Giá hàng hóa toàn cầu tăng gần 50%, đè nặng lên lạm phát

VOV.VN - Giá hàng hóa toàn cầu tăng gần 50%, tốc độ nhanh nhất trong gần 3 thập kỷ qua, khiến đà phục hồi kinh tế chững lại, gây áp lực lớn lên lạm phát.

Giá cả không ngừng leo thang

Theo Nikkei Asia, giá dầu thô, kim loại, ngũ cốc và các mặt hàng giao dịch quốc tế khác đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng gần 30 năm qua, làm dấy lên lo ngại về bất ổn chính trị ở các quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

Thị trường hàng hóa đang bị ép từ hai yếu tố. Một mặt, nhu cầu đang bùng nổ khi các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19. Mặt khác, nguồn cung đủ để đáp ứng nhu cầu này đang bị cản trở bởi các yếu tố địa chính trị.

Chỉ số CRB - một thước đo tổng hợp của giá hàng hóa - đã tăng 46% vào cuối tháng 2 vừa qua, ghi nhận mức tăng lớn nhất trong một năm kể từ năm 1995.

Giá cả hàng hóa đang gia tăng trên diện rộng, đặc biệt là dầu thô và các loại nhiên liệu khác. Trong số 22 mặt hàng chính, có 9 mặt hàng tăng hơn 50%, bao gồm giá các mặt hàng quen thuộc như cà phê (tăng 91%), bông (tăng 58%), nhôm (tăng 53%)...

Đáng chú ý, giá nickel gần đây tăng do lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Nga, quốc gia xuất khẩu nickel tinh chế lớn nhất thế giới. Đà tăng ngày càng mạnh, có lúc tăng 250% trong vòng chưa đến 24 giờ, khi những bên mở vị thế bán gấp rút mua lại để bù đắp.

Nga là một trong những quốc gia xuất khẩu nickel lớn nhất thế giới, và tâm lý lo ngại về các lệnh trừng phạt hoặc những khó khăn trong công tác vận chuyển hàng hóa đã khiến cho thị trường liên tục dậy sóng. Hơn 70% nguồn cung nickel toàn cầu được sử dụng để sản xuất thép không gỉ. Đây là kim loại được sử dụng trong pin của các phương tiện chạy điện - xu hướng giao thông mới trên thị trường trong vài năm trở lại đây. 

Nga cũng cung cấp khoảng 1/3 nhu cầu khí đốt của châu Âu, và bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung nào cũng có thể tác động xấu tới nền kinh tế của châu lục này và kéo dài cuộc khủng hoảng năng lượng tới mùa đông tiếp theo.

Số liệu từ Bloomberg cho thấy, giá lúa mỳ cũng không nằm ngoài đà tăng giá hàng hoá nói chung. Mối quan hệ căng thẳng giữa Nga và Ukraine khiến cho nguồn cung mặt hàng này bị gián đoạn. Nga và Ukraine chiếm tới 25% tổng kim ngạch thương mại lúa mỳ của toàn thế giới. Giá hợp đồng lúa mỳ tương lai tại Chicago (Mỹ) tăng trần trong 6 phiên liên tiếp, 7%/phiên. Điều này nối tiếp đà tăng tới 41% chỉ tính trong tuần trước, mức tăng cao nhất được ghi nhận trong vòng 6 thập kỷ qua, khiến giá lúa mỳ đang ở mức cao nhất kể từ năm 2008.

Trong khi nhu cầu dầu thô tăng vọt, giá khí đốt tự nhiên cũng bị đẩy lên do căng thẳng gia tăng giữa Nga và Ukraine khiến nguồn cung gặp khó. Bên cạnh đó, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu lao động đã làm gia tăng áp lực lên sự cân bằng giữa cung và cầu.

Cản đà phục hồi kinh tế

Việc tăng giá hàng hóa đã gây ra hàng loạt phản ứng dây chuyền trên thị trường. Các nhà máy luyện nhôm, sử dụng lượng điện năng khổng lồ, đã buộc phải cắt giảm sản lượng do chi phí sản xuất tăng, tạo ra sự thiếu hụt kim loại. Giá khí đốt tự nhiên tăng cao đã đẩy giá thành phần chính của phân bón lên cao, kéo theo sự leo thang của giá ngũ cốc.

Các quốc gia nghèo tài nguyên bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự gia tăng giá cả nhiên liệu. Theo Mizuho Research & Technologies, chi phí nhập khẩu nguyên liệu thô của Nhật Bản trong năm tài chính hiện tại kết thúc vào tháng 3 ước tính sẽ tăng khoảng 10.000 tỷ yên (tương đương khoảng 86,7 tỷ USD).

Hiroshi Ugai, nhà kinh tế trưởng tại JPMorgan Securities Japan, cho biết: Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia nhập khẩu 70% năng lượng, đã chứng kiến ​​chỉ số giá tiêu dùng tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái. Kể từ đầu tháng 3/2022, quốc gia này đã chứng kiến làn sóng biểu tình ngày càng tăng của công nhân đòi tăng lương và người dân phản đối giá năng lượng tăng vọt.

Sự gia tăng hàng hóa cũng khiến thực phẩm trở nên đắt đỏ hơn. Tại Thái Lan, giá thịt lợn tăng khoảng 50% trong 3 tháng đến tháng 2/2022. Giá thịt lợn, loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất trong nước, đã bị đẩy lên do giá thức ăn chăn nuôi như đậu tương và ngô lên cao.

