Giá dầu thế giới liệu có tiếp tục tăng?

VOV.VN -Việc OPEC quyết định duy trì sản lượng dầu thô ở mức 30 triệu thùng/ngày trong 6 tháng cuối năm 2015 đã ảnh hướng lớn đến giá dầu thế giới.

Trước khi bước vào năm 2015, các chuyên gia dự báo giá dầu thế giới, đã quan tâm đến 3 nhân tố tác động có thể làm tăng giá dầu vào nửa cuối của năm 2015. Đó là những động thái của Arab Saudi lên kế hoạch ngân sách năm tài khóa 2015 dựa trên mức giá dầu thô khoảng 60 USD/thùng; Hoạt động sản xuất tại Bắc Mỹ sẽ chững lại do giới đầu tư rút vốn khỏi những giếng dầu mới (dầu đá phiến) để khắc phục khó khăn về tài chính; Và cuộc họp của OPEC vào tháng 6.

Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu tháng 5 những dự báo đã và đang diễn ra trên thực tế. Nhất là việc OPEC đã họp tại Vienna (Áo) và ra quyết định duy trì sản lượng dầu thô ở mức 30 triệu thùng/ngày trong 6 tháng cuối năm 2015.

Quyết định giữ nguyên sản lượng của OPEC ảnh hưởng lớn đến giá dầu

Giá dầu tăng trở lại

Sau quyết định sẽ giữ nguyên sản lượng dầu mỏ của OPEC, giá dầu ngày 5/6 đã lập tức tăng trở lại sau 3 phiên giảm giá trước đó. Chốt phiên 5/6, giá dầu WTI ngọt nhẹ giao tháng 7/2015 trên sàn New York tăng 1,13 USD, tương đương 1,9%, lên 59,13 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent, chuẩn toàn cầu, giao tháng 7/2015 trên sàn Luân Đôn tăng 1,28 USD, tương ứng 2,1%, lên 63,31 USD/thùng.

Giới truyền thông cho biết, hiện số giàn khoan đang hoạt động của Mỹ trong tuần kết thúc vào 5/6 giảm 4 xuống còn 642 giàn, ghi nhận tuần thứ 26 giảm liên tiếp tuy tốc độ giảm đã chậm lại. Mặc dù số giàn khoan đã giảm 60% so với mức đỉnh điểm hồi tháng 10 năm ngoái, nhưng sản lượng dầu của Mỹ vẫn ổn định ở mức kỷ lục so với nhiều thập kỷ đã qua.

Hãng tư vấn Mackendia dự đoán sản lượng dầu của Mỹ có thể tăng thêm 700.000 thùng/ngày trong năm 2015, thấp hơn so với mức tăng 1 triệu thùng/ngày trong năm 2013 và 2014. Giá dầu trong phiên 5/6 cũng biến động tăng giảm liên tục khi USD vẫn mạnh lên và tin OPEC quyết định giữ nguyên sản lượng kai thác dầu.

Hồi đầu tháng trước, giá dầu thô Brent đã tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm nay với mức giá 67,52 USD/thùng, do ba nhân tố chủ yếu tác động, đó là việc Arab Saudi nâng giá dầu thô xuất khẩu sang Mỹ; Libya bất ổn làm cho xuất khẩu dầu mỏ gặp trở ngại; và đồng USD có xu hướng giảm giá trở lại.

Các cuộc biểu tình và những bất ổn ở Libya cũng khiến cho hoạt động mua, bán dầu thô bị đình trệ. Sản lượng dầu của Lybia hiện chỉ đạt 30% sản lượng khai thác so với năm 2010, tức là dưới mức 500.000 thùng/ngày. Ngoài ra, còn phải kể đến cuộc nội chiến ở Yemen và một số nơi khác khiến các nhà đầu tư dầu mỏ quốc tế bất an, làm gia tăng các quan ngại về nguồn cung dầu mỏ trong khu vực Trung Đông - rốn dầu của thế giới.

Sau thời gian tăng giá “ngoạn mục”, đồng USD lại suy giảm đáng kể, khiến cho các hàng hóa được định giá bằng USD, trong đó có dầu thô – “bản vị dầu” của USD cũng bị suy giảm tương ứng. Ngày 5/5, chỉ số US Dollar Index tại thị trường châu Á chỉ còn là 95,13 điểm.

