Dự báo nhập khẩu hoa quả thực phẩm của Trung Quốc tăng mạnh

VOV.VN - Giá một số mặt hàng hoa quả tại thị trường Trung Quốc tăng cao trong khi nhu cầu nhập khẩu thịt của nước này cũng tăng mạnh.

Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, trong 2 tháng 5 và 6, giá thành một số mặt hàng thực phẩm như hoa quả (chuối, dưa hấu), trứng, thịt lợn tại thị trường Trung Quốc tăng đáng kể. Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu thịt của Trung Quốc cũng tăng mạnh.

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho thấy, trong tháng 5/2019, giá trái cây, trứng và thịt lợn tại Trung Quốc tăng so với cùng kỳ năm 2018. Giá bán buôn trung bình của 6 loại trái cây bao gồm lê, táo Fuji, nho Kyoho, chuối, dứa và dưa hấu là 7,55 NDT/kg (tương đương 26.000 đồng/kg), tăng 19,5% so với tháng trước.

Giá trái cây, trứng và thịt lợn tại Trung Quốc tăng so với cùng kỳ năm 2018. (Ảnh minh họa: macleans)

Đối với mặt hàng trứng tăng nhẹ trong 2 tháng liên tiếp, giá trung bình hàng tháng của thị trường là 9,95 NDT/kg (tương đương 35.000 đồng/kg), tăng 9,1% so với năm trước.

Mặt hàng thịt lợn có giá trung bình trên thị trường Trung Quốc là 24,71 NDT/kg (tương đương 85.000 đồng/kg), tăng 26,6% so với cùng kỳ năm trước. Giá bán buôn thịt lợn tháng 6 là 21,55 NDT/kg (tương đương 74.000 đồng/kg), tăng 12% so với cùng kỳ năm 2018.

Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cho biết, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đánh giá, giá lợn tại Trung Quốc bước vào chu kỳ tăng trước thời hạn. Giá lợn sống trong quý IV/2019 có thể sẽ vượt mức cao trong lịch sử năm 2016. Sang năm 2020, do nguồn cung vẫn hạn hẹp, giá thịt lợn khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao và nhu cầu nhập khẩu thịt của Trung Quốc tăng mạnh

Theo số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố, tháng 5 vừa qua, kim ngạch nhập khẩu thịt nói chung và thịt lợn nói riêng của Trung Quốc tăng mạnh. Trong tháng, Trung Quốc nhập khẩu 556.300 tấn thịt và phụ phẩm, tăng khoảng 45% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, thịt lợn đạt mức tăng trưởng nhập khẩu cao nhất (63%) với số lượng 187.500 tấn.Ngoài ra, nhập khẩu thịt cừu tăng 53%, đạt 42.000 tấn; nhập khẩu thịt bò tăng 41%, đạt 123.700 tấn; nhập khẩu thịt gà tăng 26%, đạt 63.400 tấn.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc Trung Quốc tăng cường nhập khẩu thịt lợn là do dịch tả ASF, sản lượng lợn của Trung Quốc giảm nhanh trong những tháng vừa qua, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Trung Quốc áp thuế quan nhập khẩu 62% lên thịt lợn Mỹ. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu trong nước, Trung Quốc tăng cường thu mua thịt lợn từ châu Âu và Brazil./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kênh xúc tiến thương mại mới tiếp cận thị trường Trung Quốc
Kênh xúc tiến thương mại mới tiếp cận thị trường Trung Quốc

VOV.VN - Hội chợ CIIE 2018 sẽ là kênh xúc tiến thương mại mới hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Quốc.

Kênh xúc tiến thương mại mới tiếp cận thị trường Trung Quốc

Kênh xúc tiến thương mại mới tiếp cận thị trường Trung Quốc

VOV.VN - Hội chợ CIIE 2018 sẽ là kênh xúc tiến thương mại mới hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Quốc.

Doanh nghiệp Việt vẫn lơ mơ thông tin về thị trường Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt vẫn lơ mơ thông tin về thị trường Trung Quốc

VOV.VN - Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc cần phân loại rõ phẩm cấp, quy cách và nghiên cứu thiết kế bao bì riêng cho thị trường này.

Doanh nghiệp Việt vẫn lơ mơ thông tin về thị trường Trung Quốc

Doanh nghiệp Việt vẫn lơ mơ thông tin về thị trường Trung Quốc

VOV.VN - Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc cần phân loại rõ phẩm cấp, quy cách và nghiên cứu thiết kế bao bì riêng cho thị trường này.

Thị trường Trung Quốc – Doanh nghiệp Việt còn quá ít thông tin
Thị trường Trung Quốc – Doanh nghiệp Việt còn quá ít thông tin

VOV.VN - Nếu khắc phục được điểm yếu, tận dụng được nhu cầu lớn, các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác hiệu quả thị trường Trung Quốc.

Thị trường Trung Quốc – Doanh nghiệp Việt còn quá ít thông tin

Thị trường Trung Quốc – Doanh nghiệp Việt còn quá ít thông tin

VOV.VN - Nếu khắc phục được điểm yếu, tận dụng được nhu cầu lớn, các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác hiệu quả thị trường Trung Quốc.