Cựu sinh viên Úc người Nùng mang sinh kế đến đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Sinh ra và lớn lên tại huyện miền núi Võ Nhai (Thái Nguyên), chị Lý Thị Thùy Dương luôn đau đáu với câu hỏi làm sao để tận dụng tối đa tiềm năng của vùng đất này nhằm đem lại sinh kế cho người dân, nhất là người dân tộc thiểu số. 

Tận dụng tối đa tiềm năng của vùng đất nhằm khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch cũng nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch (Dự án 6), đòi hỏi đẩy mạnh việc hỗ trợ người dân địa phương đã được tiếp cận và dần biết cách ứng dụng công nghệ số để quảng bá và quản lý kinh doanh, các sản phẩm du lịch được thiết kế phù hợp hơn với nhu cầu của khách du lịch.

Chị Lý Thị Thùy Dương, người dân tộc Nùng (Võ Nhai, Thái Nguyên), cựu sinh viên Đại học Melbourne nhận thấy du lịch cộng đồng là một cơ hội sinh kế mới nổi ở nơi có nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn độc đáo cùng sự đa dạng về văn hóa. Từ trăn trở này, chị Lý Thị Thùy Dương đã cùng cộng sự thực hiện dự án “Đẩy mạnh phát triển bền vững du lịch cộng đồng ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”, thông qua việc tận dụng công nghệ số để quảng bá và thiết kế các tour du lịch sáng tạo. 

“Sau khi tốt nghiệp đại học tại Việt Nam, tôi nhận thấy giáo dục là khía cạnh góp phần tạo nên thay đổi lớn trong cuộc sống. Đặc biệt, tôi tin bản thân có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội nếu được trải nghiệm và học hỏi từ các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Đó là điểm khởi đầu cho 2 cuộc hành trình tại Australia. Đầu tiên là học bổng thạc sĩ chuyên ngành Nghiên cứu Phát triển tại Đại học Melbourne năm 2012. Tiếp đến là khóa học “Hành trình hỗ trợ phụ nữ trong vai trò lãnh đạo” tại Việt Nam và Australia năm 2018", chị Dương chia sẻ.

Chị Lý Thùy Dương cho biết, ngay cả khi tìm hiểu từ trước, việc đặt chân đến một đất nước xa lạ, tiếp xúc và tham gia vào cuộc sống của người dân tại đó vẫn mang đến trải nghiệm vô cùng đặc biệt. Tại Australia, kể cả khi tập trung phát triển kinh tế, tất cả chính sách về môi trường, xã hội, văn hóa, con người... vẫn được đặt lên hàng đầu. Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, sẽ thật tốt nếu có thể hài hòa giữa lợi ích kinh tế và đảm bảo đời sống người dân cũng như bảo tồn giá trị văn hóa.

Sinh ra và lớn lên tại Võ Nhai, là người dân tộc Nùng, chị Dương hiểu rõ những khó khăn của người dân miền núi, đặc biệt là cộng đồng dân tộc thiểu số chiếm đến 70% dân số trong toàn huyện. Nỗi đau đáu làm sao để giúp đỡ bà con càng lớn hơn khi chị trở về Việt Nam sau khoảng thời gian sinh sống, học tập và làm việc tại Úc.

Tại Úc, chị Dương được gặp gỡ, giao lưu với người dân bản địa, từ đó hiểu cách họ thu hút khách du lịch và vận hành các hoạt động du lịch cộng đồng bền vững. Quyết tâm “làm nên điều vĩ đại từ những thứ nhỏ nhất”, năm 2022, chị cùng các đồng sự đăng ký và được phê duyệt gói tài trợ từ Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên Australia thông qua Chương trình Phát triển nguồn nhân lực Australia-Việt Nam (Aus4Skills) để tiến hành nghiên cứu, đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Võ Nhai. Đây là chương trình hợp tác kéo dài 10 năm giữa Việt Nam và Australia, trị giá 86,4 triệu USD Australia, nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển nguồn năng lực, nắm bắt các cơ hội kinh tế, đạt được sự phát triển lâu dài và phục hồi sau đại dịch Covid-19. 

Theo chị Lý Thị Thùy Dương, Võ Nhai được thiên nhiên ưu ái với núi non hùng vĩ và thác nước thơ mộng. Tính đến giữa năm 2019, du lịch vẫn là một trong những ngành kinh tế đặc thù của địa phương này. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát khiến mọi thứ chững lại. Việc thiếu kiến thức và kỹ năng về công nghệ cũng khiến huyện gặp khó trong quá trình thích nghi để tạo sức bật mới cho du lịch cộng đồng.

