Giá lợn hơi đã xuống mức 75.000 đồng/kg

VOV.VN - Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và yêu cầu của Bộ NN&PTNT đối với một số doanh nghiệp chăn nuôi, giá lợn hiện đã giảm xuống mức 75.000 đồng/kg.

Sau chỉ đạo của Chính phủ và yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đối với một số doanh nghiệp “đầu tàu” về chăn nuôi, giá lợn hiện đã giảm xuống quanh mức 75.000 đồng/kg. Phóng viên VOV phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến về vấn đề này.

Sẽ tiếp tục điều chỉnh giá lợn hơi về mức 75.000 đồng/kg. (Ảnh: KT)

PV: Hưởng ứng lời kêu gọi và yêu cầu của Bộ NN&PTNT trong thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về điều hành giảm giá lợn sau khi dịch tả lợn Châu Phi xảy ra, qua thực tế kiểm tra các doanh nghiệp có thực hiện đúng theo yêu cầu không thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Trước Tết Nguyên đán, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã cùng các doanh nghiệp, đặc biệt là 17 doanh nghiệp lớn về chăn nuôi lớn đồng hành cùng với người tiêu dùng để giảm giá thịt lợn hơi ở mức phù hợp.

Đánh giá chung, các doanh nghiệp vào cuộc rất tốt cùng với Bộ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ trong thời gian gần đây để đưa giá thịt lợn về mức 70.000 – 75.000 đồng/kg là phù hợp. Đến nay, các doanh nghiệp như: CP, Green fead, Mavin, Dabaco cũng như nhiều Tập đoàn khác đưa ra mức giá lợn hơi từ 72.000 – 75.000 đồng/kg, với năng lực tái đàn như vậy, giá lợn hơi trong thời gian tới sẽ xuống ở mức 60.000 – 65.000 đồng/kg.

Đây là một trong những tín hiệu thể hiện việc khống chế tốt dịch bệnh và tổ chức tái đàn, tăng đàn trong thời gian sắp tới, làm sao để cả năm 2020 sản lượng thịt lợn đạt khoảng 4 triệu tấn, đáp ứng được nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.

PV: Để điều tiết giá lợn quy luật cung cầu của nền kinh tế thị trường, một mặt cũng thể hiện việc Chính phủ kiến tạo, trong công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ NN&PTNT mà cụ thể ở đây là việc giá lợn trên thị trường đã và đang được Bộ điều chỉnh linh hoạt như nào để đáp ứng được cả 2 tiêu chí này, thưa ông?

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Trong quyết định tái cơ cấu của Thủ tướng Chính phủ đối với nông nghiệp về nâng cao giá trị gia tăng phát triển bền vững thì việc giảm giá lợn ở mức hợp lý chính là điều kiện để phát triển bền vững.

Như Bộ đã chỉ đạo, phải tăng cường chế biến nâng cao giá trị gia tăng, nếu giá lợn cao quá mức sẽ gây mất cân đối giữa người chăn nuôi và người tiêu dùng cũng như không thể là điều kiện tốt để ngành chăn nuôi phát triển một cách nhanh và bền vững.

Chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thị trường thì không can thiệp nhưng vai trò của Nhà nước vẫn phải khẳng định và quan trọng nhất là tổ chức sản xuất tốt, nguồn cung phải dồi dào, chế biến phải sâu.

Đồng thời, đề nghị các doanh nghiệp với tinh thần yêu nước, với trách nhiệm cũng phải cùng vào cuộc với Chính phủ giảm giá lợn để đảm bảo phát triển bền vững, chia sẻ lợi ích giữa người chăn nuôi và người tiêu dùng.

PV: Được biết, ngoài việc đôn đốc sát sao công tác về điều hàng giá lợn, Bộ cũng đã hỗ trợ tích cực và hướng dẫn các địa phương cũng như doanh nghiệp tái đàn chăn nuôi, vậy kết quả này hiện nay như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Khi dịch tả lợn xảy ra ngày 1/2/2019, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kể cả Ban Bí thư cùng các Bộ, ngành, trong đó có Bộ NN&PTNT đã ban hành những cơ chế chính sách để triển khai. Chỉ đạo về mặt sản xuất đã có những hướng dẫn phù hợp với thực tiễn như: dịch tả lợn châu Phi đến tháng 12/2019 chỉ còn hơn 38.000 con phải tiêu hủy so với đỉnh điểm của dịch vào tháng 5/2019 là 1 triệu 270.000 con và đến tháng 1/2020 chỉ còn 12.000 con, dự kiến tháng 2 năm nay chỉ khoảng gần 10.000 con phải tiêu hủy. Đây là điều kiện tốt để chúng ta tập trung tái đàn và tăng đàn.

Về mặt kỹ thuật sản xuất, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị thuộc như: Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, Trung tâm  Khuyến nông Quốc gia phối hợp cùng với các doanh nghiệp để có quy trình an toàn sinh học tốt nhất và ở mức an ninh sinh học cao nhất, đây chính là điều kiện để tái đàn tốt trong thời gian tới. Hiện nay, an ninh sinh học đã và đang được phổ biến, tuyên truyền cũng như các mô hình được nhân rộng trong sản xuất. Dự báo, sắp tới tốc độ tái đàn sẽ nhanh hơn những tháng qua.

PV: Xin cảm ơn ông!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp chăn nuôi bắt đầu giảm giá thịt lợn
Doanh nghiệp chăn nuôi bắt đầu giảm giá thịt lợn

VOV.VN - C.P Group là DN đầu tiên trong số các DN chăn nuôi lớn có động thái giảm giá thịt lợn sau cuộc họp của Ban chỉ đạo điều hành giá diễn ra hôm 31/1.

Doanh nghiệp chăn nuôi bắt đầu giảm giá thịt lợn

Doanh nghiệp chăn nuôi bắt đầu giảm giá thịt lợn

VOV.VN - C.P Group là DN đầu tiên trong số các DN chăn nuôi lớn có động thái giảm giá thịt lợn sau cuộc họp của Ban chỉ đạo điều hành giá diễn ra hôm 31/1.

Kiểm soát lạm phát năm 2020, giá thịt lợn chi phối các kịch bản
Kiểm soát lạm phát năm 2020, giá thịt lợn chi phối các kịch bản

VOV.VN - Mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% sẽ gặp nhiều thách thức khi kinh tế thế giới có tác động tiêu cực, dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến khó lường.

Kiểm soát lạm phát năm 2020, giá thịt lợn chi phối các kịch bản

Kiểm soát lạm phát năm 2020, giá thịt lợn chi phối các kịch bản

VOV.VN - Mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% sẽ gặp nhiều thách thức khi kinh tế thế giới có tác động tiêu cực, dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến khó lường.

Giá thịt lợn tại Quảng Nam tăng cao bất thường ngày giáp Tết
Giá thịt lợn tại Quảng Nam tăng cao bất thường ngày giáp Tết

VOV.VN - Chưa bao giờ giá thịt lợn tại các chợ nông thôn ở tỉnh Quảng Nam tăng cao như lúc này.

Giá thịt lợn tại Quảng Nam tăng cao bất thường ngày giáp Tết

Giá thịt lợn tại Quảng Nam tăng cao bất thường ngày giáp Tết

VOV.VN - Chưa bao giờ giá thịt lợn tại các chợ nông thôn ở tỉnh Quảng Nam tăng cao như lúc này.