Giá nhà Trung Quốc tăng nhanh nhất trong 2 năm qua

VOV.VN - Giá nhà của Trung Quốc trong tháng 8 tăng nhanh nhất trong gần hai năm qua, hé lộ nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục thắt chặt thị trường nhà ở.

Theo tính toán của Bloomberg dựa trên số liệu của 70 thành phố được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 15/9, giá nhà mới trong tháng 8 đã tăng 1,49% so với tháng 7. Giá nhà tháng 8 đánh dấu mức tăng liên tiếp trong 6 tháng qua.

Một số tòa chung cư tại khu vực Taiyanggong của thành phố Bắc Kinh (Ảnh: Bloomberg)

Ông Haibin Zhu, chuyên gia kinh tế Trung Quốc của hãng dịch vụ tài chính JPMorgan Chase nhận định, Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ duy trì các biện pháp hạn chế thị trường bất động sản vì lo ngại việc nới lỏng thị trường sẽ dẫn đến một đợt tăng giá khác.

Các quan chức Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát giá nhà ở mức phải chăng và hạn chế nguy cơ mất ổn định và bong bóng thị trường, ông Zhu nói thêm.

Trả lời phỏng vấn mới đây tại Hồng Kông (Trung Quốc), ông Zhu cho rằng, Chính phủ Trung Quốc rất lo lắng về thị trường nhà ở và trong giai đoạn này sẽ không nới lỏng chính sách nhà ở vốn bị thắt chặt thời gian qua.

Theo chỉ số niềm tin thị trường của công ty tài chính ngân hàng Standard Chartered PLC, dù giá nhà ở năm nay tăng lên, nhưng các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc lại trong trạng thái bi quan nhất trong 8 năm qua, bởi các sức ép tài chính, thuế tài sản tăng cao và các biện pháp hạn chế thị trường nhà ở tại Trung Quốc.

Để tăng doanh thu bán hàng, một số công ty bất động sản đã tung ra các chương trình tặng xe sang và chiết khấu khủng cho người mua nhà.

Trong số 70 thành phố được thống kê trong tháng 8, Vô Tích có giá nhà tăng cao nhất, với mức tăng 3,4%. Tại Bắc Kinh - nơi mà công tác kiểm soát thị trường được thắt chặt hơn thì giá nhà không biến động; còn tại Thượng Hải, giá nhà tăng 0,1%.

Theo chuyên gia kinh tế Haibin Zhu, lo ngại lớn nhất của thị trường nhà ở Trung Quốc là vai trò của các thế lực định giá và bán hàng đã bị giảm sút do chính sách hạn chế thị trường “tạm thời” trước kia của Trung Quốc nay lại trở thành dài hạn.

Theo tập đoàn đầu tư CLSA của Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc áp dụng các biện pháp thắt chặt thị trường nhà ở tại 114 thành phố, bao gồm việc hạn chế mua và bán lại nhà, tăng tiền cọc và áp giá trần. CLSA cho hay, hầu hết các chính sách hạn chế này đã được áp dụng từ sau tháng 3/2017./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam sẽ tham khảo mô hình ngân hàng tiết kiệm nhà ở của Đức
Việt Nam sẽ tham khảo mô hình ngân hàng tiết kiệm nhà ở của Đức

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, Việt Nam sẽ nghiên cứu, học hỏi thêm các mô hình hiệu quả để phát triển nhà ở cho người dân.

Việt Nam sẽ tham khảo mô hình ngân hàng tiết kiệm nhà ở của Đức

Việt Nam sẽ tham khảo mô hình ngân hàng tiết kiệm nhà ở của Đức

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, Việt Nam sẽ nghiên cứu, học hỏi thêm các mô hình hiệu quả để phát triển nhà ở cho người dân.

Hết hỗ trợ, nhà ở xã hội rơi vào cảnh bi đát
Hết hỗ trợ, nhà ở xã hội rơi vào cảnh bi đát

VOV.VN - Ở các nước, nhà nước hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, còn tại Việt Nam khi hết gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, dự án nhà ở xã hội đói vốn, chậm tiến độ.

Hết hỗ trợ, nhà ở xã hội rơi vào cảnh bi đát

Hết hỗ trợ, nhà ở xã hội rơi vào cảnh bi đát

VOV.VN - Ở các nước, nhà nước hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, còn tại Việt Nam khi hết gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, dự án nhà ở xã hội đói vốn, chậm tiến độ.

Đánh thuế nhà ở trên 700 triệu đồng: Định mức quá áp đặt, lỗi thời
Đánh thuế nhà ở trên 700 triệu đồng: Định mức quá áp đặt, lỗi thời

VOV.VN - Nhiều chuyên gia cho rằng, cần cân nhắc thận trọng với thuế tài sản, đặc biệt là về mức thuế suất và ngưỡng chịu thuế.

Đánh thuế nhà ở trên 700 triệu đồng: Định mức quá áp đặt, lỗi thời

Đánh thuế nhà ở trên 700 triệu đồng: Định mức quá áp đặt, lỗi thời

VOV.VN - Nhiều chuyên gia cho rằng, cần cân nhắc thận trọng với thuế tài sản, đặc biệt là về mức thuế suất và ngưỡng chịu thuế.