Theo các chuyên gia phân tích, quyết định giữ nguyên sản lượng dầu của OPEC đã ngẫu nhiên việc cắt giảm sản lượng nhằm khôi phục giá dầu lại thuộc về những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ ngoài OPEC do Mỹ dẫn đầu. Ông Carsten Fritsch của Commerzbank – chuyên gia về giá dầu cho biết: “giá dầu giảm làm suy yếu sức hút các nhà đầu tư vào ngành dầu mỏ tại Mỹ, vốn là động lực cho sự tăng trưởng khai thác dầu mỏ tại nước này”.

Theo kết quả khảo sát của hãng tin Reuter, giá dầu sẽ phục hồi trở lại trong nửa cuối năm 2015 là vì các nước xuất khẩu dầu ngoài OPEC phản ứng lại với việc giá dầu thấp và nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng trong năm tới, khi những dấu hiệu phục hồi kinh tế của EU và Mỹ được thể hiện rõ nét hơn.

Sẽ đạt ngưỡng trung bình

Theo kết quả khảo sát từ 30 chuyên gia kinh tế và phân tích dự báo, thì  giá dầu Brent sẽ đứng ở mức bình quân 74 USD/thùng trong năm 2015 và 80,30 USD/thùng trong năm 2016. Chuyên gia phân tích Natalie Rampono của ANZ nhận định giá dầu ở mức 60 USD/thùng là đủ ảnh hưởng đến các nhà khai thác dầu đá phiến tại Mỹ, họ không thể tiếp tục đầu tư để nhận lại sự thua lỗ.

Vì thế, việc cắt giảm sản lượng hiện nay sẽ bị giới hạn trong những công ty khai thác dầu nhỏ, công ty khai thác Mỹ có chi phí cao và những công ty khai thác dầu tại Canada. Mặc dù vậy, chuyên gia này cho rằng phải mất 6 tháng nữa để việc cắt giảm sản lượng này trở nên rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích lại nghi ngờ liệu động thái của OPEC có ngăn cản được các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ hay không. Chuyên gia Vyanne Lai của National Australia Bank cho biết việc không thay đổi nhiều sản lượng khai thác từ các nhà khai thác dầu Mỹ cho thấy chỉ có những dự án khai thác dầu nhỏ mới bị dừng hoạt động tại thời điểm hiện nay. Cuộc khảo sát cũng cho thấy giá dầu thô Mỹ sẽ đạt bình quân ở mức 68,7 USD/thùng trong năm nay và 74,9 USD/thùng trong năm 2016 là tương đối hợp lý.

Giới chuyên gia cho rằng, một số công ty sản xuất dầu có chi phí cao của Mỹ sẽ gặp phải rắc rối tài chính nghiêm trọng. Trong dài hạn, kế hoạch của OPEC nâng giá dầu trong năm 2016 - 2017 sẽ đem lại hiệu quả. Theo một cuộc khảo sát khác của 14 ngân hàng cho thấy sự cắt giảm dự báo giá dầu trong năm tới là cần thiết.

Giá dầu tăng sau khi có tin lực lượng phản đối tại Lybia đã phong tỏa cảng xuất khẩu chính, gây gián đoạn nguồn cung khoảng 100.000 thùng/ngày. Sản lượng dầu của Libya tăng là một trong những yếu tố chính khiến giá dầu giảm hơn 40% trong năm 2014, nhưng sản lượng dầu của nước này không ổn định do bất ổn kéo dài, đây cũng là tác nhân làm tăng giá dầu trong thời gian vừa qua và cả trong tương lại gần, vì nguy cơ mất an ninh của nước này sẽ gia tăng trở lại.

