Giá xăng dầu trong nước được dự báo tiếp tục tăng từ ngày 1/11

VOV.VN - Mặt hàng xăng có thể được điều chỉnh tăng từ 200 - 500 đồng/lít tùy loại; giá các mặt hàng dầu cũng tăng từ 250 – 350 đồng/lít/kg nếu không có can thiệp sâu từ Quỹ BOG.

Theo lịch của cơ quan điều hành, ngày mai (1/11), Liên Bộ Công Thương - Tài chính tiếp tục điều chỉnh giá bán lẻ xăng, dầu trong nước. Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, giá xăng bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 27/10 có xu hướng giảm so với ngày kỳ điều hành gần nhất. Tuy nhiên, mặt hàng dầu lại tăng từ 3-5 USD/thùng, riêng mặt hàng dầu mazut tăng gần 20 USD/thùng so với kỳ điều hành trước.

Cụ thể, xăng RON92 là 91,40 USD/thùng; xăng RON95 là 96,01 USD/thùng; dầu hỏa 124,99 USD/thùng; dầu diezel 135,38 USD/thùng; dầu mazut 403,07 USD/tấn. Trong khi đó, sáng 31/10 (theo giờ Việt Nam), giá dầu Brent giao tháng 12 tăng 0,49 USD, tương đương 0,51%, lên mức 96,26 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 0,45 USD, tương đương 0,51%, lên mức 88,35 USD/thùng.

Với diễn biến tăng giá xăng dầu thế giới cũng như tại thị trường nhập khẩu, một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối nhận định, nhiều khả năng giá xăng dầu trong nước sẽ được điều chỉnh tăng nhẹ trong kì điều hành ngày 1/11. Mức tăng sẽ phụ thuộc vào mức trích lập và chi Quỹ BOG, nhưng dự báo giá xăng có thể tăng từ 200 – 500 đồng/lít; giá các loại dầu cũng có thể tăng từ 250 – 350 đồng/lít.

Nếu nhận định trên chính xác, giá xăng dầu trong nước sẽ có 3 kỳ tăng giá liên tiếp tính từ sau ngày 3/10. Trước đó, tại kỳ điều hành gần nhất (ngày 21/10), cơ quan điều hành quyết định tăng giá xăng E5RON92 thêm 200 đồng/lít lên mức 21.490 đồng/lít. Giá xăng RON95 tăng 340 đồng/lít lên mức 22.340 đồng/lít. Giá dầu diesel tăng 600 đồng/lít và giá bán mới là 24.780 đồng/lít. Giá dầu hỏa tăng thêm 840 đồng/lít lên 23.6600 đồng/lít nhưng riêng dầu mazut giảm 200 đồng/kg xuống còn 13.890 đồng/kg.

Tại kỳ điều hành này, liên Bộ quyết định trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5RON92 ở mức 200 đồng/lít; xăng RON95 ở mức 400 đồng/lít, dầu diesel ở mức 0 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 0 đồng/lít và dầu mazut ở mức 708 đồng/kg và không thực hiện chi Quỹ BOG đối với các loại xăng dầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng loạt nguyên nhân khiến thị trường bán lẻ xăng dầu "náo loạn"
Hàng loạt nguyên nhân khiến thị trường bán lẻ xăng dầu "náo loạn"

VOV.VN - Nguyên nhân chính khiến nhiều cây xăng phải tạm đóng cửa hoặc bán cầm chừng là do nguồn cung không ổn định, giá cả biến động lớn, tỷ giá tăng, tín dụng bị thắt chặt...

Hàng loạt nguyên nhân khiến thị trường bán lẻ xăng dầu "náo loạn"

Hàng loạt nguyên nhân khiến thị trường bán lẻ xăng dầu "náo loạn"

VOV.VN - Nguyên nhân chính khiến nhiều cây xăng phải tạm đóng cửa hoặc bán cầm chừng là do nguồn cung không ổn định, giá cả biến động lớn, tỷ giá tăng, tín dụng bị thắt chặt...

Giao toàn diện quản lý xăng dầu cho Bộ Công Thương là phù hợp?
Giao toàn diện quản lý xăng dầu cho Bộ Công Thương là phù hợp?

VOV.VN - PV VOV đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Tiến Thoả - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) về vấn đề Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc sẽ đề nghị Chính phủ giao Bộ Công Thương quyết định các vấn đề về xăng dầu.

Giao toàn diện quản lý xăng dầu cho Bộ Công Thương là phù hợp?

Giao toàn diện quản lý xăng dầu cho Bộ Công Thương là phù hợp?

VOV.VN - PV VOV đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Tiến Thoả - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) về vấn đề Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc sẽ đề nghị Chính phủ giao Bộ Công Thương quyết định các vấn đề về xăng dầu.

“Doanh nghiệp xăng dầu chưa tự cứu được mình thì lấy đâu ra chiết khấu”
“Doanh nghiệp xăng dầu chưa tự cứu được mình thì lấy đâu ra chiết khấu”

VOV.VN - “Doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối không tự cứu được mình để làm ăn có lãi thì cũng không thể lấy đâu ra chiết khấu cho đại lý và cửa hàng bán lẻ, nên tạo ra sự đứt gãy nhất thời, cục bộ”.

“Doanh nghiệp xăng dầu chưa tự cứu được mình thì lấy đâu ra chiết khấu”

“Doanh nghiệp xăng dầu chưa tự cứu được mình thì lấy đâu ra chiết khấu”

VOV.VN - “Doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối không tự cứu được mình để làm ăn có lãi thì cũng không thể lấy đâu ra chiết khấu cho đại lý và cửa hàng bán lẻ, nên tạo ra sự đứt gãy nhất thời, cục bộ”.