Trong bối cảnh đó, nhóm chị Dương đã tiến hành triển khai loạt hoạt động từ tháng 6/2022. Đầu tiên là tổ chức các buổi hội thảo kết nối chính quyền địa phương với Nhà nước, chuyên gia Việt Nam và quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch cộng đồng, thông qua nhiều ví dụ cụ thể về những mô hình thành công. Sau đó, tiếp đến là thành lập một website để người dân địa phương dễ dàng giao tiếp với các bên liên quan nhằm mở rộng lượng khách.

Chị Dương cho biết: “Nhiều người nghĩ phát triển du lịch cộng đồng chỉ là hoạt động bổ sung, giúp gia tăng một phần thu nhập chứ chưa đẩy mạnh một cách nghiêm túc, bài bản. Chúng tôi trao đổi với họ về các kỹ năng cộng nghệ, từ những thứ đơn giản nhất để dễ dàng nắm bắt và hiện thực hóa. Đó là cách sử dụng Facebook, vận hành fanpage hiệu quả, hợp tác KOL, chụp ảnh, sản xuất video đơn giản... Ngoài ra, còn tổ chức các có cả những chuyến đi đến các làng dân tộc thiểu số khác để bà con họ tìm hiểu về cách làm du lịch cộng đồng tại nhiều địa phương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đắk Lắk đồng hành, hỗ trợ và phát triển sinh viên dân tộc thiểu số
Đắk Lắk đồng hành, hỗ trợ và phát triển sinh viên dân tộc thiểu số

VOV.VN - Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 2, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Mục tiêu Đại hội đề ra trong 5 năm tới là nâng cao năng lực tiếng Anh và kỹ năng hội nhập quốc tế cho sinh viên; Đồng hành, hỗ trợ và phát triển sinh viên dân tộc thiểu số tại địa phương.

Đắk Lắk đồng hành, hỗ trợ và phát triển sinh viên dân tộc thiểu số

Đắk Lắk đồng hành, hỗ trợ và phát triển sinh viên dân tộc thiểu số

VOV.VN - Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 2, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Mục tiêu Đại hội đề ra trong 5 năm tới là nâng cao năng lực tiếng Anh và kỹ năng hội nhập quốc tế cho sinh viên; Đồng hành, hỗ trợ và phát triển sinh viên dân tộc thiểu số tại địa phương.

Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số bước vào giai đoạn nước rút
Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số bước vào giai đoạn nước rút

VOV.VN - Với kinh phí ít nhất 75.000 tỉ đồng, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có nhiều điểm đột phá, cách làm mới so với các giai đoạn trước. Tuy nhiên, theo đánh giá, kết quả này là chưa bền vững.

Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số bước vào giai đoạn nước rút

Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số bước vào giai đoạn nước rút

VOV.VN - Với kinh phí ít nhất 75.000 tỉ đồng, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có nhiều điểm đột phá, cách làm mới so với các giai đoạn trước. Tuy nhiên, theo đánh giá, kết quả này là chưa bền vững.

Tích cực chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum
Tích cực chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum

VOV.VN - Trong những năm gần đây tại tỉnh Kon Tum, với sự phát triển của y tế công lập và y tế tế tư nhân, người dân tộc thiểu số, vốn chiếm tới trên 54% dân số của tỉnh được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Tích cực chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum

Tích cực chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum

VOV.VN - Trong những năm gần đây tại tỉnh Kon Tum, với sự phát triển của y tế công lập và y tế tế tư nhân, người dân tộc thiểu số, vốn chiếm tới trên 54% dân số của tỉnh được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật
Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật

VOV.VN - uy cơ sở vật chất còn khó khăn, nhưng các y bác sỹ trong màu áo lính đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, góp phần thắt chặt hơn nữa tình quân dân nơi biên giới vùng sâu Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật

Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật

VOV.VN - uy cơ sở vật chất còn khó khăn, nhưng các y bác sỹ trong màu áo lính đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, góp phần thắt chặt hơn nữa tình quân dân nơi biên giới vùng sâu Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Nữ cán bộ dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng có nhiều đóng góp vì buôn làng
Nữ cán bộ dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng có nhiều đóng góp vì buôn làng

VOV.VN - Là Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Liêng S’rônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, bà K’Nga không chỉ nhiệt tình công tác, cùng các đồng chí của mình thực hiện chức năng giám sát, tổ chức tiếp xúc cử tri, lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

Nữ cán bộ dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng có nhiều đóng góp vì buôn làng

Nữ cán bộ dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng có nhiều đóng góp vì buôn làng

VOV.VN - Là Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Liêng S’rônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, bà K’Nga không chỉ nhiệt tình công tác, cùng các đồng chí của mình thực hiện chức năng giám sát, tổ chức tiếp xúc cử tri, lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.