Điện Biên: Không thể hứa suông nhiều năm, xin lỗi nhiều lần về tiến độ thực hiện 2 dự án

VOV.VN - Ngày 2/6, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thắng, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Điện Biên đã họp bàn nhằm tháo gỡ khó khăn đối với 2 dự án trọng điểm của địa phương.

Ngày 2/6, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thắng, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Điện Biên đã họp bàn nhằm tháo gỡ khó khăn đối với 2 dự án trọng điểm của địa phương là Dự án Hạ tầng kỹ thuật khung khu trụ sở cơ quan, khu công cộng, khu thương mại dịch vụ dọc trục đường 60m (gọi tắt là dự án Hạ tầng kỹ thuật khung) và Dự án xây dựng công trình đường nối từ đường Võ Nguyên Giáp đến khu tái định cư Noong Bua vào Dự án Đường Vành đai II – nối từ khu tái định cư Noong Bua đến khu tái định cư Pú Tửu thị trấn huyện Điện Biên (gọi tắt là dự án đường 60m).

Đây là 2 dự án trọng điểm của tỉnh, đã triển khai từ nhiều năm, song đến nay không đảm bảo tiến độ theo yêu cầu.

Vẫn còn chồng chất khó khăn, bế tắc

Tại cuộc họp, ông Lê Tiến Dũng, Chủ tịch UBND thành phố Điện Biên Phủ thừa nhận trách nhiệm của chính quyền thành phố trong việc để 2 dự án trọng điểm này chậm tiến độ. Nguyên nhân chính được xác định là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo đôn đốc thực hiện nhiệm vụ của UBND thành phố Điện Biên Phủ chưa sâu sát, chưa nhất quán (nhất là trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng), chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ và xử lý các vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền.

Theo đó, Dự án đường 60m được phê duyệt đầu tư xây dựng vào cuối năm 2015, với tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án 5 năm (từ 2015-2020); Dự án Hạ tầng kỹ thuật khung được phê duyệt từ đầu năm 2017 với tổng mức đầu tư gần 280 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ 2017-2021.

Dù đã hết thời gian thực hiện, nhưng đến nay, Dự án đường 60m vẫn còn 16,2% diện tích chưa giải phóng được mặt bằng, dẫn đến dự án phải tạm dừng thi công; lũy kế khối lượng hoàn thành mới đạt 60%; có 55 trong tổng số 212 hộ chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng; nguồn vốn thực hiện dự án còn thiếu hơn 61 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được duyệt.

Còn Dự án Hạ tầng kỹ thuật khung, số diện tích chưa giải phóng mặt bằng là hơn 8,5 ha trong tổng số 20,17 ha của 127 hộ gia đình, chiếm hơn 42% tổng diện tích phải giải phóng. Trong đó, có 39 hộ chưa kiểm đếm do không nhất trí làm dự án; 60 hộ chưa nhận tiền với lý do chưa có đất tái định cư, giá bồi thường thấp, đề nghị làm xong đường 60m mới nhận tiền và bàn giao mặt bằng; nguồn vốn thực hiện dự án cũng còn thiếu hơn 116 tỳ đồng so với mức đầu tư được duyệt.

Ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên nhấn mạnh: "Tiến độ thực hiện 2 dự án được đánh giá là rất chậm. Một bộ phận nhân dân không đồng tình ủng hộ, thể hiện sự yếu kém trong công tác tuyên truyền, dù đây là 2 dự án có nhiều cơ chế chính sách rất tốt. Hiện nay các cơ quan chuyên môn của tỉnh đang phải điều chỉnh lại thời gian thực hiện Dự án đường 60m. Còn việc thiếu vốn của Dự án Hạ tầng kỹ thuật khung, hiện ngành chức năng đang rà soát phần kinh phí dư từ Quỹ phát triển đất, sau đó sẽ tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép tạm ứng vốn cho dự án".

Phải hoàn thành dứt điểm giải phóng mặt bằng trong tháng 6/2021

Theo cam kết của UBND thành phố Điện Biên Phủ, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Điện Biên yêu cầu phải hoàn thành dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công 2 dự án trên trong tháng 6/2021; Việc thi công sau đó cũng cần đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành 2 dự án trong năm nay. Riêng Dự án đường 60m phải thực hiện thông tuyến trong tháng 9 tới.

Về một số giải pháp tháo gỡ, ông Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Điện Biên cho rằng: không thể mãi hứa suông nhiều năm, xin lỗi nhiều lần về tiến độ thực hiện của 2 dự án này, gây mất niềm tin trong nhân dân. UBND thành phố Điện Biên Phủ đang thực hiện 2 dự án với nhiều bế tắc, do đó cần phải tăng cường nhân lực có chuyên môn hơn từ các sở ngành hỗ trợ cho Thành phố thực hiện quyết liệt hơn nữa.