Indonesia giàu tài nguyên đã áp đặt hạn chế xuất khẩu, đầu tiên là than đá và sau đó là dầu cọ, được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm và sản phẩm tiêu dùng. Điều này đang trở thành một yếu tố gây áp lực lên giá cả hàng hóa quốc tế.

Giá hàng hóa cao đang đè nặng lên đà phục hồi kinh tế toàn cầu và khiến mục tiêu kiểm soát lạm phát tại nhiều quốc gia trở nên khó khăn hơn. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính, nếu giá năng lượng duy trì ở mức hiện tại thì tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm 0,5 điểm phần trăm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá hàng hoá toàn cầu tăng vọt do lo ngại thiếu hụt nguồn cung
Giá hàng hoá toàn cầu tăng vọt do lo ngại thiếu hụt nguồn cung

VOV.VN - Giá hàng hóa toàn cầu tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2009 trong bối cảnh Nga tấn công Ukraine, đe dọa nguồn cung cấp năng lượng, kim loại, thực phẩm vốn đã khan hiếm khi các nền kinh tế lớn phục hồi từ đại dịch Covid-19.

Giá hàng hoá toàn cầu tăng vọt do lo ngại thiếu hụt nguồn cung

Giá hàng hoá toàn cầu tăng vọt do lo ngại thiếu hụt nguồn cung

VOV.VN - Giá hàng hóa toàn cầu tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2009 trong bối cảnh Nga tấn công Ukraine, đe dọa nguồn cung cấp năng lượng, kim loại, thực phẩm vốn đã khan hiếm khi các nền kinh tế lớn phục hồi từ đại dịch Covid-19.

Lạm phát tăng vọt, Mỹ vẫn khẳng định kinh tế nước này ổn định
Lạm phát tăng vọt, Mỹ vẫn khẳng định kinh tế nước này ổn định

VOV.VN - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 1/2022 đã tăng 7,5% so với cùng kỳ và là mức cao nhất kể từ tháng 3/1982.

Lạm phát tăng vọt, Mỹ vẫn khẳng định kinh tế nước này ổn định

Lạm phát tăng vọt, Mỹ vẫn khẳng định kinh tế nước này ổn định

VOV.VN - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 1/2022 đã tăng 7,5% so với cùng kỳ và là mức cao nhất kể từ tháng 3/1982.

Thế giới đương đầu với những tác động kinh tế từ cuộc chiến ở Ukraine
Thế giới đương đầu với những tác động kinh tế từ cuộc chiến ở Ukraine

VOV.VN - Giá dầu tăng, kéo theo nhiều mặt hàng tăng giá, nhiều nước chịu thiệt hại. Đó là những tác động nhìn thấy rõ từ các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga liên quan đến tình hình Ukraine. Tuy nhiên, nhiều nước bị ảnh hưởng đã có những biện pháp khắc phục ban đầu, có tính chất tạm thời.

Thế giới đương đầu với những tác động kinh tế từ cuộc chiến ở Ukraine

Thế giới đương đầu với những tác động kinh tế từ cuộc chiến ở Ukraine

VOV.VN - Giá dầu tăng, kéo theo nhiều mặt hàng tăng giá, nhiều nước chịu thiệt hại. Đó là những tác động nhìn thấy rõ từ các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga liên quan đến tình hình Ukraine. Tuy nhiên, nhiều nước bị ảnh hưởng đã có những biện pháp khắc phục ban đầu, có tính chất tạm thời.

Nền kinh tế Trung Quốc vẫn là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới
Nền kinh tế Trung Quốc vẫn là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới

VOV.VN - Mặc dù chịu ảnh hưởng của hợp tác kinh tế và thương mại toàn cầu, nhưng Trung Quốc đã vượt qua được sức ép, kiên quyết mở rộng cửa, cam kết duy trì sự ổn định của chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nền kinh tế Trung Quốc vẫn là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới

Nền kinh tế Trung Quốc vẫn là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới

VOV.VN - Mặc dù chịu ảnh hưởng của hợp tác kinh tế và thương mại toàn cầu, nhưng Trung Quốc đã vượt qua được sức ép, kiên quyết mở rộng cửa, cam kết duy trì sự ổn định của chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022

VOV.VN - Hôm nay (11/1), Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 do đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và chuỗi cung ứng chưa hồi phục.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022

VOV.VN - Hôm nay (11/1), Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 do đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và chuỗi cung ứng chưa hồi phục.

Dự báo kinh tế thế giới 2022: Lạm phát sẽ là trở ngại chính
Dự báo kinh tế thế giới 2022: Lạm phát sẽ là trở ngại chính

VOV.VN - Tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu sẽ được nâng lên nhờ sự phục hồi từ đại dịch, mặc dù nếu lạm phát vẫn tiếp diễn sẽ có nguy cơ đẩy các nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Dự báo kinh tế thế giới 2022: Lạm phát sẽ là trở ngại chính

Dự báo kinh tế thế giới 2022: Lạm phát sẽ là trở ngại chính

VOV.VN - Tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu sẽ được nâng lên nhờ sự phục hồi từ đại dịch, mặc dù nếu lạm phát vẫn tiếp diễn sẽ có nguy cơ đẩy các nền kinh tế rơi vào suy thoái.