này là người tiêu dùng nhận được cuộc gọi của đối tượng lạ, tự xưng là nhân viên của Công ty X nào đó thông báo rằng “người tiêu dùng là 1 trong 5 người được lựa chọn ngẫu nhiên may mắn trúng thưởng trong đợt bốc thăm kỷ niệm thành lập Công ty hay trong 1 chương trình tri ân khách hàng”. 

Để tạo lòng tin cho người tiêu dùng, khi gọi điện đến, các đối tượng đều tự xưng là người của nhà Đài hoặc những cơ quan chức năng có uy tín, hoặc chương trình đã được Bộ Công Thương cấp phép, thậm chí cung cấp đầy đủ tên công ty, địa chỉ, số điện thoại hotline, số zalo,... Người tiêu dùng không hề tìm hiểu, kiểm chứng mà liên hệ ngay số điện thoại đã được đối tượng lạ cung cấp và làm theo hướng dẫn.

Cũng có những người tiêu dùng tìm hiểu thông tin nói trên bằng công cụ google, dù không tra được kết quả rõ ràng nhưng vẫn mù quáng thực hiện theo yêu cầu của đối tượng lạ. Vì số tiền hoặc món hàng trúng thưởng có giá trị lớn nên khi đối tượng lạ yêu cầu người tiêu dùng phải đóng vài triệu làm tiền cọc để nhận thưởng, thậm chí còn hứa hẹn khi trả thưởng sẽ trả lại số tiền cọc đó, người tiêu dùng đã ngay lập tức mắc bẫy và nhanh chóng chuyển tiền…

Hầu hết những hình thức lừa đảo này đều đánh vào lòng tham của người tiêu dùng đối với số tiền thưởng lớn hoặc sự nhẹ dạ, cả tin của người tiêu dùng khi nghe giải thưởng do các công ty lớn trao như Thế giới Samsung, Thế giới di động, Siêu thị Điện máy hay giải thưởng được cấp phép hoặc gắn mác các cơ quan chức năng như Bộ Công Thương, Đài truyền hình TP.HCM…

Nhằm tránh sa bẫy của những đối tượng lừa đảo, người tiêu dùng cần lưu ý tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ. Nâng cao cảnh giác với những cuộc gọi từ người lạ, cảnh giác với những thông tin mà đối tượng lạ cung cấp. Yêu cầu đối tượng đó cung cấp đầy đủ thông tin về họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại (đối với đối tượng là cá nhân); Tên Công ty, địa chỉ cụ thể, số điện thoại, mã số thuế, giấy phép đăng ký kinh doanh (đối với đối tượng là doanh nghiệp). Sau đó người tiêu dùng cần tìm hiểu và xác minh thông tin của đối tượng đó thông qua các nguồn thông tin khác.

Tất cả các chương trình khuyến mại, trao thưởng phải được đăng ký và cấp phép tại các cơ quan chức năng có thẩm quyền như Sở Công Thương địa phương hoặc Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương (đặc biệt là những chương trình có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên). Nếu cần xác minh thông tin, người tiêu dùng có thể liên hệ với các cơ quan này để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời.

Bất kể là trúng thưởng trong một chương trình nào đó thì người tiêu dùng cũng phải là người đăng ký tham gia các chương trình quay thưởng/bốc thăm trúng thưởng đó. Không có việc doanh nghiệp tự lựa chọn khách hàng rồi quay thưởng và trao thưởng khi không có thông báo trước cho người tiêu dùng.

Trong trường hợp nghi ngờ đối tượng có dấu hiệu lừa đảo, người tiêu dùng cần cảnh giác, khôn khéo yêu cầu đối tượng cung cấp thêm thông tin, sau đó làm đơn trình báo ngay cho cơ quan công an để được hỗ trợ kịp thời./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhận biết dấu hiệu lừa đảo góp vốn đầu tư kiểu Ponzi
Nhận biết dấu hiệu lừa đảo góp vốn đầu tư kiểu Ponzi

VOV.VN - Tiền đầu tư hoặc góp vốn thay vì được sử dụng để tái đầu tư, sinh ra lợi nhuận để trả lãi, nhưng lại được dùng đề trả cho nhà đầu tư trước đó và bản chất không có bất kỳ hoạt động đầu tư sinh lời nào.

Nhận biết dấu hiệu lừa đảo góp vốn đầu tư kiểu Ponzi

Nhận biết dấu hiệu lừa đảo góp vốn đầu tư kiểu Ponzi

VOV.VN - Tiền đầu tư hoặc góp vốn thay vì được sử dụng để tái đầu tư, sinh ra lợi nhuận để trả lãi, nhưng lại được dùng đề trả cho nhà đầu tư trước đó và bản chất không có bất kỳ hoạt động đầu tư sinh lời nào.

Cảnh báo lừa đảo thông qua gọi điện thông báo nợ tiền điện
Cảnh báo lừa đảo thông qua gọi điện thông báo nợ tiền điện

VOV.VN - EVN cảnh báo, nếu nhận được cuộc gọi mạo danh “điện lực" hoặc xưng danh là “công ty điện lực”, thông tin không rõ ràng, minh bạch thì khách hàng không cung cấp thông tin cá nhân của mình.

Cảnh báo lừa đảo thông qua gọi điện thông báo nợ tiền điện

Cảnh báo lừa đảo thông qua gọi điện thông báo nợ tiền điện

VOV.VN - EVN cảnh báo, nếu nhận được cuộc gọi mạo danh “điện lực" hoặc xưng danh là “công ty điện lực”, thông tin không rõ ràng, minh bạch thì khách hàng không cung cấp thông tin cá nhân của mình.

Cảnh báo giả danh cán bộ thuế để lừa đảo doanh nghiệp
Cảnh báo giả danh cán bộ thuế để lừa đảo doanh nghiệp

VOV.VN - Cục Thuế Hà Nội vừa phát đi cảnh báo về việc nhiều cuộc gọi đến doanh nghiệp giả danh cán bộ thuế để mời chào, dụ dỗ ký hợp đồng tài trợ.

Cảnh báo giả danh cán bộ thuế để lừa đảo doanh nghiệp

Cảnh báo giả danh cán bộ thuế để lừa đảo doanh nghiệp

VOV.VN - Cục Thuế Hà Nội vừa phát đi cảnh báo về việc nhiều cuộc gọi đến doanh nghiệp giả danh cán bộ thuế để mời chào, dụ dỗ ký hợp đồng tài trợ.