Năng lực tuyên truyền, vận động nhân dân của cán bộ tham gia thực hiện cũng cần phải nhìn nhận lại để có cách làm khác, mới hơn, tạo sự đồng thuận của nhân dân. Đây là 2 dự án trọng điểm, UBND thành phố Điện Biên Phủ cần quyết liệt hơn nữa thì mới có thể hoàn thành tiến độ như đã hứa. Về vốn đầu tư, các đơn vị liên quan cần tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét các phương án, từ đó bố trí kinh phí từ nguồn hợp pháp để đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện Dự án.

Kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhấn mạnh: việc chủ đầu tư là UBND thành phố Điện Biên Phủ nêu lý do khối lượng công việc quá tải là khó chấp nhận, cần phải xem xét kiểm điểm những người có trách nhiệm và trách nhiệm của từng cán bộ thực thi khi để 2 dự án này chậm tiến độ nhiều năm.

Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên cũng yêu cầu Công an tỉnh Điện Biên, Ủy Ban kiểm tra Tỉnh ủy Điện Biên sớm vào cuộc làm rõ nguyên nhân sâu xa vì sao có việc nhiều người dân không đồng thuận, phối hợp thực hiện 2 dự án vốn được đánh giá là có nhiều lợi ích, đem lại diện mạo mới cho thành phố Điện Biên Phủ, sớm để TP đạt tiêu chuẩn đô thị loại 2. Ngoài ra, các cấp, ngành liên quan cũng cần rà soát lại đội ngũ cán bộ thực hiện; cán bộ nào không đáp ứng được yêu cầu công việc thì cần thay thế ngay và xử lý nghiêm các sai phạm của các tập thể, cá nhân (nếu có).

Ông Nguyễn Văn Thắng cũng yêu cầu UBND thành phố Điện Biên Phủ nghiêm túc hơn trong thực hiện dự án; chủ động giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (được xem là nguyên nhân chủ yếu), lỗi ở đâu – sửa ở đó.

Đồng thời, vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ nhưng vẫn đảm bảo chính sách đền bù, tái định cư cho nhân dân. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để người dân đồng thuận với dự án mang tính chất quy hoạch, chỉnh trang đô thị theo hướng có lợi cho địa phương; các trường hợp cố tình chống đối, chây ỳ thì cần thực hiện các biện pháp cưỡng chế mạnh tay theo quy định của pháp luật./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiêu thụ nông sản trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19
Tiêu thụ nông sản trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19

VOV.VN - Nhóm cây ăn quả như vải, nhãn có diện tích, sản lượng lớn, mùa vụ thu hoạch tập trung trong thời gian ngắn, tạo áp lực lớn đối với tiêu thụ, cần chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó.

Tiêu thụ nông sản trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19

Tiêu thụ nông sản trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19

VOV.VN - Nhóm cây ăn quả như vải, nhãn có diện tích, sản lượng lớn, mùa vụ thu hoạch tập trung trong thời gian ngắn, tạo áp lực lớn đối với tiêu thụ, cần chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó.

Phương án tiêu thụ vải thiều khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp
Phương án tiêu thụ vải thiều khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

VOV.VN - Mùa thu hoạch vải thiều đặc sản Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đang đến gần. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, địa phương đã lên các phương án để tiêu thụ vải thiều an toàn trong mùa dịch.

Phương án tiêu thụ vải thiều khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

Phương án tiêu thụ vải thiều khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

VOV.VN - Mùa thu hoạch vải thiều đặc sản Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đang đến gần. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, địa phương đã lên các phương án để tiêu thụ vải thiều an toàn trong mùa dịch.

Đảm bảo an toàn cấp điện trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19
Đảm bảo an toàn cấp điện trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19

VOV.VN - Dịch covid-19 diễn biến khó lường, đội ngũ trực vận hành Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia thực hiện ăn/ở tại chỗ nhằm đảm bảo an toàn cấp điện từ hôm nay (10/05/2021)

Đảm bảo an toàn cấp điện trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19

Đảm bảo an toàn cấp điện trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19

VOV.VN - Dịch covid-19 diễn biến khó lường, đội ngũ trực vận hành Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia thực hiện ăn/ở tại chỗ nhằm đảm bảo an toàn cấp điện từ hôm nay (10/05/2021)

Người dân không còn tâm lý mua hàng tích trữ khi dịch Covid 19 diễn biến phức tạp
Người dân không còn tâm lý mua hàng tích trữ khi dịch Covid 19 diễn biến phức tạp

VOV.VN - Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, giá cả một số mặt hàng thiết yếu tại các chợ truyền thống của Thủ đô Hà Nội có chiều hướng tăng nhẹ. Trong khi đó, tại các siêu thị, hàng hóa lại dồi dào, giá cả không tăng so với trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.

Người dân không còn tâm lý mua hàng tích trữ khi dịch Covid 19 diễn biến phức tạp

Người dân không còn tâm lý mua hàng tích trữ khi dịch Covid 19 diễn biến phức tạp

VOV.VN - Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, giá cả một số mặt hàng thiết yếu tại các chợ truyền thống của Thủ đô Hà Nội có chiều hướng tăng nhẹ. Trong khi đó, tại các siêu thị, hàng hóa lại dồi dào, giá cả không tăng so với trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.