Giới đầu tư dự đoán, lượng dư cung dầu toàn cầu sẽ giảm trong nửa cuối năm nay còn do hoạt động khoan dầu giảm mạnh (nhất là dầu đá phiến), nhu cầu tăng và sản lượng dầu Mỹ đi xuống. Tuy nhiên, một số nhà phân tích khác vẫn cảnh báo rằng thị trường vẫn dư nguồn cung và giá dầu có thể lại giảm trong mùa hè hoặc sớm hơn. Giới thương nhân lại dự đoán dựa vào số liệu tồn kho dầu của Mỹ mới công bố vào ngày 6/5, cho thấy tốc độ dự trữ dầu thô đang giảm và gần đạt mức cao nhất.

Nhiều ngân hàng quốc tế, cũng đã nâng dự báo giá dầu trong mấy tuần qua nhằm điều chỉnh theo mức giá cao hơn dự kiến trong quý I và trước những dấu hiệu cho thấy nhu cầu dầu ngày một tăng. Giới đầu tư cũng đang theo dõi sát sao số liệu sản lượng dầu của 12 nước thành viên OPEC trong những tháng gần đây luôn cao hơn mục tiêu sản lượng 30 triệu thùng/ngày với sản lượng dầu của Arab Saudi , nước xuất khẩu lớn nhất OPEC, cũng đạt gần mức kỷ lục.

Như vậy, sau một thời gian dài giá dầu giảm kỷ lục xuồng gần 40 USD/thùng, thì giờ đây giá lại tăng lên với mức gần 70 USD/thùng. Hiện giới phân tích, các ngân hàng, nhà đầu tư… vẫn có những dự đoán khác nhau dựa trên những căn cứ dữ liệu khác nhau.

Về tổng thể giá dầu có thể có sự giao động khác nhau, nhưng theo các nhà dự báo vẫn cho rằng xu hướng tăng của giá dầu từ nay đến cuối năm là có cơ sở, vì sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế của Mỹ, châu Âu và một số nước ở châu Á có chiều hướng rõ nét hơn. Tuy nhiên, mức giá giao động từ 68 đến 75 USD/thùng là tương đối hiện thực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá xăng ở Việt Nam khá cao so với thu nhập bình quân
Giá xăng ở Việt Nam khá cao so với thu nhập bình quân

VOV.VN -Sau nhiều lần điều chỉnh tăng giá xăng, hiện giá xăng A92 tại Việt Nam là 20.436 đồng/lít. Quy đổi ra USD, mức giá này con cao hơn cả Mỹ.

Giá xăng ở Việt Nam khá cao so với thu nhập bình quân

Giá xăng ở Việt Nam khá cao so với thu nhập bình quân

VOV.VN -Sau nhiều lần điều chỉnh tăng giá xăng, hiện giá xăng A92 tại Việt Nam là 20.436 đồng/lít. Quy đổi ra USD, mức giá này con cao hơn cả Mỹ.

Giá dầu thế giới trước áp lực giảm khi cung vượt quá cầu
Giá dầu thế giới trước áp lực giảm khi cung vượt quá cầu

VOV.VN - Hiện giới đầu tư “vàng đen” đang thấp thỏm chờ đợi tín hiệu giữ nguyên hay giảm sản lượng dầu của các thành viên OPEC.

Giá dầu thế giới trước áp lực giảm khi cung vượt quá cầu

Giá dầu thế giới trước áp lực giảm khi cung vượt quá cầu

VOV.VN - Hiện giới đầu tư “vàng đen” đang thấp thỏm chờ đợi tín hiệu giữ nguyên hay giảm sản lượng dầu của các thành viên OPEC.

Thấp thỏm chờ giá xăng hạ khi giá dầu thế giới giảm sâu
Thấp thỏm chờ giá xăng hạ khi giá dầu thế giới giảm sâu

VOV.VN -Giá “vàng đen” thế giới sụt gần 3%, tuột khỏi mốc 60 USD/thùng, kéo theo kỳ vọng giảm giá xăng dầu trong nước trong lần điều chỉnh tới.

Thấp thỏm chờ giá xăng hạ khi giá dầu thế giới giảm sâu

Thấp thỏm chờ giá xăng hạ khi giá dầu thế giới giảm sâu

VOV.VN -Giá “vàng đen” thế giới sụt gần 3%, tuột khỏi mốc 60 USD/thùng, kéo theo kỳ vọng giảm giá xăng dầu trong nước trong lần điều chỉnh tới.