Gốm Chu Đậu hồi sinh mạnh mẽ

VOV.VN - Từng là dòng gốm có vị thế quan trọng trên thương trường Đông Á, gốm Chu Đậu hiện đang hồi sinh mạnh mẽ sau hàng trăm năm tưởng như thất truyền.

Thôn Chu Đậu (xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) là cái nôi của một dòng gốm từng phát triển rực rỡ trong quá khứ, là mặt hàng được ưa chuộng tại Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á thế kỷ XIV – XVII.
Gốm Chu Đậu nổi tiếng vì “mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông”. Từ dáng vẻ, chất men, họa tiết, hoa văn trang trí… đều thuần Việt và đạt đến đỉnh cao về kỹ thuật thời bấy giờ.
Những thăng trầm lịch sử đã khiến gốm Chu Đậu chìm trong quên lãng hàng trăm năm và tưởng như đã thất truyền.
Phải đến năm 2003, bằng nỗ lực chung tay của nhiều nhà khoa học, chính quyền và doanh nghiệp, lô gốm đầu tiên được ra lò, đánh dấu sự trở lại của dòng gốm “vang bóng một thời”.
Nguyên liệu gốm là đất sét trắng lấy từ Chí Linh, nơi dòng Lục Đầu Giang. Trải qua quá trình lọc, lắng, ủ  sét... công phu, hồ gốm được cho vào khuôn, tạo hình bằng bàn xoay, chuốt dáng khéo léo để tạo nên sản phẩm.
Tiêu biểu nhất cho gốm Chu Đậu cổ là bình Hoa Lam và bình Tỳ Bà, được gọi là bình cha, bình mẹ, tượng trưng cho âm dương giao hòa.
Bằng các hình thức vẽ, khắc, họa với phong cách tinh tế, phóng khoáng, tinh xảo, người thợ gốm tái hiện hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống bình dị của người Việt.
Mái nhà tranh, mục đồng chăn trâu, chim đậu trên cành, cá bơi dưới nước, đàn thiên nga, hoa cúc, hoa sen đua nở,… Đây chính là nét đặc biệt khiến gốm Chu Đậu không thể hòa lẫn.
Bên cạnh những hoa văn cổ, gốm Chu Đậu giờ đây cũng có nhiều hình ảnh mới lạ như các thắng cảnh các vùng miền theo lối tả thực, kết hợp truyền thống và hiện đại.
Không chỉ độc đáo ở xương gốm, gốm Chu Đậu còn khác biệt nhờ phương pháp vẽ dưới men, hoa văn có màu nâu đất vẽ trên gốm thô màu trắng đục.
Sau khi được phủ men, sản phẩm sẽ lột xác hoàn toàn. Gốm Chu Đậu có lớp men đa dạng như men ngọc, men lam, men lục, men tam thái,…
Ấn tượng nhất là men rạn, sau khi nung bằng nhiệt độ cao tạo nên các vết rạn như đường chỉ chạy trong lớp men.
Gốm được nung trong lò gas hiện đại để tăng chất lượng sản phẩm.
Với dòng cao cấp, ở khâu cuối cùng, các sản phẩm được vẽ thêm hoa văn bằng vàng hóa lỏng, đưa giá thành lên tới hàng chục triệu đồng.
Ngoài dòng sản phẩm gốm mỹ nghệ trang trí (các loại bình), tâm linh (chân đèn, lư hương...), dòng sản phẩm gia dụng (bát, chén, đĩa..) cũng đưa gốm Chu Đậu gần gũi hơn với người tiêu dùng thông thường.
Hiện nay, gốm Chu Đậu đã xuất khẩu sang 20 quốc gia, được trưng bày tại 46 bảo tàng danh tiếng của 32 nước trên thế giới, mang lại cơ hội phát triển kinh tế, du lịch cho người dân địa phương./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chiếc bình gốm cổ Chu Đậu- báu vật tại bảo tàng Thổ Nhĩ Kỳ
Chiếc bình gốm cổ Chu Đậu- báu vật tại bảo tàng Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Bảo tàng Cung điện Tokapi (Thổ Nhĩ Kỳ) là nơi đang lưu giữ một bình gốm cổ Chu Đậu - Hải Dương

Chiếc bình gốm cổ Chu Đậu- báu vật tại bảo tàng Thổ Nhĩ Kỳ

Chiếc bình gốm cổ Chu Đậu- báu vật tại bảo tàng Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Bảo tàng Cung điện Tokapi (Thổ Nhĩ Kỳ) là nơi đang lưu giữ một bình gốm cổ Chu Đậu - Hải Dương

Thủ tướng thăm làng nghề gốm Chu Đậu
Thủ tướng thăm làng nghề gốm Chu Đậu

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm làng nghề truyền thống, tham quan khu trưng bày sản phẩm của Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu.  

Thủ tướng thăm làng nghề gốm Chu Đậu

Thủ tướng thăm làng nghề gốm Chu Đậu

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm làng nghề truyền thống, tham quan khu trưng bày sản phẩm của Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu.