Chỉ nên tái đàn heo nếu đảm bảo an toàn sinh học tuyệt đối

VOV.VN - Đây là khuyến cáo được đưa ra tại hội thảo “Tìm các giải pháp tái đàn hiệu quả” do Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai tổ chức chiều 19/12.

"An toàn sinh học tuyệt đối mới nên tái đàn heo" là khuyến cáo được đưa ra tại hội thảo “Tìm các giải pháp tái đàn hiệu quả” do Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai tổ chức chiều 19/12.

Khuyến cáo được đưa ra trong bối cảnh tổng đàn heo tại Đồng Nai – nơi được mệnh danh là “thủ phủ chăn nuôi” cả nước, đã giảm khoảng 1 nửa; nguồn cung thiếu hụt nghiêm trọng khiến giá heo hơi liên tục đạt “đỉnh” và người nuôi nôn nóng tái đàn.

Hiện Đồng Nai đã có 118/137 xã, phường có dịch đã qua 30 ngày không tái phát dịch; có 50 xã, phường đã lập thủ tục công bố hết dịch.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, tại địa phương này, tổng đàn heo đã giảm từ hơn 2,5 triệu con khi chưa có dịch tả heo châu Phi chỉ còn khoảng 1,4 triệu con. Trong đó heo trong các trang trại, nông hộ chỉ còn khoảng 100.000 con, 1,3 triệu con còn lại chủ yếu nằm trong trại của các doanh nghiệp lớn, vốn được cói là thực hiện an toàn sinh học tốt.

Hiện Đồng Nai đã có 118/137 xã, phường có dịch đã qua 30 ngày không tái phát dịch; có 50 xã, phường đã lập thủ tục công bố hết dịch.

Trong khi đó, giá heo hơi liên tục thiết lập kỷ lục, hiện lên tới trên 90.000 đồng/kg hơi và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Trước tình hình này, ngành chức năng dự báo nhiều khả năng người chăn nuôi sẽ tìm cách tái đàn, đồng nghĩa với việc nguy cơ dịch bệnh quay trở lại cũng tăng theo.

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hải, Khoa Chăn nuôi, Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, đối với dịch tả heo châu Phi vốn chưa có thuốc và vaccine phòng bệnh nên giải pháp duy nhất để tái đàn là thực hiện an toàn sinh học tuyệt đối.

Đối với các doanh nghiệp lớn có nhiều lợi thế về nguồn vốn, công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi thì không có quá nhiều lo ngại, song đối với các nông hộ, trang trại truyền thống thì cần đặc biệt thận trọng tái đàn, và vấn đề an toàn sinh học phải được đặt lên hàng đầu.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hải phân tích: "Khi thực hiện tái đàn thì cần có sự tư vấn của các chuyên gia, đến đánh giá cụ thể tại trang trại, đâu là vấn đề còn thiếu sót về mặt an toàn sinh học. Và chúng ta cần thực hiện an toàn sinh học đó cụ thể như thế nào để phù hợp với điều kiện thực tiễn mà chúng ta có"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Yên Bái chỉ tái đàn lợn ở các cơ sở chăn nuôi an toàn
Yên Bái chỉ tái đàn lợn ở các cơ sở chăn nuôi an toàn

VOV.VN- Theo chỉ đạo của tỉnh Yên Bái, việc tái đàn lợn trong thời điểm dịch chưa được khống chế chỉ được thực hiện ở các cơ sở chăn nuôi chưa xảy ra dịch bệnh.

Yên Bái chỉ tái đàn lợn ở các cơ sở chăn nuôi an toàn

Yên Bái chỉ tái đàn lợn ở các cơ sở chăn nuôi an toàn

VOV.VN- Theo chỉ đạo của tỉnh Yên Bái, việc tái đàn lợn trong thời điểm dịch chưa được khống chế chỉ được thực hiện ở các cơ sở chăn nuôi chưa xảy ra dịch bệnh.

Giá lợn tăng mạnh, hộ nuôi chưa dám tái đàn
Giá lợn tăng mạnh, hộ nuôi chưa dám tái đàn

VOV.VN - Hiện nay, giá lợn trên địa bàn tỉnh Bến Tre tăng ở mức kỷ lục, người chăn nuôi có lãi cao nhưng chưa dám tái đàn vì e ngại dịch bệnh tái phát. 

Giá lợn tăng mạnh, hộ nuôi chưa dám tái đàn

Giá lợn tăng mạnh, hộ nuôi chưa dám tái đàn

VOV.VN - Hiện nay, giá lợn trên địa bàn tỉnh Bến Tre tăng ở mức kỷ lục, người chăn nuôi có lãi cao nhưng chưa dám tái đàn vì e ngại dịch bệnh tái phát. 

Người nuôi heo ở Bình Dương mong được hỗ trợ để tái đàn
Người nuôi heo ở Bình Dương mong được hỗ trợ để tái đàn

VOV.VN - Nhiều trang trại, hộ chăn nuôi ở Bình Dương tính đến việc sớm tái đàn, nhất là khi giá heo đang ở mức cao. Tuy nhiên, các hộ đang gặp khó khăn về vốn. 

Người nuôi heo ở Bình Dương mong được hỗ trợ để tái đàn

Người nuôi heo ở Bình Dương mong được hỗ trợ để tái đàn

VOV.VN - Nhiều trang trại, hộ chăn nuôi ở Bình Dương tính đến việc sớm tái đàn, nhất là khi giá heo đang ở mức cao. Tuy nhiên, các hộ đang gặp khó khăn về vốn.